Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Chiếc lá cuối cùng, cô bé bán diêm

ba498642f7199dab70b05e69d92d79c0
Gửi bởi: Thành Đạt 30 tháng 9 2020 lúc 13:18:13 | Được cập nhật: 3 giờ trước (0:56:16) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 848 | Lượt Download: 11 | File size: 0.723909 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Ngày soạn: 18/9/201 Tiết theo PPCT: 21

Thầy cô cần cả bộ giáo án cấp 2-3 thì ib mình nhé. Fb Nguyễn Nhâm

https://www.facebook.com/profile.php?id=100039045140954

Ngày soạn: 18/9/201

\ Tiết theo PPCT: 21

CÔ BÉ BÁN DIÊM

(An- đéc- xen)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nắm được cốt truyện, nhân vật, tóm tắt được tác phẩm, đoạn trích.

- Nghệ thuật đặc sắc của các tác phẩm, đoạn trích.

- Các yếu tố hiện thực trong tác phẩm, đoạn trích.

2. Kĩ năng:

- Đọc diễn cảm - hiểu, tóm tắt được tác phẩm; Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.

- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt tác phẩm tự sự để đọc - hiểu tác phẩm; Phát hiện, phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn; Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.

- Đọc hiểu một văn bản có ý nghĩa văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn trích tự sự; Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích.

3. Định hướng phát triển năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học các tác phẩm văn tự sự nước ngoài

- Năng lực giải quyết vấn đề liên quan đến nội dung của các văn bản tự sự nước ngoài

- Năng lực sáng tạo trong nghệ thuật khi phân tích một vấn đề trong tác phẩm

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong quá trình cảm nhận một số chi tiết, hình ảnh tiêu biểu

- Thu thập kiến thức xã hội có liên quan đến các tác phẩm văn tự sự nước ngoài

- Tự lập, tự tin, có tinh thần vượt khó khi tìm tòi về các tác phẩm văn tự sự nước ngoài

- Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng, môi trường tự nhiên,...

+ Có ý thức công dân, có lối sống lành mạnh;

+ Có tinh thần đấu tranh với những quan điểm sống thiếu lành mạnh, trái đạo lý.

* Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực đọc hiểu tác phẩm

- Năng lực đọc diễn cảm tác phẩm

- Năng lực cảm thụ tác phẩm

- Năng lực bình một số câu văn hay hình ảnh đẹp.

4. Thái độ:

- Giáo dục tình cảm yêu thương trân trọng con người.

- Giáo dục cho học sinh có nhận thức, hành động đúng trong cuộc sống.

- Giáo dục cho học sinh lòng yêu quê hương, trân trọng, biết ơn những người đi trước.

*Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC.

- Tích hợp kĩ năng sống: Suy nghĩ, thảo luận, cảm nhận về giá trị nội dung, nghệ thuật; về ý nghĩa các tình tiết trong tác phẩm hoặc bài học rút ra.

- Tích hợp đạo đức: Giáo dục tình yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc.

B. CHUẨN BỊ

1. Đối với giáo viên: bài soạn, tư liệu tham khảo.

2. Đối với học sinh: soạn bài theo câu hỏi SGK.

C. PHƯƠNG PHÁP

- Phân tích mẫu, vấn đáp, qui nạp, thực hành

- Động não, đặt câu hỏi

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Ổn định tổ chức

Ngày giảng

Lớp

Sĩ số

/ / 201

/ / 201

  1. Kiểm tra bài cũ

  2. Bài mới

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG:

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp, kĩ thuật: câu hỏi, bài tập; Đọc kể một vài câu chuyện mà em biết của về đất nước Đan Mạch, quan sát tranh; trò chơi,...

Cách 1: GV Cho học sinh xem hình ảnh Em bé Siria chết trên bờ biển trong lần đi tị nạn

Gv: Hình ảnh này gợi cho em điều gì?

Hs: Sự thương cảm, xót xa, phẫn nộ

Gv: Vậy các con có cảm thấy mình thật may mắn khi được ngồi học tập ở đây, được yêu thương, chăm sóc, bảo vệ, che chở và tôn trọng không?...Không phải đứa trẻ nào sinh ra cũng có may mắn như chúng ta, đúng không các con? Một trong những bạn nhỏ thiếu may mắn ấy chính là cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Đan Mạch An đéc xen

Cách 2: Cho học sinh nghe hoặc hát bài "Thiếu nhi thế giới liên hoan"

Sau khi hết nhạc , giáo viên nhấn nhá lại giai điệu bài hát để nhấn mạnh cho học sinh: Vui liên hoan, thiếu nhi thế giới. Ta ca hát vang lên niềm vui. Ca vang lên vang lên tay nắm tay qua biển núi, trông tương lai tươi sáng tiến lên theo nhịp đời, vang khúc ca yêu đời"

Nhận xét cho cô về giai điệu bài hát: tươi vui, khỏe khoắn thể hiện niềm yêu đời, yêu cuộc sống tươi đẹp...

Đúng vậy, trẻ em là những mầm non hồn nhiên, đáng yêu và luôn xứng đáng được yêu thương, nâng niu, trân trọng. Tuy nhiên, có một nghịch lí là không phải tất cả những đứa trẻ sinh ra đều được sống trong yêu thương. điển hình cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Đan Mạch An đéc xen

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

- Mục tiêu: tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.

- Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp.

- Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu

- Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,...

GV hướng dẫn h/s chơi trò chơi” ai biết nhiều hơn” để giới thiệu về tác giả, tác phẩm

? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả?

? Hãy giới thiệu những tác phẩm chính của ông?

? Nêu xuất xứ của văn bản “Cô bé bán diêm”?

  • Trình chiếu sile 2- chân dung nhà văn

  • GV chốt kiến thức

GV nhấn mạnh thêm:

- Truyện của An-đéc- xen nhẹ nhàng, tươi mát, toát lên lòng thương yêu con người nhất là những người nghèo khổ và tin vào những điều tốt đẹp trên thế gian.

