Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Chuyện người con gái Nam Xương

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 28 tháng 10 2020 lúc 16:45:34 | Được cập nhật: 6 giờ trước (22:44:46) Kiểu file: PPTX | Lượt xem: 713 | Lượt Download: 12 | File size: 0.814302 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Đền Vũ Điện, còn gọi là Đền Bà Vũ, miếu vợ chàng Trương, thuộc thôn Vũ Điện, xã
Chân Lý, huyện Lý Nhân, Hà Nam.

Bảng di tích văn hóa trước cổng.

LẠI BÀI VIẾNG VŨ THỊ
Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương,
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương.
Bóng đèn dầu nhẫn đừng nghe trẻ,
Cung nước chi cho lụy đến nàng.
Chứng quả đã đôi vầng nhật nguyệt,
Giải oan chẳng lọ mấy đàn tràng.
Qua đây bàn bạc mà chơi vậy,
Khá trách chàng Trương khéo phũ
phàng.
Lê Thánh Tông

TÁC GIẢ

- Nguyễn Dữ
- Quê quán: Thanh Miện - Hải Dương.
- Thời đại sống: TK16 - giai đoạn các tập đoàn
PK Lê –
Mạc –Trịnh tranh giành quyền bính và gây ra
những cuộc
nội chiến kéo dài.
- Ông là người học rộng tài cao, là học trò giỏi
của
Nguyễn Bỉnh Khiêm, sống ẩn dật thanh cao.

Nguyễn Bỉnh Khiêm - tên huý là Văn Đạt - hiệu là Bạch Vân am cư
sĩ , được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử là một trong những
nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam
trong thế kỷ 16. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ
văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam – Bắc triều (
Lê – Mạc phân tranh) cũng như tài tiên tri các tiến triển của
lịch sử Việt Nam. Sau khi đậu Trạng nguyên khoa thi Ất Mùi (1535 và
làm quan dưới triều Mạc, ông được phong tước “Trình Tuyền hầu” rồi
thăng tới “Trình Quốc công” mà dân gian quen gọi ông là Trạng
Trình.

Phu tử là từ chỉ dành riêng để suy tôn những người thầy lớn của một thời đại
hay của một quốc gia dân tộc. Việt Nam có ba người thầy được học trò và xã
hội suy tôn là phu tử. Đó là Chu phu tử - Chu Văn An; Tuyết Giang phu tử Nguyễn Bỉnh Khiêm và La Sơn phu tử - Nguyễn Thiếp.

TÁC PHẨM

- Là truyện thứ 16 /20 truyện của “ Truyền kì mạn lục”
được viết bằng chữ Hán.
-Truyện được viết dựa trên cơ sở truyện cổ tích : Vợ
chàng
Trương.

TÁC PHẨM: TRUYỀN KÌ MẠN LỤC
- Tác phẩm gồm 20 truyện, viết bằng chữ Hán, theo thể loại truyền kì ,
xen lẫn biền văn (văn có đối) và thơ ca, cuối mỗi truyện có lời bình của
tác giả hoặc của một người có cùng quan điểm của tác giả. Hầu hết các
truyện xảy ra ở đời Lý, đời Trần, đời Hồ hoặc đời Lê sơ từ Nghệ An trở ra
Bắc.
- Thông qua các nhân vật thần tiên, ma quái, tinh loài vật, cây cỏ..., tác
phẩm muốn gửi gắm ý tưởng phê phán nền chính sự rối loạn, không còn
kỷ cương trật tự, vua chúa hôn ám, bọn gian hiểm nịnh hót đầy triều
đình; những kẻ quan cao chức trọng thả sức vơ vét của cải, sách nhiễu
dân lành
- Kết quả là người dân lương thiện, đặc biệt là phụ nữ phải chịu nhiều
đau khổ. Nguyễn Dư dành nhiều ưu ái cho những nhân vật này. Dưới ngòi
bút của ông họ đều là những thiếu phụ xinh đẹp, chuyên nhất, tảo tần,
giàu lòng vị tha nhưng luôn luôn phải chịu số phận bi thảm.

