Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đáp án đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải đồng bằng Bắc Bộ Sinh 10 năm học 2018-2019 (Chuyên Hùng Vương - Phú Thọ, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 17:50:32 | Được cập nhật: 37 phút trước Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 3397 | Lượt Download: 147 | File size: 0.227778 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT PHÚ THỌ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
HÙNG VƯƠNG

Câu
1

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
VÙNG DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM HỌC 2018 - 2019
Môn: Sinh học lớp 10
(Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề.
Hướng dẫn chấm có 08 trang)

Nội dung
a. Để xác định mức độ phân nhánh (liên kết α-1,6-glycoside) trong amilopectin
người ta tiến hành như sau:
- Mẫu amilopectin được xử lí methyl hóa toàn bộ với một chất methyl hóa (methyl
iodine) thế nhóm H trong OH bằng gốc CH3, chuyển sang –OCH 3. Sau đó, tất cả
các liên kết glycoside trong mẫu được thủy phân trong dung dịch acid.
- Dựa vào lượng 2,3-di-O-methylglucose người ta xác định được số điểm phân
nhánh trong amilopectin. Giải thích cơ sở của quy trình này?
H
OH

CH2OH
O
OCH3 H

Điểm

H

OH
OCH3

H

2,3-di-O-methylglucose

2

Hướng dẫn chấm:
- Amilopectin có cấu trúc phân nhánh, tại điểm phân nhánh có mặt liên kết α-1,6glycoside. Có nghĩa là amilopectin có cả cấu trúc mạch thẳng với liên kết α-1,4glycoside và cấu trúc mạch nhánh với liên kết α-1,6-glycoside.
- Khả năng methyl hóa chỉ thực hiện được ở vị trí nhóm OH tự do => khi thủy
phân liên kết glycoside bởi dung dịch acid tạo được 2 sản phẩm 2,3-di-Omethylglucose (glucose tham gia vào liên kết tại vị trí C số 1, 4 và 6) và 2,3,6-triO- methylglucose (glucose tham gia vào liên kết tại vị trí C số 1, 4).
=> từ hàm lượng 2,3-di-O-methylglucose xác định được mức độ phân nhánh trong
amilopectin.
b. Tại sao phần lớn thuốc chữa bệnh được sản xuất dưới dạng muối?
Hướng dẫn chấm:
Môi trường tác động đến độ bền của các liên kết ion:
- Ở tinh thể muối khô, liên kết hình thành trong phân tử muối là liên kết ion =>
thuốc bền vững, không bị phân hủy.
- Khi hòa vào nước, các liên kết ion yếu đi nhiều vì mỗi ion bị chia sẻ một phần
bởi các mối tương tác của nó với phân tử nước => thuốc tan ra, cơ thể dễ hấp thụ.
Nấm men là một sinh vật lý tưởng để nghiên cứu các quá trình của tế bào như
phát triển và di truyền. Nó có thể sinh trưởng cả trên nguồn carbon, có thể lên
men kể cả không phải nguồn carbon lên men. Với tính chất này, người ta có thể
tách và phân tích các đột biến nấm men khác nhau gắn với chức năng nhất định
của các bào quan trong tế bào.
a. Khi đột biến, nấm men không thể sinh trưởng trên oleat (một acid béo dạng
chuỗi dài), đột biến có khiếm khuyết ở bào quan nào?
Hướng dẫn chấm:
- Ta thấy nấm men không thể sinh trưởng trên oleat nghĩa là oleat không cung cấp
năng lượng cho hoạt động của tế bào nên chắc chắn sẽ xảy ra đột biến khiếm
1

0,5đ

0,5đ

0,5đ
0,5đ

khuyết ở ty thể và peroxisome.
- Oleat là một acid béo dạng chuỗi dài nên chúng được β-oxy hóa tại peroxisome,
cắt oleat là thành acetyl-CoA.
- Sau đó acetyl-CoA được đưa vào ty thể thực hiện chu trình Krebs cung cấp năng
lượng cho tế bào.
b. Khi đột biến, nấm men không thể sinh trưởng trên glycerol, đột biến có
khiếm khuyết ở bào quan nào?
Hướng dẫn chấm:
- Ty thể vì đây là bào quan chuyển hóa các phân tử carbon ngắn.
- Glycerol được phân cắt tạo thành acetyl-CoA, tạo năng lượng thông qua chu
trình Krebs và chuỗi truyền electron.
3