- Nhiều truyện ông biên soạn từ truyện cổ tích, nhiều truyện do ông sáng tạo ra

- Tổng số có tới 168 truyện được khơi từ nhiều nguồn: văn học dân gian, văn học viết và cả những hư cấu sáng tạo độc lập của nhà văn.

GV cho hs xem phần sưu tầm của 1 số cá nhân tiêu biểu, để hs tự giới thiệu-> GV đánh giá, chấm điểm.

I. Giới thiệu chung

1. Tác giả

- An-đéc-xen (1805- 1875)

- Là nhà văn Đan Mạch, nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em...

2. Tác phẩm

- Là một truyện ngắn có tính bi kịch.

Hoạt động nhóm

Cách thức: 4 bước

+ Bước 1: Giao nhiệm vụ

Học sinh: cá nhân sử dụng phiếu học tập hoạt động theo nhóm bàn.

Nội dung: điền vào phiếu học tập

Phân công: Nhóm 1,3,5,7,9: 3 câu đầu

Nhóm 2,4,6,8,10: 2 câu cuối

+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ Bước 3: Trao đổi thảo luận

+ Bước 4: Đánh giá chốt kiến thức

1. Cần đọc văn bản với giọng đọc như thế nào?

2. Giải thích một số chú thích 2, 3, 5, 7, 8, 10, 11 SGK?

3. Hãy kể tóm tắt nội dung câu chuyện? (GV chiếu nội dung tóm tắt - sile 3)

4. Hãy xác định, thể loại, PTBĐ, ngôi kể và bố cục đoạn trích và nội dung chính mỗi phần?

5. Phần thứ 2 có thể chia làm mấy đoạn nhỏ? Dựa vào đâu có thể chia như vậy?

6. Hãy nêu nhận xét về bố cục của văn bản?

- Báo cáo: cá nhân trả lời tại chỗ theo phiếu học tập.

- Giáo viên chuẩn hóa kiến thức, nhận xét, đánh giá

1. H nêu cách đọc GV chuẩn xác: Giọng chậm, cảm thông, cố gắng phân biệt những cảnh thực và ảo ảnh trong từng lần cô bé quẹt diêm.

GV đọc đoạn đầu truyện (đoạn đã bị lược bỏ, SGV T57, 58)

2. Giải thích từ: gia sản, trường xuân, phuốc sét, thịnh soạn, lãnh đạm, cây thông Nô - en, chí nghĩa, ảo ảnh?

3. Vào một đêm giao thừa, ngoài đường phố lạnh giá xuất hiện một em bé ngồi nép trong một góc tường, rét buốt nhưng không dám về nhà vì sợ bố đánh bởi em chưa bán được bao diêm nào. Em quyết định quẹt một que diêm để sưởi ấm. Lần quẹt thứ nhất em thấy ánh lửa của lò sửa, lần quẹt thứ hai thấy bàn ăn có ngỗng quay, lần quẹt thứ ba thấy cây thông nô en, lần quẹt thứ tư thấy bà hiện về. Em quẹt hết những que diêm còn lại hai bà cháu bay về chầu thượng đế. Buổi sáng mồng một đầu năm người ta thấy thi thể của em bé giữa những bao diêm. Và không ai biết được những diệu kỳ diệu em bé đã thấy.

4. (Lưu ý : Nên lấy nhân vật em bé quẹt những que diêm làm phần trọng tâm. )

GV treo bảng phụ ghi bố cục (chiếu sile 4)

- P1: Từ đầu-> bàn tay em đã cứng đờ ra ( Hoàn cảnh của cô bé bán diêm).

- P 2: Tiếp -> Họ đã về chầu Thượng đế ( Các lần quẹt diêm và những mộng tưởng của cô bé).

- P 3: Còn lại (Cái chết của Cô bé bán diêm).

5. Phần 2 là trọng tâm, căn cứ vào số lần cô bé quẹt diêm - 5 lần - ứng với 5 đoạn nhỏ

6. - Bố cục 3 phần mạch lạc, hợp lý.

- Kể theo trình tự thời gian và sự việc. Cách kể phổ biến của truyện cổ tích.

3 HS đọc đoạn trích, HS nhận xét GV nhận xét.

II. Đọc- hiểu văn bản

1. Đọc - Chú thích, kể tóm tắt

a. Đọc - chú thích

b. Tóm tắt

2. Kết cấu, bố cục

- Thể loại: truyện ngắn

- PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm

- Ngôi kể: thứ 3

- Bố cục: 3 phần

Bước 4. Hướng dẫn về nhà ( )

- Tóm tắt truyện bằng lời văn của mình

- Tìm đọc các truyện cổ tích của An-đéc-xen.

- Tiếp tục phát biểu cảm nghĩ sau khi học xong đoạn sự xuất hiện của em bé bán diêm trong đêm giao thừa

*Chuẩn bị cho bài sau: Cô bé bán diêm (tiếp).

- Đọc bài

- Chuẩn bị kĩ các phần theo nội dung SGK

- GV phát phiếu học tập, học sinh chuẩn bị theo yêu cầu đã ghi trong phiếu

+ Tỡm hiểu về những lần quẹt diờm của em bộ( N1- lần 1, N2- lần 2, N3- lần 3)

+ Nghệ thuật đan xen giữa mộng tưởng và hiện thực cú ý nghĩa gỡ?

+ Cảm nhận về cỏi chết của em bộ.

Ngày soạn: 19/9/201 Tiết theo PPCT: 22

CÔ BÉ BÁN DIÊM

(An- đéc- xen)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nắm được cốt truyện, nhân vật, tóm tắt được tác phẩm, đoạn trích.

- Nghệ thuật đặc sắc của các tác phẩm, đoạn trích.

- Các yếu tố hiện thực trong tác phẩm, đoạn trích.

2. Kĩ năng:

- Đọc diễn cảm - hiểu, tóm tắt được tác phẩm; Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.

- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt tác phẩm tự sự để đọc - hiểu tác phẩm; Phát hiện, phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn; Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.

- Đọc hiểu một văn bản có ý nghĩa văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn trích tự sự; Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích.

3. Định hướng phát triển năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học các tác phẩm văn tự sự nước ngoài

- Năng lực giải quyết vấn đề liên quan đến nội dung của các văn bản tự sự nước ngoài

- Năng lực sáng tạo trong nghệ thuật khi phân tích một vấn đề trong tác phẩm

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong quá trình cảm nhận một số chi tiết, hình ảnh tiêu biểu

- Thu thập kiến thức xã hội có liên quan đến các tác phẩm văn tự sự nước ngoài

- Tự lập, tự tin, có tinh thần vượt khó khi tìm tòi về các tác phẩm văn tự sự nước ngoài

- Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng, môi trường tự nhiên,...

+ Có ý thức công dân, có lối sống lành mạnh;

+ Có tinh thần đấu tranh với những quan điểm sống thiếu lành mạnh, trái đạo lý.

* Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực đọc hiểu tác phẩm

- Năng lực đọc diễn cảm tác phẩm

- Năng lực cảm thụ tác phẩm

- Năng lực bình một số câu văn hay hình ảnh đẹp.

4. Thái độ:

- Giáo dục tình cảm yêu thương trân trọng con người.

- Giáo dục cho học sinh có nhận thức, hành động đúng trong cuộc sống.

- Giáo dục cho học sinh lòng yêu quê hương, trân trọng, biết ơn những người đi trước.

*Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC.

- Tích hợp kĩ năng sống: Suy nghĩ, thảo luận, cảm nhận về giá trị nội dung, nghệ thuật; về ý nghĩa các tình tiết trong tác phẩm hoặc bài học rút ra.

- Tích hợp đạo đức: Giáo dục tình yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc.

B. CHUẨN BỊ

1. Đối với giáo viên: bài soạn, tư liệu tham khảo.

2. Đối với học sinh: soạn bài theo câu hỏi SGK.

C. PHƯƠNG PHÁP

- Phân tích mẫu, vấn đáp, qui nạp, thực hành

- Động não, đặt câu hỏi

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Ổn định tổ chức

Ngày giảng

Lớp

Sĩ số

/ / 201

/ / 201

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

( Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

- Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ.

Gv : Cho học sinh nghe bài Đứa bé của nhạc sĩ Minh Khang

Có lẽ, có một số phận có nhiều nét tương đồng với đứa bé trong nhạc phẩm của Minh Khang đó chính là cô bé bán diêm. Tiết 2 của bài sẽ cho chúng ta thấy được số phận bất hạnh của đứa bé này

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

( Hoạt động hình thành kiến thức

- Mục tiêu: tìm hiểu

- Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp.

- Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu

- Kĩ thuật: KT chia nhóm, KT đặt câu hỏi, KT trình bày một phút, động não,...

H.dẫn HS tìm hiểu tiếp về phần nội dung kiến thức

Hoạt động nhóm

Cách thức: 4 bước

+ Bước 1: Giao nhiệm vụ

(Thời gian: 10 phút

Học sinh: cá nhân sử dụng phiếu học tập hoạt động theo nhóm bàn.

Nội dung: điền vào phiếu học tập (Có câu hỏi đeính kèm)

Phân công:

Nhóm 1,3,5,7: Hoàn cảnh của cô bé bán diêm.

Nhóm 2,4,6,8: Cuộc sống thực tế và mộng tưởng của cô bé bán diêm qua các lần quẹt diêm

Nhóm 9,10,11,12: Cái chết của cô bé bán diêm

+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ Bước 3: Trao đổi thảo luận

+ Bước 4: Đánh giá chốt kiến thức

- Báo cáo: cá nhân trả lời tại chỗ theo phiếu học tập.

- Giáo viên chuẩn hóa kiến thức, nhận xét, đánh giá

GV: Ở các nước Bắc Âu như Đan Mạch vào dịp mùa đông, thời tiết rất lạnh, có khi xuống tới âm vài chục độ C. Nước từ trên trời tuôn xuống gặp không khí lạnh đến tê người, đóng thành tuyế. Tuyết rơi dày đặc.. Đêm 30 Tết là ngày cuối cùng của năm. Giây phút gần đến giao thừa là thời điểm cuối cùng của ngày đặc biệt cuối năm. Em bé đã đói rét suốt một năm trời. Vào thời điểm ấy, cái đói, cái rét dường như tích tụ lại, nhu cầu vè vật chất, tình cảm lên đến cao độ, dường như đã vượt quá xa sức chịu đựng mỏng manh của em bé tội nghiệp. Thời tiết ấy, thời điểm ấy gợi cho ta nghĩ tới cảnh sum họp ấm cúng, vui vẻ hạnh phúc trong gia đình. Song thân phận của em bé bán diêm không được sống trong niềm vui, hạnh phúc ấy...

3. Phân tích

3.1. Hoàn cảnh của cô bé bán diêm

*Gia cảnh

- Mồ côi mẹ, bà nội hiền hậu cũng đã mất, gia sản tiêu tán.

- Sống với cha trong một xó tối tăm.

- Luôn bị mắng nhiếc chửi rủa.

- Phải đi bán diêm để kiếm sống.

-> Thật tội nghiệp, đáng thương, thiếu vắng tình thương yêu, sự chia sẻ.

*Trong đêm giao thừa

- Đêm khuya, gần giao thừa.

- Trời rét mướt

-> Thời gian, không gian rất đặc biệt.

->Sử dụng các hình ảnh tương phản (đối lập) đặt gần nhau.

+ Tương phản giữa:

Cảnh sum họp đầm ấm, sung túc trong các nhà > < Cảnh đơn độc, đói rét, thiếu thốn về vật chất và tinh thần của em bé.