Sự việc chính

1. Vũ Thị Thiết là người con gái đẹp người đẹp nết, lấy chàng Trương con nhà hào
phú ít học.
2. Đang sum họp đầm ấm, xảy ra nạn binh đao, Trương Sinh phải đăng lính, Vũ
Nương ở nhà phụng dưỡng mẹ già, nuôi con nhỏ…
3. Giặc tan Trương Sinh trở về, nghe lời con trẻ nghi ngờ vợ thất tiết và đuổi vợ đi.
4. Vũ Nương thanh minh không được bèn gieo minh xuống sông Hoàng Giang tự
vẫn.
5. Sau khi Vũ Nương chết, Trương Sinh được con chỉ cái bóng trên tường, chàng
hiểu ra vợ bị oan.
6. Phan Lang gặp Vũ Nương ở dưới thuỷ cung, nàng gửi chiếc hoa vàng và lời nhắn
Trương Sinh.
7. Trương Sinh lập đàn giải oan, xong Vũ Nương chỉ hiện về trong chốc lát, rồi biến
mất.

Vũ Thị Thiết, quê Nam Xương, tính tình thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp được
Trương Sinh con một nhà hào phú trong làng đem trăm lạng vàng cưới về làm vợ. TS một
người vốn có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức nhưng gia đình nàng chưa bao
giờ xảy ra thất hòa. Trương Sinh phải đi lính. Vũ Nương tiễn chồng và ân cần dặn dò. Ở
nhà, Vũ Nương sinh con và chăm lo cho gia đình, hết lòng chăm sóc cho mẹ chồng khi bà
bị ốm. Khi mẹ chồng mất nàng lo ma chay tế lễ như cha mẹ đẻ mình. Nhưng khi Trương
Sinh trở về, vì nghe lời ngây thơ của con trẻ, nghi cho Vũ Nương là thất tiết nên đã mắng
nhiếc, đánh đập và đuổi VN đi mặc cho vợ giải thích, mặc cho hàng xóm can ngăn. Vũ
Nương tắm gôi chạy sạch rồi ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời than rồi nhảy xuống
sông tự vẫn. Một hôm hai cha con TS gồi bên ánh đèn. Đứa con chỉ bóng cha trên vách và
nói rằng cha nó đến. TS hiểu ra nỗi oan của vợ thì đã quá muộn. Phan Lang, người cùng
làng với TS vì cứu con rùa mai xanh vốn là vợ vua Nam Hải nên khi chạy giặc đã được
Linh Phi cứu giúp. PL gặp VN. VN đã ứa nước mắt khi nghe PL kể về gia cảnh nhà mình.
Rồi nàng nhờ PL gửi cho chồng hoa vàng cùng lời dặn chồng lập đàn giải oan ở bến sông
thì nàng sẽ trở về. Trương Sinh theo lời lập đàn giải oan cho vợ, nhưng Vũ Nương chỉ hiện
lên chốc lát rồi loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.

Sự sáng tạo trong ngòi bút của
Nguyễn Dữ
THÊM CHI TIẾT
- Trương Sinh con một nhà hào phú trong làng đem trăm lạng vàng cưới về làm vợ.
- Vũ Nương dặn dò chồng trước khi đi lính.
- Lời trăng trối của bà mẹ chồng
- Những lời tự bạch của VN khi bị chồng nghi oan
- Vũ Nương tắm gôi chay sạch rồi ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời than
- Cái kết kì ảo của truyện:
Phan Lang, người cùng làng với TS vì cứu con rùa mai xanh vốn là vợ vua Nam Hải nên khi
chạy giặc đã được Linh Phi cứu giúp. PL gặp VN. VN đã ứa nước mắt khi nghe PL kể về gia cảnh
nhà mình. Rồi nàng nhờ PL gửi cho chồng hoa vàng cùng lời dặn chồng lập đàn giải oan ở bến sông
thì nàng sẽ trở về. Trương Sinh theo lời lập đàn giải oan cho vợ, nhưng Vũ Nương chỉ hiện lên chốc
lát rồi loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.

Sử dụng chi tiết cái bóng với các lần xuất hiện có khác với truyện cổ tích.

Sự sáng tạo trong ngòi bút của
Nguyễn Dữ
Sử dụng chi tiết cái bóng với các lần xuất hiện có khác với truyện cổ tích.

“Vợ chàng Trương”
-Những ngày Vũ Nương xa chồng: hằng
đêm nàng chỉ bóng mình trên vách và nói
với con đó là cha của nó
- khi Trương Sinh trở về: trong lời bé
Đản nói với chồng
- Sau khi VN mất: Bé Đản chỉ bóng ha
trên vách và nói đó là cha của nó

“Chuyện người con gái Nam Xương”
- khi Trương Sinh trở về: trong lời bé Đản
nói với chồng
- Sau khi VN mất: Bé Đản chỉ bóng ha trên
vách và nói đó là cha của nó
- kết truyện: Bóng Vũ Nương ở bến Hoàng
Giang trở về lòa nhòa ẩn hiện rồi biến mất.