0,5đ
0,25đ
0,25đ

0,5đ
0,5đ

1. Trong quang hợp (ở thực vật C3):
a. Vị trí cấu tạo trong lục lạp mà tại đó có giá trị pH thấp nhất ?
b. Quan sát đồ thị và cho biết : Hai chất 1 và 2 có tên là gì ? Giải thích ?
Che tối

Chiếu sáng
Nồng độ các chất

11

Thời gian

2

Hướng dẫn chấm:
a. Nơi có độ pH thấp nhất: trong xoang tilacoit.
0,25đ
b. - 1: APG; 2: Ri1,5DP.
0,25đ
- Giải thích:
+ Pha sáng không tạo ra APG, pha tối tạo ra APG và khi che tối sản phẩm của pha
sáng không đủ cho pha tối hoạt động nên APG không chuyển thành AlPG=> APG
0,25đ
tăng. Trong suốt pha sáng chu trình Calvin đó đảm bảo cho hàm lượng Ri 1,5 DP
không đổi.
+ Trong điều kiện che tối Ri 1,5 DP bị phân huỷ. Mặt khác RiDP nhận CO2 thành
0,25đ
APG nhưng không được tái tổng hợp => hàm lượng bị giảm.
2. “Mặc dù quá trình electron vòng có thể là một đồ thừa của tiến hóa để lại”
nhưng nó cũng đóng một vai trò có lợi cho thực vật bậc cao. Bằng kiến thức của
mình, em hãy chứng minh điểm kém tiến hóa và ưu điểm của nó.
Hướng dẫn chấm:
- Dòng electron vòng luôn đi cùng quá trình photphoryl hóa vòng. Nó chỉ tạo ATP
0,25đ
mà không tạo ra NADPH và O2.
- Ở thực vật bậc cao có sự tồn tại của cả hai quá trình photphoryl hóa vòng và
0,125đ
không vòng (quá trình này tạo NADPH, ATP và O 2 do quá trình quang phân li
nước).
0,125đ
+ Khi cây bị thiếu nước, trong cây chỉ xảy ra quá trình photphoryl hóa vòng để tạo
ATP cho quá trình quang hợp.
0,25đ
+ Quá trình electron vòng có chức năng bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương do ánh
sáng mạnh. Bằng thực nghiệm, người ta thấy rằng các cây bị đột biến không thể
thực hiện được dòng electron vòng có khả năng sinh trưởng tốt trong ánh sáng
2

4

yếu, nhưng không sinh trưởng tốt nơi có ánh sáng mạnh.
+ Ở thực vật C4, tại tế bào bao bó mạch, khi axit malic (C4) bị tách CO 2 để tạo
thành axit pyruvic (C3) và axit pyruvic được chuyển về lại tế bào thịt lá để tái tạo
PEP (C4) cần sử dụng ATP. ATP này được tạo ra từ dòng electron vòng xảy ra
trong tế bào bao bó mạch và do không tạo ra oxi nên ở thực vật C4 không xảy ra hô
hấp sáng như ở thực vật C3.
Citrate được hình thành bởi sự ngưng tụ của acetyl-CoA với oxaloacetate, xúc tác
bởi citrate synthase:

0,25đ

a. Khi lượng oxaloacetate bão hòa, hoạt động của citrate synthase từ mô tim
heo cho thấy sự phụ thuộc theo nồng độ acetyl-CoA, như thể hiện trong biểu đồ
(hình a). Khi succinyl-CoA được thêm vào, đường cong dịch chuyển sang phải và
sự phụ thuộc rõ rệt hơn.

