Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề kiểm tra giữa kì 2 Toán 8 trường THCS Đông Thới

066ffee2cef06a0a885049c7ef683e5d
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 17 tháng 9 2021 lúc 12:39:06 | Được cập nhật: 11 tháng 5 lúc 19:18:42 | IP: 14.243.135.15 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 268 | Lượt Download: 11 | File size: 0.145009 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Tuần: 26 - Tiết PPCT: Đại số tiết 51 - Hình học tiết 51

KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

(Đại số và Hình học)

I. Mục tiêu:

1, Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

- Kiến thức: Nhớ lại và vận dụng có hệ thống các kiến thức đã học

- Kĩ năng:

+ Rèn kỹ năng giải bài tập trong chương.

+ Nâng cao khả năng vận dụng kiến thức đã học.

- Thái độ: Nghiêm túc khi làm bài kiểm tra và luyện tập tính cẩn thận khi tính toán và trình bày .

2, Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:

Năng lực tự học, Năng lực tính toán, Năng lực hợp tác.

II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học:

1, Giáo viên: Đề kiểm tra

2, Học sinh: Chuẩn bị kiếm thức cũ.

III. Ma trận - đề - đáp án:

MA TRẬN

Cấp độ

Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
  1. Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải

Nhận biết được phương trình bậc nhất 1 ẩn Vận dụng được cách giải phương trình dạng ax + b = 0 để giải bài tập.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Câu 1

0.25đ

2.5%

Bài 1abd

1.75đ

17.5%

4 câu

2.0đ

20%

  1. Tập nghiệm của phượng trình bậc nhất

Hiểu được một số là nghiệm của phương trình khi thỏa mãn VT=VP.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Câu 2,3,4,5

1.0đ

10%

4 câu

1.0đ

10%

  1. Phương trình tích

Giải được bài tập đơn giản phương trình dạng phương trình tích

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Câu 13

0.25đ

2.5%

Bài 1c

0.75đ

7.5%

2 câu

1.0đ

10%

  1. Phương trình chứa ẩn ở mẫu

Tìm được ĐKXĐ của phương trình chứa ẩn ở mẫu Vận dụng được cách giải phương trình chưa ẩn ở mẫu

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Câu 6;7

0.5đ

5%

Bài 1e

1.0đ

10%

3 câu

1.5đ

15%

  1. Định lí Ta - lét và hệ quả của định lí Ta - lét

Nhận biết đoạn thẳng tỉ lệ Hiểu được định lí Ta-lét và hệ quả của định lí Ta-lét

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Câu 8;12

0.5đ

5%

Câu 10;11

0.5đ

5%

4 câu

1.0đ

10%

  1. Tính chất đường phân giác của tam giác

Hiểu được tính chất đường phân giác của tam giác

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Câu 9;15

0.5đ

5%

2 câu

0.5đ

5%

  1. Các trường hợp đồng dạng của tam giác

Biết được tỉ số đồng dạng của hai tam giáctừ đó liên hệ đến tỉ số chu vi, đường cao,... Vận dụng được các trường hợp đồng dạng của tam giác vào giải bài tập Vận dụng được các trường hợp đồng dạng của tam giác vào giải bài tập

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Câu 14;16

0.5đ

5%

Bài 2a

0.75đ

7.5%

Bai 2b

1.75đ

17.5%

4 câu

3.0đ

30%

TS câu

TS điểm

Tỉ lệ %

5 câu

1.25đ

12.5%

10 câu

2.5đ

25%

1 câu

0.25đ

2.5%

5 câu

3.25đ

32.5%

2 câu

2.75đ

27.5%

23 câu

10đ

100%

TRƯỜNG THCS ĐÔNG THỚI KIỂM TRA GIỮA KỲ II

LỚP: 8 MÔN: TOÁN

HỌ VÀ TÊN:................................................................................... THỜI GIAN: 90 PHÚT

ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN

ĐỀ 1

I/ TRẮC NGHIỆM (4 ĐIỂM): Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

Câu 1: Phương trình nào sau đây là phương trình bậc nhất một ẩn?

A/ 3x2 + 2x = 0 B/ 5x - 2y = 0 C/ x + 1 = 0 D/ x2 = 0

Câu 2: x = 1 là nghiệm của phương trình nào trong các phương trình dưới đây?

A/ 2x - 3 = x + 2 B/ x - 4 = 2x + 2 C/ 3x + 2 = 4 - x D/ 5x - 2 = 2x + 1

Câu 3: Trong các số 1; 2; -2 và -3 thì số nào là nghiệm của phương trình x + 1 = 2x + 3 ?