=>Tình cảnh thật khổ cực tội nghiệp, đáng thương: Cô độc, đói rét, bị đày ải mà không được ai đoái hoài.

3.2. Cuộc sống thực tế và mộng tưởng của cô bé bán diêm qua các lần quẹt diêm.

Quẹt 5 lần: - 4 lần đầu: mỗi lần 1 que

- Lần cuối: cả bao.

- Lần 1:

Ngồi trước lò sưởi lửa cháy vui mắt toả hơi nóng dịu dàng

=> Vì em đang rét, muốn được sưởi ấm.

- Lần 2: Bàn ăn, đồ quý giá, ngỗng quay …

Vì em đang đói, muốn ăn (gần 12 giờ đêm rồi)

- Lần 3: Cây thông Nô en, ngọn nến sáng rực, lấp lánh..

Em bé muốn được đón niềm vui, hi vọng vào năm mới.

- Lần 4: Thấy Bà nội hiện về đang mỉm cười với em

->Vì vậy lời cầu xin của em vang lên thống thiết sâu sâu

- Lần 5: Em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao

-> Mộng tưởng đẹp thể hiện khát khao cháy bỏng của cô bé về 1 cuộc sống tốt đẹp hạnh phúc.

Các mộng tưởng diễn ra theo trình tự hợp lý sau mỗi lần quẹt diêm.

-> Khi diêm tắt, em bé trở về với thực tế phũ phàng

- Tương phản, đối lập, mộng tưởng đan xen thực tế...

- Ý nghĩa: Cuộc sống trên trần gian chỉ là buồn đau, đói rét với người nghèo

3.3. Cái chết của cô bé bán diêm:

=>Là cái chết đẹp, chết về thể xác nhưng linh hồn, khát vọng của bé vẫn sống “đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười”

- Cái chết thể hiện bi kịch lạc quan của tác phẩm.

- Biện pháp NT Tương phản, Đối lập

=>Kết thúc truyện thể hiện nỗi day dứt, xót xa của nhà văn đối với em bé bất hạnh.

Liệt kê các hình ảnh tương phản được sử dụng trong đoạn trích

+ Trời đông giá rét, tuyết rơi

+ Ngoài đường lạnh buốt, tối đen

+ Em bé bụng đói, cả ngày chưa ăn uống gì

+ Cái xó tối tăm em đang sống chui rúc với bố

> <

> <

> <

> <

+ Cô bé đầu trần, chân đất

+ Cửa sổ mọi nhà sáng rực ánh đèn

+ Trong phố sực nức mùi ngỗng quay.

+ Ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh.

G: Chỉ bằng vài lời giới thiệu thông qua ý nghĩ của em, đặc biệt là thông qua thủ pháp đối lập tương phản tác giả đã làm nổi bật tình cảnh khốn khổ của em bé: đói, rét và cô đơn. Qua đó giúp người đọc hình dung ra sự bất công trong xã hội đương thời.

*GV: An-đéc-xen đã tạo nên điều kỳ diệu từ thực tế đắng cay, đem đến cho con người những gì tốt đẹp -> 5 lần quẹt diêm là 5 lần thực tại và ảo ảnh xen kẽ, nối tiếp, vụt hiện, vụt biến gợi lên hình ảnh cô bé đẹp hồn nhiên, đáng thương.

- Em khao khát được sống trong tình yêu thương của bà, để được bà chở che, yêu thương

- Thấy Bà cao lớn đẹp đẽ, bà cầm tay em, bay lên trời…

Vì em muốn được sống bên bà, muốn vĩnh biệt hiện thực đói rét, đau khổ bước sang thế giới hạnh phúc tốt đẹp, về với thượng đế -> thoát khỏi trần gian khổ ải.

- Chỉ có cái chết mới giải thoát được họ, đem đến cho họ hạnh phúc vĩnh hằng, chẳng có buồn đau, đói rét...

-> hoàn toàn là mộng tưởng

- Em bé chết Thật thương tâm

- Vì đói rét. Vì sự thờ ơ, lãnh đạm của mọi người

*Hướng dẫn tổng kết

?Chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? Nội dung, ý nghĩa bài thơ?

Hs thảo luận - Chọn ra những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc.

4. Tổng kết

4.1. Nghệ thuật:

- Miêu tả rõ nét cảnh ngộ và nỗi khổ cực của em bé bằng những chi tiết, hình ảnh đối lập.

- Sắp xếp trình tự sự việc nhằm khắc học tâm lí em bé trong cảnh ngộ bất hạnh.

- Sáng tạo trong cách kể chuyện.

4.2. Nội dung - ý nghĩa văn bản:

*Ý nghĩa: Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh.

4.3. Ghi nhớ: SGK (68)

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5’)

Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn kĩ năng kỹ năng viết đoạn văn, bồi dưỡng tình cảm yêu thương con người, thầy cô, bè bạn, mái trường.

- Phương pháp: PP vấn đáp.

- Hình thức tổ chức: học theo cá nhân.

- Phương tiện: máy chiếu.

- Kĩ thuật: động não...

?Thông qua câu chuyện nhà văn đã gửi đến mọi người bức thông điệp gì?

- Hãy yêu thương con trẻ! Hãy dành cho trẻ em một cuộc sống bình yên và hạnh phúc! Hc của tác phẩm.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (4’)

- Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn.

- Phương pháp: vấn đáp, giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật: hợp tác...

?Hiện nay còn rất nhiều những hoàn cảnh éo le như em bé bán diêm trong truyện. Hãy lấy ví dụ và cho biết xã hội ta đã có những tổ chức, hành động nào giúp đỡ cho các em có hoàn cảnh khó khăn? Bản thân em đã tham gia hoạt động nhân đạo nào chưa?

Liên hệ: XH ngày nay nhiều em bé gặp h/c éo le bất hạnh lang thang phải tự kiếm sống (nhặt rác, đánh giày...) Có những bàn tay nhân ái, những tổ chức từ thiện nhận bảo trợ nuôi dưỡng tạo cho các em học tập văn hoá, học nghề để các em có c/s hp (Các làng trẻ em: làng SOS, hoa phượng, các mẹ nhận nuôi dưỡng các con...)

HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI – MỞ RỘNG (2’)

- Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học.

- Phương pháp: chơi trò chơi.

- Hình thức tổ chức: cho H quan sát tranh để đoán nội dung.

- Phương tiện: máy chiếu, tranh ảnh minh họa.

- Kĩ thuật: trình bày một phút, động não.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Ở Việt Nam hiện còn 44.600 trẻ dưới 6 tuổi mắc bệnh Tim bẩm sinh, trong đó có 60% hộ nghèo và cận nghèo. Mỗi năm tại Việt Nam có từ 8.000-10.000 trẻ vừa sinh ra bị bệnh tim bẩm sinh. Trong đó, có 50% số trẻ bị bệnh tim bẩm sinh rất nặng cần được phẫu thuật ngay. Chương trình sẽ phẫu thuật cho 3.000 em nhỏ bị bệnh bẩm sinh và thực hiện khám sàng lọc bệnh tim 30.000 trẻ em nghèo toàn quốc.

(theo dân trí.com)

  1. Tên chương trình mà văn bản trên nhắc tới là gì?

  2. Những số liệu thống kê trong đoạn văn trên gợi chho em những suy nghĩ gì?

Bước 4. Hướng dẫn về nhà ( )

1. Hướng dẫn học sinh học bài cũ:

- Đọc diễn cảm đoạn trích.

- Ghi lại những cảm nhận của em về một hoặc vài chi tiết nghệ thuật tương phản trong đoạn trích.

- Tóm tắt truyện bằng lời văn của mình

- Tìm đọc các truyện cổ tích của An-đéc-xen.

- Tiếp tục phát biểu cảm nghĩ về câu chuyện.

- Hãy dựng lại cô bé bán diêm, kể lại những điều kì diệu mà em nhìn thấy trong đêm giao thừa. Tại sao tác giả gọi đó là những điều kì diệu

2. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài tiếp theo trong chủ đề truyện nước ngoài

+ Soạn bài theo hệ thống đọc hiểu trong sách giáo khoa

+ Trả lời các câu hỏi:

CÂU HỎI CHUNG CHO VĂN BẢN:

? Hiểu biết về tác giả?

? Chủ đề của văn bản? Vì sao em xác định như vậy?

? Đọc, tóm tắt văn bản?

? Nêu ý nghĩa văn bản?

? Nghệ thuật cơ bản của văn bản?

CÂU HỎI RIÊNG:

*Văn bản “Đánh nhau vứi cối xay gió”

1. Xác định ba phần của đoạn truyện này theo trình tự diễn biến trước trong và sau khi Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió. Liệt kê 5 sự việc chủ yếu qua đó tính cách của lão hiệp sĩ và bác giám hộ được bộc lộ.

2. Qua năm sự việc ấy, phân tích những nét hay và dở của nhân vật Đôn Ki-hô-tê.

3. Vẫn qua các sự việc ấy, chứng minh nhân vật Xan-chô Pan-xa cũng bộc lộ cả những mặt tốt và những mặt xấu.

4. Đối chiếu Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa về các mặt: dáng vẻ bề ngoài, nguồn gốc xuất thân, suy nghĩ, hành động... để thấy rõ nhà văn đã xây dựng một cặp nhân vật tương phản.

3. Chuẩn bị bài mới: Tiếng việt: Trợ từ, thán từ

- Đọc ngữ liệu I: SGK/T69.

? Nghĩa của các câu vừa đọc có gì khác nhau?

? Trường hợp câu 2 thường được dùng trong hoàn cảnh nào?

? So sánh câu 1 với câu 3?

? Như vậy những từ có, những đặt trong câu có vai trò như thế nào?

? Vậy em hiểu thế nào là trợ từ?

- Đọc ngữ liệu mục II: SGK/T69.

? Các từ này, ạ, vâng trong các đoạn trích trên biểu thị điều gì?

- Hiểu được khái niệm trợ từ, thán từ.

- Nắm được đặc điểm và cách sử dụng trợ từ, thán từ.

- Chuẩn bị bảng phụ, phiếu học tập.

Ngày soạn: 7/ 10 /201

Tiết PPCT: 29

CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

(O. Hen-ri)

A. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức

- Biết nội dung , nghệ thuật của đoạn trích.

- Hiểu được tấm lòng yêu thương những người nghèo khổ của nhà văn được thể hiện trong đoạn trích.

- Vận dụng tình cảm nhân văn trong cuộc sống; khả năng sáng tạo nghệ thuật của bản thân.

2. Kĩ năng 

- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc - hiểu tác phẩm.

- Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.

  1. Thái độ

-Yêu thuong con người, trân trọng cuộc sống

-Yêu thích văn học nước ngoài

4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

a. Các phẩm chất:

- Rung động trước cái hay cái đẹp và lòng cảm thông của tác giả đối với những nỗi bất hạnh của người nghèo

- Bồi đắp cho HS lòng yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ con người

b. Năng lực chung

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng CNTT; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Năng lực chuyên biệt

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực thẩm mĩ.

B. CHUẨN BỊ.

- SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án, bài dạy điện tử.

- Đọc và soạn bài theo các câu hỏi ở SGK và hướng dẫn của GV ở tiết trước.

C. PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp: Dạy học theo nhóm, PP giải quyết một vấn đề, PP dự án, PP nghiên cứu trường hợp điển hình.

- Kĩ thuật dạy học: Phân tích, động não, giao nhiệm vụ, trình bày một phút.

D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Bước 1. Ổn định lớp(1’)

- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:……………………………………………….

- Kiểm tra sĩ số học sinh:

Ngày giảng

Lớp

Sĩ số (vắng)

6A1

6A2

Bước 2. Kiểm tra bài cũ(3’)

Bước 3. Bài mới:

Gv cho học sinh xem ảnh

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

- Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ.