Hình a
Trên cơ sở những quan sát này, đề xuất cách succinyl-CoA điều chỉnh hoạt động
của citrate synthase. Citrate synthase kiểm soát tỷ lệ hô hấp tế bào trong mô tim
heo như thế nào?
Hướng dẫn chấm:
- Ta thấy, khi thêm succinyl- CoA hoạt tính của citrate synthase giảm. Như vậy
succinyl- CoA như một chất ức chế cạnh tranh, làm giảm tổng hợp citrate khi sản
phẩm dư thừa.
- Citrate synthase là enzyme dị lập thể, chúng được điều hòa bởi acetyl-CoA và
succinyl-CoA. Hoạt tính của chúng dựa vào nhu cầu trao đổi chất của tế bào.
b. Carboxyl hóa pyruvate bởi pyruvat carboxylase xảy ra với tỷ lệ rất thấp, trừ
khi được acetyl-CoA kích hoạt theo hướng tích cực, enzyme allosteric này được
hoạt hóa. Nếu bạn chỉ ăn một bữa ăn nhiều chất béo (triacylglycerols) và ít
carbohydrate (glucose), làm thế nào ngăn chặn quá trình oxy hóa glucose tạo
CO2 và H2O, nhưng tăng quá trình oxy hóa của acetyl-CoA có nguồn gốc từ acid
béo.
Hướng dẫn chấm:
- Đây là con đường tiêu hóa acid béo nhưng không tăng cường phân giải theo con
đường hiếu khí, đây là cơ chế dự trữ năng lượng.
- Sản phẩm acetyl- CoA có nguồn gốc từ acid béo được tạo ra liên tục. Nhưng
ngăn chặn quá trình oxy hóa glucose.
- Acetyl-CoA được tạo ra từ acid béo sẽ đưa ngược trở lại tạo oxaloacetate nhờ
enzyme pyruvate carboxyla, sau đó tạo thành phosphoenol pyruvate nhờ PEP
carboxyla. Vừa giúp duy trì lượng thấp acetyl-CoA vừa ngăn chặn quá trình oxy
hóa.
3

0,5đ
0,5đ

0,25đ
0,25đ
0,5đ

5

5.1. Truyền tin tế bào
a. Cấu trúc minh họa dưới đây là một thụ thể thuộc họ adrenergic và các
protein hoặc phân tử tham gia vào quá trình truyền tín hiệu của nó:

Điền vào chỗ trống
1. G-protein (cấu trúc dị phức 3) là…….
2. Phân tử có cấu trúc và chức năng giống rhodopsin là………
3. Enzyme sử dụng cơ chất ATP là………
Hướng dẫn chấm:
1. B
2. A
3. E
(Đúng 2/3 đáp án: 0,25đ)
b. Người ta tiến hành nghiên cứu tác dụng của hai loại thuốc A và B đến quá
trình truyền tin qua xinap thần kinh - cơ xương ở chuột. Kết quả thí nghiệm cho thấy:
sử dụng thuốc A thì gây tăng giải phóng chất dẫn truyền thần kinh (chất trung gian
hóa học), sử dụng thuốc B thì gây ức chế hoạt động của enzim axetincolinesteraza.
Hãy cho biết các thuốc này ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của cơ xương?
Hướng dẫn chấm:
- Thuốc A làm tăng giải phóng chất dẫn truyền thần kinh, làm cho thụ thể ở màng sau
xinap bị kích thích liên tục và cơ tăng cường co giãn, gây mất nhiều năng lượng.
- Thuốc B gây ức chế hoạt động của enzim axetincolinesteraza, dẫn đến axetincolin
không bị phân hủy và kích thích liên tục lên cơ. Cơ co giãn liên tục gây mất nhiều
năng lượng và cuối cùng ngừng co (liệt cơ), có thể dẫn đến tử vong.
5.2. Phương án thực hành
Khi nghiên cứu bệnh tiêu chảy, các nhà nghiên cứu phát hiện trongđường ruột
người bệnh có 2 chủng phẩy khuẩn Vibrio 1 và Vibrio
họ đã thực hiện thí nghiệm xác định cơ chế gây bệnh của hai chủng vi khuẩn này.
Tế bào biểu mô ruột của người được nuôi cấy giống nhau và chia thành 3 lô: lô
đối chứng (không bị lây nhiễm) và 2 lô lây nhiễm với hai chủng vi khuẩn. Mỗi lô
được chia thành 3 nhóm mà môi trường nuôi cấy không có hoặc có bổ sung một
trong hai chất: MDC (chất ức chế nhập bào phụ thuộc vào protein bao) hoặc
filipin (chất ức chế nhập bào không phụ thuộc vào protein bao). Nồng độ E nội
bào được xác định sau 60 phút thí nghiệm (tính bằng picomole/mg protein tổng
số). Kết quả thu được như ở bảng dưới đây.
Lô thí nghiệm
Môi trường bổ sung chất ức chế nhập
bào
Không có
MDC
Filipin
Tế bào lây nhiễm với Vibrio 1
17
12
14
Tế bào lây nhiễm với Vibrio 2
400
390
15
Tế bào đối chứng
14
13
15
4