A/ x = 1 B/ x = - 2 C/ x = 2 D/ x = -3

Câu 4: Tập nghiệm của phương trình 2x - 6 = 0 là?

A/ S = {3} B/ S = {-3} C/ S = {4} D/ S = {-4}

Câu 5: Phương trình vô nghiệm có tập nghiệm là?

A/ S = 0 B/ S = {0} C/ S = φ D/ S = {φ}

Câu 6: Điều kiện xác định của phương trình \(\frac{2}{x\ + 2} = \frac{x}{2x - 3}\) là?

A/ x ≠ 2 và \(x \neq \frac{3}{2}\) B/ x ≠ -2 và \(x \neq \frac{3}{2}\) C/ x ≠ -2 và x ≠ 3 D/ x ≠ 2 và \(x \neq \frac{- 3}{2}\)

Câu 7: Với x ≠ 1 và x ≠ -1 là điều kiện xác định của phương trình nào?

A/ \(\frac{1}{1 - x} = \frac{- 1}{1 + x}\) B/ \(\frac{x + 1}{x} = \frac{1}{x - 1}\) C/ \(\frac{1}{x} = \frac{x + 1}{x - 1}\) D/ \(x - 1 = \frac{2}{x + 1}\)

Câu 8: Cho AB = 3m, CD = 40cm. Tỉ số của hai đoạn thẳng AB và CD bằng?

A/ \(\frac{3}{40}\) B/ \(\frac{40}{3}\) C/ \(\frac{2}{15}\) D/ \(\frac{15}{2}\)

Câu 9: Trong hình 1, biết , theo tính chất đường phân giác của tam giác thì tỉ lệ thức nào sau đây là đúng?

A/ B/

C/ D/ (Hình 1)

Câu 10: Trong hình 2, biết EF // BC, theo định lí Ta - lét thì tỉ lệ thức nào sau đây là đúng?

A/ \(\frac{\text{AE}}{\text{EC}} = \frac{\text{AF}}{\text{FB}}\) B/ \(\frac{\text{BC}}{\text{EF}} = \frac{\text{AC}}{\text{AB}}\)

C/ \(\frac{\text{AF}}{\text{AE}} = \frac{\text{EF}}{\text{BC}}\) D/ \(\frac{\text{AF}}{\text{AB}} = \frac{\text{EF}}{\text{BC}}\)

Câu 11: Trong hình 3, biết NK // PQ , theo hệ quả của định lí Ta - lét thì tỉ lệ thức nào sau đây là đúng?

A/ \(\frac{\text{NK}}{\text{PQ}} = \frac{\text{MN}}{\text{NP}}\) B/ \(\frac{\text{KQ}}{\text{MK}} = \frac{\text{NP}}{\text{MN}}\)

C/ \(\frac{\text{MP}}{\text{MN}} = \frac{\text{MQ}}{\text{MK}}\) D/ \(\frac{\text{PQ}}{\text{NK}} = \frac{\text{MQ}}{\text{MK}}\)

Câu 12: Biết \(\frac{\text{AB}}{\text{CD}} = \frac{2}{5}\) và CD =10cm. Vậy độ dài đoạn thẳng AB là?

A/ 4cm B/ 50cm C/ 25cm D/ 20cm

Câu 13: Phương trình (x - 1)(x + 2) = 0 có tập nghiệm là?

A/ S = {1; -2} B/ S = {-1; 2} C/ S = {1; 2} D/ S = {-1; -2}

Câu 14: Nếu tam giác ABC đồng dạng với tam giác DEF theo tỉ số đồng dạng là \(k = \frac{2}{5}\) thì tam giác DEF đồng dạng với tam giác ABC theo tỉ số đồng dạng là?

A/ k = 2 B/ k = 5 C/ \(k = \frac{2}{5}\) D/ \(k = \frac{5}{2}\)

Câu 15: AD là đường phân giác của góc A trong hình nào dưới đây?

A/ Hình a B/ Hình b

C/ Hình c D/ Hình d

Câu 16: Cho tam giác ABC đồng dạng tam giác DEF theo tỉ số đồng dạng \(k = \frac{4}{3}\) . Vậy tỉ số chu vi của hai tam giác đó bằng?