§§

Gv:Em nhận ra điều gì ở những hình ảnh trên?

Hs: Mọi người chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống ( hiến máu, dẫn qua đường, hỗ trợ khi người khác gặp sự cố, khó khăn...)cho dù đó là những người xa lạ

Gv: Rõ ràng trong cuộc sống này, không phải chỉ có người thân ruột thịt mới yêu thương, chia sẻ, nâng đỡ cho nhau mà đây là nét đẹp có ở mọi lúc, mọi nơi trên trái đất này, không phân biệt quốc gia, biên giới..

Đọc truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn O Hen-ri chúng ta biết thêm một câu chuyện về tình người cao quý ấy.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.

- Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp.

- Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu

- Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,...

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hướng dẫn tìm hiểu chung

*Cá nhân học sinh báo cáo phần chuẩn bị ở nhà.

*Giáo viên định hướng, chốt kiến thức.

I. Hướng dẫn tìm hiểu chung

1. Tác giả

- O. Hen-ri (1862-1910)

- Là nhà văn nổi tiếng của Mĩ, chuyên viết truyện ngắn.

- Tinh thần nhân đạo cao cả được thể hiện một cách cảm động là điểm nổi bật trong tác phẩm của ông.

2. Tác phẩm

- Văn bản này là phần cuối của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”.

- Trình chiếu chân dung nhà văn

Xec-van-tet (1547-1616).

GV bổ sung thêm: O Hen- ri (1862- 1910) là nhà văn Mĩ chuyờn viết truyện ngắn. Trong vòng 10 năm, ông viết gần 300 truyện lấy bối cảnh xã hội Mĩ đầu thế kỉ XX.

- Cha ông là thầy thuốc, mẹ ông qua đời khi ông mới lên 3. Thuở nhỏ ông không được học hành gì nhiều; năm 15 tuổi đã phải thôi học đến làm tại một hiệu thuốc của chú ruột; sau đó còn phải làm nhiều nghề khác để kiếm sống nh­ư nhân viên kế toán, vẽ tranh, thủ quỹ ngân hàng. Truyện của ông phong phú đa dạng về đề tài, nh­ưng phần lớn hư­ớng về cuộc sống nghèo khổ của những ngư­ời dân Mĩ. Một số truyện mang ý nghĩa phê phán xã hội rõ rệt .

- Về nghệ thuật, truyện ngắn của ông thư­ờng đ­ược tổ chức xoay quanh một cốt truyện chu đáo với tình tiết đư­ợc sắp xếp khéo léo, lôi cuốn sự hứng thú đối với bạn đọc. Ông th­ường sử dụng kiểu đảo ngư­ợc tình huống hai lần một cách đột ngột bất ngờ. Nhiều nhân vật của ông vừa rất thực mà cũng vừa mơ hồ phảng phất nh­ư trong mơ.

Định hướng hình thành kiến thức đọc hiểu văn bản:

*Yêu cầu cán sự bộ môn lên điều hành hoạt động học, giáo viên theo dõi và điều chỉnh, hỗ trợ:

- Đọc, tìm hiểu chú thích

- Đưa ra cách đọc: Nhẹ nhàng, cảm động, nghẹn ngào, chú ý phân biệt lời kể, tả của tác giả, chú ý đọc các lời đối thoại.

- Thể loại, phương thức biểu đạt.

- Xác định bố cục của văn bản.

*GV chiếu

- Bố cục: 3 phần:

+ Phần 1: “Khi hai người ….tảng đá”: Cụ Bơ-men và Xiu lên gác thăm Giôn – xi.

+ Phần 2: ”Sáng hôm sau….thế thôi”: Chiếc lá cuối cùng không rụng và Giôn - xi đã qua cơn nguy hiểm.

+ Phần 3: Còn lại : Xiu kể cho Giôn - xi đang bình phục về cái chết bất ngờ của cụ Bơ – men.

II. Định hướng hình thành kiến thức đọc hiểu văn bản:

1. Đọc, tìm hiểu chú thích:

2. Bố cục:

- Thể loại: Truyện ngắn

- Phương thức: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

- Bố cục: 3 phần.

GV chiếu phần tóm tắt

Hoạt động nhóm

Cách thức: 4 bước

+ Bước 1: Giao nhiệm vụ

(Thời gian: 10 phút

Học sinh: cá nhân sử dụng phiếu học tập hoạt động theo nhóm bàn.

Nội dung: điền vào bảng hai cột

Phân công: Bàn ...)

+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ Bước 3: Trao đổi thảo luận

+ Bước 4: Đánh giá chốt kiến thức

1. Diễn biến tâm trạng Giôn - xi lúc đầu.

2. Diễn biến tâm trạng Giôn - xi sau đó.

Giáo viên hướng dẫn học sinh bổ sung và hoàn thiện nội dung kiến thức trong phiếu học tập (Phiếu học tập đính kèm trong vở ghi)

- Báo cáo: cá nhân trả lời tại chỗ theo phiếu học tập.

- Giáo viên chuẩn hóa kiến thức, nhận xét, đánh giá.

GV chiếu hình ảnh:

3. Phân tích

(Giáo viên chuẩn hóa kiến thức theo nội dung sau)

3.1.Nhân vật Giôn - xi

* Hoàn cảnh sống

- Là một nữ hoạ sĩ trẻ, nghèo.

- Bị bệnh sưng phổi nặng.

-> Nghèo túng, bệnh tật.

* Diễn biến tâm trạng:

- Lúc đầu:

+ Có ý nghĩ: chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng thì cô sẽ lìa đời.

-> Ngớ ngẩn, đáng thương.

+ Tâm trạng: chán nản, tuyệt vọng, buông xuôi, thờ ơ với sự sống của chính bản thân mình.

- Sau đó:

+ Ngạc nhiên nằm nhìn chiếc lá hồi lâu.