0,5đ

0,25đ
0,25đ

6

Mỗi nhận định dưới đây là ĐÚNG hay SAI?
A. Vibrio 2 là chủng gây bệnh.
B. Độc tố của Vibrio gây bệnh xâm nhập vào tế bào theo cơ chế phụ thuộc
protein bao.
C. Độc tố của Vibrio gây bệnh có hoạt tính adenylyl cyclase.
D. Vibrio 1 có tác dụng hoạt hóa thụ thể kết cặp G protein.
Hướng dẫn chấm:
A. Đúng vì ta thấy lượng cAMP tăng ngang so với đối chứng (390), lượng cAMP
biểu thị cho việc tăng biểu hiện khi có tác nhân kích thích, mà ở đây là độc tố
vibrio.
B. Sai chưa chắc chắn vì ở vibrio 1, chủng này không gây tác động đích (nồng độ
cAMP) ở cả hai trường hợp protein bao và không phụ thuộc protein bao.
C. Sai độc tố không có khả năng như một chất xúc tác và ở đây, độc tốt chỉ tác
động lên thụ thể màng, kích hoạt G-PROTEIN, và sau đó là enzyme adenylyl
cyclase để tạo ra cAMP.
D. Sai vì không có biểu hiện bệnh.
a. Nocodazole ức chế trùng hợp microtubule, một quá trình cần thiết cho sự
hình thành thoi phân bào. Bằng cách điều trị các tế bào động vật có vú với
nocodazole trong một thời gian và sau đó rửa nocodazole ra khỏi môi trường, bạn
có thể đồng bộ hóa số lượng tế bào. Khi có mặt nocodazole trong chu kỳ tế bào,
các tế bào dừng lại tại pha nào? Cơ chế nào chịu trách nhiệm dừng tiến trình chu
kỳ tế bào khi có tác động của nocodazole.
Hướng dẫn chấm:
Dựa vào giả thuyết ta thấy
- Nocodazole là thuốc làm ức chế quá trình trùng hợp vi ống. Gây cản trở sự phân
bào bình thường. Tế bào sẽ dừng lại tại pha M.
- Pha M có điểm kiểm soát APC/C (phức hệ xúc tiến kỳ sau) sẽ chịu trách nhiệm
làm dừng chu kỳ tế bào nếu có xảy ra sai sót.
b. Để tạo ra một quần thể gồm các tế bào ở cùng một giai đoạn của chu kì,
một nhà khoa học lợi dụng khả năng ức chế ribonucleotide reductaza của thymine
nồng độ cao. Ribonucleotide reductase có chức năng chuyển ribonucleotide thành
deoxyribonucleotide, nguồn nguyên liệu cho sự tổng hợp ADN. Thymine nồng độ
thấp không có hoạt tính ức chế. Với dòng tế bào có thời gian pha G1, S, G2, M lần
lượt là 10.5h, 7h, 4h, 0.5h, quy trình tạo ra quần thể tế bào như trên là:
1. Ban đầu, bổ sung lượng lớn thymine vào môi trường nuôi tế bào.
2. Sau 18h, loại bỏ bớt thymine.
3. Sau 10h tiếp theo, lại bổ sung một lượng lớn thymine.
Sau thí nghiệm, các tế bào thu được đang ở giải đoạn nào của chu kì tế bào? Giải
thích.
Hướng dẫn chấm:
- Thymine nồng độ cao gây ức chế ribonucleotide reductase, do đó, sự bổ sung
thymine nồng độ cao gây tạm dừng các tế bào đang ở pha S, không cho tiếp tục
chu kì tế bào.
- Ban đầu, một lượng lớn Thymine được bổ sung vào môi trường nuôi, gây tạm
dừng pha S, các tế bào ở các pha khác vẫn trải qua chu kì tế bào bình thường.
- Sau 18h, do tổng thời gian G2, M và G1 là 15h nên tất cả các tế bào lúc này
đang ở các giai đoạn của pha S. Sự loại bỏ Thymine giúp tất cả tế bào lại tiếp tục
trải qua chu kì bình thường.
- Sau 10h tiếp theo, do thời gian pha S là 7h nên tất cả tế bào lúc này đều đã ra
hoàn thành pha S và đang trải qua các pha khác của chu kì tế bào. Sự bổ sung
5