VẺ ĐẸP CỦA VŨ NƯƠNG

CÁCH 2: Trong các
mối quan hệ

CÁCH 1:Trong các
tình huống







Trong cuộc sống vợ
chồng thường ngày
Khi tiễn chồng đi lính
Khi xa chồng
Khi bị chồng nghi oan
Khi ở thủy cung





Với chồng
Với mẹ chồng
Với con thơ

Trọng nhân phẩm, trọng
tình nghĩa

VẺ ĐẸP CỦA VŨ NƯƠNG
Trong các mối quan
hệ





Với chồng
Với mẹ chồng
Với con thơ

Trọng nhân phẩm, trọng tình
nghĩa

- Khi bị chồng nghi
oan
- ở dưới thủy cung

VẺ ĐẸP CỦA VŨ NƯƠNG
Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thuỳ mị, nết na, lại thêm tư
dung tốt đẹp

Trong các mối quan
hệ

Với
chồng

- Trong cuộc sống vợ chồng
thường ngày:
+ Giữ gìn khuôn phép.
+ Không từng để lúc nào vợ
chồng phải đến thất hoà.

Vũ Nương có
cách cư xử đúng
mực,
nhường
nhịn,
giữ
gìn
hạnh phúc gia
đình.

VẺ ĐẸP CỦA VŨ NƯƠNG
Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thuỳ mị, nết na, lại thêm tư
dung tốt đẹp

Trong các mối quan
hệ

Với
chồng

- Khi tiễn chồng đi lính:
+ Hành động: Rót chén
rượu đầy mà rằng
+ Lời nói: Chàng đi
chuyến này, thiếp chẳng
dám mong đeo được ấn
phong hầu, ... cánh hồng
bay bổng”.

 Nàng không trông mong vinh hiển, chỉ cầu
mong chồng được bình an trở về; cảm thông
trước những nỗi vất vả, gian lao mà chồng sẽ
phải chịu đựng, cho cả nỗi niềm của bà mẹ xa
con; bày tỏ nỗi khắc khoải nhớ nhung của
người vợ trẻ.
 Lời nói chân thành, dịu dàng, thiết tha, cảm
động, đằm thắm tình nghĩa vợ chồng.

VẺ ĐẸP CỦA VŨ NƯƠNG
Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thuỳ mị, nết na, lại thêm tư
dung tốt đẹp

Trong các mối quan
hệ

Với
chồng

+ Mỗi khi thấy bướm lượn
đầy vườn, mây che kín
núi, thì nỗi buồn góc bể
chân trời không thể nào
ngăn được.

Bày tỏ lòng nhớ
thương, thủy chung
tới chồng

VẺ ĐẸP CỦA VŨ NƯƠNG
Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thuỳ mị, nết na, lại thêm tư
dung tốt đẹp

Trong các mối quan
hệ

Với
mẹ
chồng

+ Khi mẹ chồng ốm: nàng hết
sức thuốc thang lễ bỏi thần
phật và lấy lời ngon ngọt
khuyên lơn.
+ Khi mẹ chồng chết: nàng hết
lời thương xót, phàm việc ma
chay tế lễ lo liệu như đối với
cha mẹ đẻ mình.

Nàng dâu chu
đáo, hiếu thảo

Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời. Mẹ không
phải không muốn đợi chồng con về, mà không
gắng ăn miếng ăn miếng cháo đặng cùng vui
sum họp. Song, lòng tham không cùng mà vận
trời khó tránh. Nước hết chuông rền, số cùng
khí kiệt. Một tấm thân tàn, nguy trong sớm tối,
việc sống chết không khỏi phiền đến con. Chồng
con nơi xa xôi chưa biết sống chết thế nào,
không thể về đền ơn được. Sau này, trời xét lòng
lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con
cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con,
cũng như con đã chẳng phụ mẹ.

Lời trăng trối của bà mẹ
chồng thể hiện sự ghi nhận
nhân cách và đánh giá cao
công lao của nàng đối với
gia đình nhà chồng, niềm
tin Vũ Nương có hạnh phúc
khi Trương Sinh trở về.