+ Tự thấy mình là một con bé hư, muốn chết là một tội.

+ Đòi ăn uống, soi gương, muốn vẽ vịnh Na – plơ.

-> Nhu cầu sống đã trở lại, yêu bạn, yêu nghề, vượt qua được cái chết.

+ Chiếc lá cuối cùng đã đem lại sự hồi sinh cho Giôn - xi, cô đã chiến thắng bệnh tật, vượt qua được cái chết.

->NT: Đảo ng­ược tình huống lần thứ nhất.

-> Nghị lực và tình yêu cuộc sống sẽ giúp con người chiến thắng được bệnh tật, khó khăn.

* Luyện tập

Hướng dẫn luyện tập.

Thảo luận nhóm bàn: 2p

? Hãy tóm tắt văn bản bằng một đoạn văn ngắn?

Giôn xi ốm nặng và cô chờ đợi chiếc lá th­ường xuân rụng cũng là lúc cô lìa đời. Nh­ưng qua một đêm mư­a tuyết dữ dội chiếc lá vẫn còn đó khiến cô thoát khỏi ý nghĩ đó và dần dần bình phục. Xiu người bạn gái đã cho cô biết sự thật về chiếc lá ... chính là bức tranh của họa sĩ già Bơ men đã đ­ược vẽ một cách bí mật trong một đêm m­ưa gió để cứu Giôn - xi và cụ đã chết vì bệnh s­ưng phổi.

GV: Chiếc lá cuối cùng mỏng manh chứa đựng một sức sống bền bỉ, mãnh liệt đã giúp Giôn - xi vượt qua cái chết.Vì sao chiếc lá không rụng, tiết sau ta sẽ tiếp tục tìm hiểu.

GV chiếu sile 4

? Vì sao khi nhìn thấy chiếc lá cuối cùng không rụng, Giôn - xi thay đổi tâm trạng?

Bước 4. Hướng dẫn về nhà ( )

* Đối với bài cũ:

- Đọc lại văn bản, kể tóm tắt văn bản.

- Nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm.

- Học và nắm được hoàn cảnh sống và diễn biến tâm trạng của Giôn - xi.

* Đối với bài mới: Chuẩn bị: Chiếc lá cuối cùng (tiếp theo)

- Tình cảm của Xiu đối với Giôn - xi.

- Nhân vật Bơ - men và kiệt tác chiếc lá cuối cùng.

- Nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần.

Ngày soạn: 9/10/201

Tiết theo PPCT: 30

CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

(O. Hen - ri)

A. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức

- Biết nội dung , nghệ thuật của đoạn trích.

- Hiểu được tấm lòng yêu thương những người nghèo khổ của nhà văn được thể hiện trong đoạn trích.

- Vận dụng tình cảm nhân văn trong cuộc sống; khả năng sáng tạo nghệ thuật của bản thân.

2. Kĩ năng 

- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc - hiểu tác phẩm.

- Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.

  1. Thái độ

-Yêu thuong con người, trân trọng cuộc sống

-Yêu thích văn học nước ngoài

4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

a. Các phẩm chất:

- Rung động trước cái hay cái đẹp và lòng cảm thông của tác giả đối với những nỗi bất hạnh của người nghèo

- Bồi đắp cho HS lòng yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ con người

b. Năng lực chung

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng CNTT; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Năng lực chuyên biệt

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực thẩm mĩ.

B. CHUẨN BỊ.

- SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án, bài dạy điện tử.

- Đọc và soạn bài theo các câu hỏi ở SGK và hướng dẫn của GV ở tiết trước.

C. PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp: Dạy học theo nhóm, PP giải quyết một vấn đề, PP dự án, PP nghiên cứu trường hợp điển hình.

- Kĩ thuật dạy học: Phân tích, động não, giao nhiệm vụ, trình bày một phút.

D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Bước 1. Ổn định lớp(1’)

- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:……………………………………………….

- Kiểm tra sĩ số học sinh:

Ngày giảng

Lớp

Sĩ số (vắng)

A1

A2

Bước 2. Kiểm tra bài cũ(3’)

Bước 3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

- Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ.

GV: Các em đã đọc bài ở nhà và học tiết 1 của văn bản Chiếc lá cuối cùng, hãy tưởng tượng và vẽ lại hình ảnh chiếc lá ấy vào tập

HS: thực hiện

GV: Nhận xét và dẫn dắt vào bài

Để xem chiếc lá cuối cùng có ý nghĩa như thế nào đối với nhân vật Giôn-xi, cô và các con sẽ tìm hiểu phần cuối của truyện

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: tìm hiểu về tác phẩm.

- Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp.

- Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu

- Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,...

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hướng dẫn tìm hiểu chung

* Cá nhân học sinh báo cáo phần chuẩn bị ở nhà.

* Giáo viên định hướng, chốt kiến thức.

I. Hướng dẫn tìm hiểu chung

II. Định hướng hình thành kiến thức đọc hiểu văn bản:

Hoạt động nhóm

Cách thức: 4 bước

+ Bước 1: Giao nhiệm vụ

(Thời gian: 10 phút

Học sinh: cá nhân sử dụng phiếu học tập hoạt động theo nhóm bàn.

Nội dung: điền vào bảng hai cột

Phân công: Bàn ...)

+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ Bước 3: Trao đổi thảo luận

+ Bước 4: Đánh giá chốt kiến thức

Nhóm 1, 2, 3, 4

- Tình thương của Xiu

Tâm trạng

Hành động

Nhóm 5, 6, 7, 8

- Cụ Bơ-men và kiệt tác cuối cùng

Cuộc đời cụ Bơ -men

Cụ Bơ -men vẽ chiếc lá

Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác

Giáo viên hướng dẫn học sinh bổ sung và hoàn thiện nội dung kiến thức trong phiếu học tập (Phiếu học tập đính kèm trong vở ghi)

- Báo cáo: cá nhân trả lời tại chỗ theo phiếu học tập.