0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ

0,5đ
0,5đ

0,25đ
0,25đ
0,25đ

7

8

lượng lớn Thymine khiến cho các tế bào này không thể bước vào pha S sau này.
Như vậy, toàn bộ tế bào lúc này đã bị đồng hóa tại cuối pha G2.
Barbara là một sinh viên 19 tuổi đại học sống trong ký túc xá. Vào tháng
Giêng, cô có triệu chứng đau họng, nhức đầu, sốt nhẹ, ớn lạnh và ho. Sau khi bị
sốt, ho ngày càng tăng và đau nhức trong nhiều ngày, Barbara nghi ngờ rằng cô
bị bệnh cúm. Cô đi đến trung tâm y tế tại trường đại học của mình. Bác sỹ nói với
Barbara rằng triệu chứng của cô có thể là do một loạt các bệnh như cúm, viêm
phế quản, viêm phổi hoặc bệnh lao. Ông tiến hành chụp X – quang và thấy một
chất nhầy có trong phổi trái. Kết quả cho thấy dấu hiệu của bệnh viêm phổi, một
tình trạng mà trong đó phổi có chất nhầy. Sau khi chẩn đoán Barbara bị viêm
phổi, bác sỹ cho cô điều trị với amoxicillin, một kháng sinh thuộc nhóm β - lactam
giống penicillin. Hơn một tuần sau đó, mặc dù tuân theo đầy đủ chỉ dẫn, Barbara
vẫn cảm thấy yếu và không hoàn toàn khỏe mạnh. Theo tìm hiểu, Barbara biết
rằng có nhiều loại vi khuẩn, nấm và virus có thể gây viêm phổi. Amoxicillin tác
động lên thành peptidoglycan của tế bào vi khuẩn.
a. Theo bạn việc Barbara sử dụng amoxicillin trong điều trị nhưng không hiệu
quả thì bác sỹ sẽ có kết luận gì về chủng gây bệnh ?
b. Theo bạn, hướng tiếp cận chữa trị mà bác sỹ sẽ thực hiện để điều trị cho
Barbara khi biết nguyên nhân là do một chủng vi khuẩn gây bệnh ?
Hướng dẫn chấm:
a.
- Nhóm kháng sinh β - lactam là các chất ức chế sự tổng hợp thành peptidoglican
của vi khuẩn do đó ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn, vi khuẩn dễ bị các yếu tố
bên ngoài tấn công hơn.
- Có nhiều giả thuyết đặt ra về chủng gây bệnh này:
+ Chủng gây bệnh là các virus, do virus có vỏ ngoài là capsit nên không chịu tác
động của amoxicillin nên tiếp tục gây bệnh.
+ Chủng gây bệnh là nấm, do thành tế bào của nấm không phải peptidoglican do
đó không chịu tác động của amoxicillin nên tiếp tục gây bệnh.
+ Chủng gây bệnh là các vi khuẩn nhóm mycoplasma không có thành tế bào nên
không chịu tác động của amoxicillin nên tiếp tục gây bệnh.
+ Chủng gây bệnh là các vi khuẩn thông thường, tuy nhiên chúng có khả năng
kháng kháng sinh loại β - lactam: có plasmid qua định enzim phân cắt kháng sinh
loại β - lactam, thay đổi cấu hình vị trí liên kết của kháng sinh họ β - lactam, có các
kênh trên màng tế bào bơm kháng sinh β - lactam ra ngoài.
b. Khi biết bệnh là do một chủng vi khuẩn gây nên, ta có thể trị bằng các cách:
- Sử dụng phối hợp nhiều loại kháng sinh với nhiều tác dụng như phân cắt thành
tế bào, ức chế sự tổng hợp thành tế bào, ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn.
- Sử dụng các phago để tiêu diệt vi khuẩn. Phago là các loại virus chỉ lây nhiễm tế
bào vi khuẩn nên có thể sử dụng để tiêu diệt tế bào vi khuẩn mà không sợ chúng
lây nhiễm cho người.
a. Một thí nghiệm mô tả quá trình tạo CH4 ở đáy đầm lầy được tiến hành như
sau: Cho vào bình kín một chất hữu cơ vừa là nguồn cacbon vừa là nguồn
electron, bổ sung các chất nhận electron, nitrat (NO 3-), sunphat (SO42-), CO2 và
một ít đất lấy ở đáy đầm lầy. Trong hai ngày đầu, người ta không phát hiện được
CH4 trong bình, nhưng ngày thứ ba và thứ tư thấy CH 4 xuất hiện trong bình với
hàm lượng tăng dần. Hãy giải thích hiện tượng trên.
Hướng dẫn chấm:
- Trong bình có chất hữu cơ làm nguồn cacbon và nguồn cho e - thì O2 (trong bình)
là chất nhận e- hiệu quả nhất những vi khuẩn hiếu khí sẽ sử dụng O 2 là chất
6