A/ 4 B/ 3 C/ \(\frac{4}{3}\) D/ \(\frac{3}{4}\)

II - TỰ LUẬN (6 ĐIỂM)

Bài 1: (3,5đ) Giải các phương trình sau:

a/ 3x + 12 = 0 b/ 5 + 2x = x - 5 c/ 2x(x - 2) + 5(x - 2) = 0

d/ \(\frac{3x - 4}{2} = \frac{4x + 1}{3}\) e/ \(\frac{2x}{x - 1} - \frac{x}{x + 1} = 1\)

Bài 2: (2.5đ)

Cho tam giác ABC vuông tại A vẽ đường cao AH, AB = 6 cm, AC = 8cm

a/ Chứng minh ∆HBA đồng dạng ∆ABC. b/ Tính BC, AH, BH

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

I/ TRẮC NGHIỆM (4 ĐIỂM): Mỗi câu đúng được 0.25 điểm

CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
ĐÁP ÁN C D B A C B B D C A D A A D B C

II/ TỰ LUẬN (6 ĐIỂM)

Bài Bài giải Điểm
Bài 1a

3x + 12 = 0

⇔ x = -12 : 3

⇔ x = - 4

Vậy S = {-4}

0.25đ
Bài 1b

5 + 2x = x - 5

⇔ 2x - x = - 5 - 5

⇔ x = - 10

Vậy S = {-10}

0.25đ

0.25đ

Bài 1c

2x(x - 2) + 5(x - 2) = 0

⇔ (x - 2)(2x + 5) = 0

⇔ x - 2 = 0 hoặc 2x + 5 = 0

⇔ x = 2 hoặc x = \(\frac{- 5}{2}\)

Vậy S = {2; \(\frac{- 5}{2}\) }

0.25đ

0.25đ

0.25đ

Bài 1d

\(\text{\ \ \ \ }\frac{3x - 4}{2} = \frac{4x + 1}{3}\)

⇔ 3(3x - 4) = 2(4x + 1)

⇔ 9x - 12 = 8x + 2

⇔ 9x - 8x = 2 + 12

⇔ x = 14

Vậy S = {14}

0.25đ

0.25đ

0.25đ

0.25đ

Bài 1e

\(\frac{2x}{x - 1} - \frac{x}{x + 1} = 1\) (1)

ĐKXĐ: x ≠ 1; x ≠ -1

  1. ⇔ 2x(x + 1) - x(x - 1) = (x - 1)(x + 1)

    ⇔ 2x2 +2x - x2 + x = x2 - 1

    ⇔ 3x = - 1

    ⇔ x = \(\frac{- 1}{3}\) (Thỏa mãn ĐKXĐ)

    Vậy S ={\(\frac{- 1}{3}\)}

0.25đ

0.25đ

0.25đ

0.25đ

Bài 2

GT ∆ABC vuông tại A, đường cao AH (AH ⊥ BC),

AB = 6cm; AC = 8cm.

KL a/ Chứng minh ∆HBA đồng dạng ∆ABC. b/ Tính BC, AH, BH

Ghi GT, KL và vẽ hình đúng được 0.25đ

2a

2b

a/ Chứng minh ∆HBA đồng dạng ∆ABC.

Xét ∆HBA và ∆ABC, có:

\(\ \widehat{B}\) chung

\(\widehat{\text{BHA}} = \widehat{\text{BAC}}\ ( = 90\)0)

Vậy ∆HBA ∆ABC (g.g)

b/ Áp dụng định lí Py-ta-go cho tam giác ABC vuông tại A, ta có:

BC2 = AB2 + AC2

⇒ BC = \(\sqrt{\text{AB}^{2} + \text{AC}^{2}}\) = \(\sqrt{6^{2} + 8^{2}} = \sqrt{100} = 10(cm)\)

Vì ∆HBA ∆ABC (cmt), nên:

\(\frac{\text{HB}}{\text{AB}} = \frac{\text{BA}}{\text{BC}} = \frac{\text{HA}}{\text{AC}}\)

hay \(\frac{\text{HB}}{6} = \frac{6}{10} = \frac{\text{HA}}{8}\)

\(\left\{ \begin{matrix} \frac{\text{HB}}{6} = \frac{6}{10} \\ \frac{6}{10} = \frac{\text{HA}}{8} \\ \end{matrix} \right.\ \)

\(\left\{ \begin{matrix} HB\ = \ 6\ .\ 6\ :\ 10\ = \ 3,6\ (cm) \\ HA\ = \ 6\ .\ 8\ :\ 10\ = \ 4,8\ (cm) \\ \end{matrix} \right.\ \)

Mà HC = BC - HB = 10 - 3,6 = 6,4 (cm)

Vậy HB = 3,6cm; HA = 4,8cm; HC = 6,4cm

0.25đ

0.25đ

0.25đ

0.25đ

0.25đ

0.25đ

0.5đ

0.25đ