- Giáo viên chuẩn hóa kiến thức, nhận xét, đánh giá.

3. Phân tích

(Giáo viên chuẩn hóa kiến thức theo nội dung sau)

3.1. Nhân vật Giôn - xi

3.2. Tình thương yêu của Xiu

* Tâm trạng:

- Xiu lo sợ khi nhìn vài chiếc là thường xuân còn bám lại trên tường.

- Lo sợ mất Giôn - xi.

* Hành động:

- Nấu cháo, pha sữa, mời bác sĩ.

- An ủi, động viên chăm sóc Giôn xi tận tình.

-> Xiu là hiện thân của tình yêu thương, đức hi sinh, nhân hậu, tình bạn đẹp, gắn bó, thủy chung.

->Tình yêu thương của Xiu làm đẹp thêm bức tranh tình người bao la kì diệu của câu chuyện.

3.3. Cụ Bơ men và kiệt tác cuối cùng

* Cuộc đời:

- Là một họa sĩ già, nghèo.

- Kiếm sống bằng nghề ngồi làm mẫu vẽ.

- Cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được.

* Cụ Bơ - men vẽ chiếc lá.

- NT: Thủ pháp giấu kín sự việc.

-> tạo sự bất ngờ cho Giôn - xi và gây hứng thú, bất ngờ cho người đọc.

- Vẽ chiếc lá âm thầm bí mật trong đêm mưa gió dữ dội để cứu Giôn - xi.

- Cụ đã chết vì bệnh sưng phổi.

- Đảo ng­ược tình huống lần thứ hai.

-> Cụ là ng­ười nhân hậu, có tình thư­ơng yêu bao la và sự hi sinh cao cả.

* Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác:

- Sinh động, giống nh­ư thật.

- Tạo ra sức mạnh, khơi dậy sự sống trong tâm hồn con ngư­ời.

- Đư­ợc vẽ bằng cả tấm lòng nhân hậu, bằng trái tim yêu thương và sự hi sinh cao cả.

GV cho HS thảo luận nhóm bàn để rút ra nghệ thuật đặc sắc của văn bản.

? Nhận xét về biện pháp nghệ thuật sử dụng trong văn bản?

* NT:

- Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật

- Xây dựng tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ khéo léo.

- Kết cấu đảo ngược tình huống hai lần.

* ND –YN :

- Nội dung:

+ Ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa con người nhất là của những con người nghèo khổ.

- Khẳng định giá trị của nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì sự sống của con người.

- Ý nghĩa: Chiếc lá cuối cùng là câu chuyện cảm động về tình yêu thương giữa những người nghệ sĩ nghèo. Qua đó tác giả thể hiện quan niệm của mình về mục đích của sáng tạo nghệ thuật.

- HS đọc ghi nhớ SGK/95.

4. Tổng kết

4.1. Nghệ thuật

4.2. Nội dung - Ý nghĩa

4.3. Ghi nhớ SGK/95

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5’)

Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn kĩ năng kỹ năng viết đoạn văn, bồi dưỡng tình cảm yêu thương con người

- Phương pháp: PP vấn đáp.

- Hình thức tổ chức: học theo cá nhân.

- Phương tiện: máy chiếu.

- Kĩ thuật: động não...

Hướng dẫn luyện tập.

- Thời gian: 5 phút.

? Hãy tưởng tượng ra sự phản ứng của Giôn - xi khi nghe Xiu kể về chiếc lá cuối cùng và cái chết của cụ Bơ - men rồi viết lại phần kết thúc của câu chuyện?

Gợi ý:

1. Nội dung:

- Có thể hình dung ra sự phản ứng của Giôn - xi.

- Bất ngờ, xúc động,vì việc làm cao cả của cụ Bơ – men.

- Cũng có thể là niềm ân hận, day dứt

2. Hình thức:

- Đoạn văn có thể ngắn, rất ngắn

- Câu kể: Thái độ của Giôn - xi

- Câu cảm thán: Giôn - xi thốt lên

- Câu miêu tả: Cảnh Giôn - xi nhìn qua cửa sổ, hướng về chiếc lá trên cây dây leo...

III. Luyện tập

Hãy tưởng tượng ra sự phản ứng của Giôn - xi khi nghe Xiu kể về chiếc lá cuối cùng và cái chết của cụ Bơ - men rồi viết lại phần kết thúc của câu chuyện.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (4’)

- Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn.

- Phương pháp: chơi trò chơi.

- Hình thức tổ chức: cho các nhóm thi.

- Phương tiện: máy chiếu.

- Kĩ thuật: hợp tác...

?Giả sử em rơi vào hoàn cảnh như Giôn-xi em sẽ xử sự như thế nào?

? Em có suy nghĩ gì về sức mạnh của nghệ thuật chân chính?

HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI – MỞ RỘNG

- Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học.

- Phương pháp: chơi trò chơi.

- Hình thức tổ chức: cho H quan sát tranh để đoán nội dung.

- Phương tiện: máy chiếu, tranh ảnh minh họa.

- Kĩ thuật: trình bày một phút, động não.

?Em hãy tưởng tượng và vẽ lại việc cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá cuối cùng trong đêm mưa tuyết dữ dội

? Em hãy tìm đọc những câu chuyện viết về tình yêu thương của con người trong cuộc sống hiện đại

Bước 4. Hướng dẫn về nhà ( )

1. Hướng dẫn học sinh học bài cũ:

- Học thuộc ghi nhớ

- Học kĩ nội dung bài học

- Tóm tắt các sự việc chính của văn bản

- Qua lời kể của Xiu, em hãy kể lại việc cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá cuối cùng trong đêm mưa tuyết dữ dội ấy (có kết hợp yếu tố tả và biểu cảm)

- Liên hệ tình yêu thương con người trong cuộc sống hiện tại.

2. Chuẩn bị bài mới:

*Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: Chương trình địa phương (Phần tiếng Việt): Sưu tầm thơ ca có từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt.

126