0,25đ

0,5đ

0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ

0,25đ

9

nhận e-, sản sinh ra H2O và CO2. Oxi đồng thời ức chế các quá trình khác.
- Khi O2 hết, trong điều kiện môi trường kị khí các vi khuẩn nitrat và sunphat lúc
này sẽ phát triển, lấy NO2- và SO42- làm chất nhận điện tử cuối cùng
NO2- + e- + H+ N2 + H2O
SO42- + e- + H+ S + H2O hoặc H2S + H2O
- Sau khi nitrat và sunphat hết, CO2 mới được dùng làm chất nhận e- cuối cùng, do
tính kém hiệu quả của nó. Nhóm vi sinh vật sinh metan sử dụng CO 2 để nhận enhư phương trình trên, sản sinh ra CH 4. Lúc này chỉ còn lại vi khuẩn sinh metan
nên nó cứ thế phát triển sinh sôi tạo ra ngày càng nhiều CH4.
b. Trong sản xuất các chế phẩm vi sinh vật, người ta có thể dùng phương
pháp nuôi cấy liên tục và không liên tục. Giả sử có 2 chủng xạ khuẩn, một chủng
có khả năng sinh enzim A, một chủng khác có khả năng sinh kháng sinh B. Hãy
chọn phương pháp nuôi cấy cho mỗi chủng xạ khuẩn để thu được lượng enzim A,
kháng sinh B cao nhất và giải thích lí do chọn?
Hướng dẫn chấm:
- Ở phương pháp nuôi cấy liên tục, người ta thường xuyên bổ sung chất dinh
dưỡng và lấy đi một lượng dịch nuôi tương đương, tạo được môi trường ổn định,
do vậy vi sinh vật sinh trưởng ổn định ở pha lũy thừa. Enzim là sản phẩm bậc I
được hình thành ở pha tiềm phát và pha lũy thừa, vì vậy chọn phương pháp nuôi
cấy liên tục là thích hợp nhất, thu được lượng enzim A cao nhất.
- Ở phương pháp nuôi cấy không liên tục (từng mẻ), sự sinh trưởng của vi sinh vật
diễn ra theo đường cong gồm 4 pha: tiềm phát, lũy thừa, cân bằng và suy vong.
Chất kháng sinh là sản phẩm bậc II được hình thành ở pha cân bằng, pha này cho
lượng kháng sinh nhiều nhất (nuôi cấy liên tục không có pha cân bằng), vì vậy
chọn phương pháp nuôi cấy không liên tục là thích hợp nhất, thu được lượng
kháng sinh B cao nhất.
Vòng đời của HIV là một quá trình phức tạp gồm nhiều giai đoạn bao gồm
tương tác giữa protein HIV-1 và các đại phân tử của tế bào chủ. Giai đoạn đầu
tiên của chu kì gồm sự xâm nhiễm vào tế bào chủ và sự gắn bộ gen của nó vào hệ
gen tế bào chủ. Giai đoạn cuối của vòng đời gồm điều hòa biểu hiện sản phẩm
gen của virus, tiếp theo là sự sản sinh các hạt virus. Hệ protein HIV có 20 phân tử
khác nhau, chỉ một trong số chúng là mục tiêu của hệ miễn dịch. Các đại phân tử
miễn dịch được minh họa trong hình dưới đây.

a. Hãy giải thích tại sao gen tổng hợp protein A đang trải qua quá trình tiến
hóa nhanh (nhanh hơn nhiều so với quá trình tiến hóa của gen C) dẫn đến các
biến thể là cho các kháng thể hình thành trước không gắn vào được.
b. Do thiếu (hoặc số lượng giảm nhiều) của tế bào T hỗ trợ, đáp ứng miễn
dịch thể dịch bị tê liệt và không thể loại bỏ sự lây nhiễm HIV. Tế bào T có vai trò
gì trong đáp ứng miễn dịch của cơ thể người? Số lượng tế bào T như thế nào có
trong một bệnh nhân bị nhiễm HIV?
Hướng dẫn chấm:
a.
7

0,5đ
0,25đ

0,5đ

0,5đ

10

- Sinh vật luôn biến đổi sao cho có lợi với chúng đó được coi là sự thích nghi của
HIV trong việc trốn tránh hệ miễn dịch của vật chủ.
- Đột biến luôn phát sinh nhưng chính những tế bào của hệ miễn dịch vật chủ khi
phát hiện những virus có thụ thể giống như trước đây sẽ tiêu diệt còn lại những
virus có thụ thể biến đổi khác thì sẽ tiếp tục sinh sôi.
- Chọn lọc tự nhiên giúp chúng giữ lại những đột biến có lợi hay quá trình thay
đổi nào có lợi cho chúng. Ở đây, sự thay đổi các thụ thể do gen protein A tổng
hợp có lẽ được biến đổi để thích nghi tốt hơn. Cứ như vậy sự biến đổi liên tục của
thụ thể sẽ là một lợi thế với virus nên gen quy định protein A biến đổi nhanh hơn
gen C.
b.
- Tế bào T đặc biệt là T độc và T hỗ trợ có chức năng quan trọng trong đáp ứng
miễn dịch.
+Tế bào T hỗ trợ là tế bào trung gian kích thích tế bào T thực hiện miễn dịch tế
bào và kích thích tế bào B thực hiện miễn dịch dịch thể khi gặp kháng nguyên.
+ Tế bào T độc thực hiện tiêu diệt tế bào nhiễm độc bằng việc tiết profin và
granzyme tiêu hủy tế nhiễm bệnh.
- Số lượng tế bào T thay đổi không nhiều trong thời gian đầu nhưng bắt đầu từ
giai đoạn triệu chứng trở về sau thì số lượng giảm mạnh. Do sự phá vỡ các cấu
trúc tế bào miễn dịch của virus HIV.
a. Hãy phân biệt các khái niệm nhiễm trùng, bệnh nhiễm trùng và bệnh truyền
nhiễm. Nếu có 2 chủng cúm H2N1 và H7N3 cùng lúc nhiễm vào cùng một tế bào thì
có thể tạo thành các chủng cúm nào? Nếu là chủng H2N1 đã có ở người và H7N3 là
chỉ gây bệnh ở gia cầm, em hãy dự đoán chủng mới nào có thể ảnh hưởng nghiêm
trọng đến cộng đồng.
Hướng dẫn chấm:
- Phân biệt các khái niệm nhiễm trùng, bệnh nhiễm trùng và bệnh truyền nhiễm:
+ Nhiễm trùng là hiện tượng vi sinh vật xâm nhập vào mô của cơ thể.
+ Bệnh nhiễm trùng là bệnh chỉ xảy ra khi vi sinh vật sinh sản đủ mức gây ảnh
hưởng có hại đến cơ thể.
+ Bệnh truyền nhiễm cũng là bệnh nhiễm trùng nhưng lây từ người này sang
người khác.
- Các chủng được tạo thành có thể là: H2N1, H7N3, H2N3 và H7N1.
+ H2N1 là chủng đã có ở người nên có thể gây ra bệnh dịch ở người.
+ H7N3 là chủng cúm gia cầm, không gây bệnh cho người.
+ H2N3 và H7N1 là các chủng mới, nếu nhiễm vào người thì các kháng nguyên của
chúng là hoàn toàn mới với người, nên có thể gây dịch lớn ra toàn vùng, đôi khi là
đại dịch rất nghiêm trọng.
b. Giả sử một người nuôi rắn bị rắn độc cắn và được điều trị bằng huyết thanh
kháng lọc rắn. Tại sao việc điều trị cho lần cắn thứ 2 có thể khác đi?
Hướng dẫn chấm:
- Nếu người nuôi rắn đã miễn dịch với các protein trong huyết thanh kháng lọc
rắn, lần tiêm khác có thể làm khởi phát một quá trình đáp ứng miễn dịch nặng nề
không tốt cho người được tiêm.
- Trong khi đó, việc điều trị có thể khác đi vì lúc này hệ miễn dịch của người nuôi
rắn cũng có thể sản sinh được các kháng thể có thể trung hòa được nọc độc của
rắn.

8

0,25đ
0,25đ
0,5đ

0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ

0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ

0,25đ
0,25đ