Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 9 Địa lí 11 Nhật Bản, trường THPT Quốc Oai - Hà Nội

7930939612afad5223e7a7043c338cea
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 8 tháng 2 2021 lúc 8:02:43 | Được cập nhật: hôm kia lúc 3:56:45 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 271 | Lượt Download: 0 | File size: 0.735639 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Trường THPT Quốc Oai GV: Nguyễn Thị Hồng Nhung

NHẬT BẢN

Diện tích: 378 nghìn km2

Dân số : 127,1 triệu người (năm 2018)

Thủ đô : Tô-ki-ô

Nhật Bản là quốc gia quần đảo, nghèo tài nguyên khoáng sản, dân cư cần cù. Từ giữa thập niên 50 của thế kỷ XX, Nhật Bản đã nhanh chóng phát triển thành một cường quốc kinh tế. Cùng với sự phát triển các ngành kỹ thuật, công nghệ cao và đầu tư tài chính ở nhiều nước trên thế giới, nền kinh tế Nhật Bản ngày càng hùng mạnh.

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức :

- Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Nhật Bản.

- Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.

- Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế.

- Trình bày và giải thích được sự phát triển và phân bố của những ngành kinh tế chủ chốt.

- Trình bày và giải thích được sự phân bố một số ngành sản xuất tại vùng kinh tế phát triển ở đảo Hôn-su và Kiu-xiu.

- Ghi nhớ một số địa danh.

2. Về kĩ năng :

- Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày một số đặc điểm địa hình, tài nguyên khoáng sản, sự phân bố một số ngành công nghiệp, nông nghiệp của Nhật Bản.

- Nhận xét các số liệu, tư liệu về thành tựu phát triển kinh tế của Nhật Bản.

B. NỘI DUNG KIẾN THỨC

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1/ Vị trí địa lí

  • Là một quần đảo hình vòng cung dài 3800km, nằm ở phía Đông châu Á, gồm 4 đảo lớn là: Hôcaiđô, Hônsu, Xicôcư, Kiuxiu và khoảng 3900 đảo nhỏ.

  • Tiếp giáp:

+ Phía Bắc giáp biển Ô Khốp.

+ Phía Đông giáp Thái Bình Dương

+ Phía Tây giáp biển Nhật Bản

+ Phía Nam giáp biển Đông Trung Hoa

Thuậnlợi:

+ Do là 1 quần đảo nên thiên nhiên mang tính biển rõ nét.

+ Dễ dàng giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.

+ Là điều kiện thuận lợi để Nhật Bản phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển: giao thông biển, khai thác hải sản, khoảng sản và du lịch biển.

+ Xa trung tâm lớn nên trong lịch sử chưa bị đô hộ và ít bị cạnh tranh.

Khó khăn: nằm trong vùng không ổn định của Trái Đất, trong vành đai lửa Thái Bình Dương nên thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa, sóng thần.

2/ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Địa hình:

+ Chiếm hơn 80% diện tích là đồi núi thấp và trung bình, Nhiều cảnh đẹp phát triển du lịch

+ Đồng bằng nhỏ hẹp ven biển, chiếm khoảng 14% diện tích nhưng đất đai màu mỡ. (lớn nhất là đồng bằng Kantô trên đảo Hônsu) Phát triển trồng trọt.

Khó khăn: địa hình không ổn định, thiếu đất cho trồng trọt.

- Khí hậu: Phân hoá đa dạng: phía Bắc có khí hậu ôn đới gió mùa, phía nam có khí hậu cận nhiệt gió mùa Cơ cấu cây trồng đa dạng.

Khó khăn: Phía bắc có mùa đông lạnh, kéo dài, phía nam có nhiều bão lũ.

- Sông ngòi: nhỏ, ngắn, dốc ít có giá trị về giao thông nhưng giàu giá trị về thuỷ điện (trữ lượng 20 triệu KW)

- Khoáng sản: là quốc gia nghèo khoáng sản thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp.

- Sinh vật:

+ Rừng: là quốc gia có diện tích rừng bao phủ lớn nhất châu Á phát triển lâm nghiệp và du lịch.

+ Vùng biển rộng, có các dòng biển nóng, lạnh gặp nhau có nhiều ngư trường lớn phát triển ngành nuôi trồng và đánh bắt hải sản

II. DÂN CƯ

1/ Dân cư

- Số dân: 127,1 triệu người năm 2018, là nước đông dân thứ 11 trên thế giới

- Dân số tăng chậm và có xu hướng giảm dần. Tỉ lệ gia tăng dân số: thấp dần là 0,1% năm 2018.

- Cơ cấu dân số: già, tỉ lệ người già ngày càng lớn, tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới.

- Thành phần dân tộc: 99,3% dân số là người Nhật.

- Phân bố dân cư: không đồng đều,

+ 90% dân số tập trung ở các thành phố và đồng bằng ven biển.

+ Tỉ lệ dân thành thị: cao chiếm khoảng 90% năm 2018.

- Người lao động có trình độ văn hoá cao, cần cù, tự giác và có tinh thần trách nhiệm cao.

Nhật Bản có đội ngũ lao động lành nghề trình độ cao góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh tăng khả năng cạnh tranh trên Thế giới. Tuy nhiên cũng gây ra một số khó khăn cho đất nước thiếu lực lượng lao động trẻ trong tương lai.

III. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

- Sau chiến tranh thế giới lần 2: nền kinh tế của Nhật Bản bị suy giảm nghiêm trọng nhưng đến năm 1952 nền kinh tế đã khôi phục trở lại bằng trước chiến tranh.

- Thời kỳ 19551973: Kinh tế tăng trưởng cao, GDP tăng từ 7,8% 18,8% một năm. Năm 1952, Nhật Bản khôi phục được mức SX trước chiến tranh và bước vào giai đoạn phát triển với tốc độ cao (thần kì). Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đến năm 1973 GDP gấp 20 lần so với năm 1950.

Nguyên nhân:

+ Chú trọng đầu tư hiện đại hoá công nghiệp, tăng vốn, gắn liền với áp dụng kĩ thuật mới (mua bằng sáng chế làm cho công nghiệp có sức cạnh tranh lớn).

+ Tập trung cao độ vào ngành kinh tế then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn

+ Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng.

-- PT các xn vừa và nhỏ : tận dụng lao động, tạo khối lượng hàng hoá lớn, giá thành rẻ.

-- PT các xn lớn, hiện đại : tạo hàng hoá chất lượng cao, hàm lượng KHKT lớn phục vụ xuất khẩu

- Sau năm 1973 kinh tế Nhật Bản Kinh tế Nhật Bản suy giảm:

Nguyên nhân: Do hai cuộc khủng hoảng dầu mỏ.

- Chiến lược kinh tế sau năm 1973

Đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật và công nghệ, phát triển các ngành đồi hỏi nhiều chất xám…

- Thời kỳ 19731980: do khủng hoảng dầu mỏ nên nền kinh tế tăng trưởng giảm còn 2,6% năm 1980.

- Thời kỳ 19861990: Nhờ điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế, nên tốc độ tăng GDP trung bình đạt 5,3%.

- Hiện nay: Nhật Bản đứng thứ ba thế giới về về quy mô GDP.

IV. CÁC NGÀNH KINH TẾ

1. Công nghiệp

- CN là sức mạnh của nền kinh tế NB, chiếm 30.1% GDP năm 2017 và giá trị sản lượng CN của Nhật Bản đứng thứ 3 TG (sau HK, TQ).

- Cơ cấu ngành đa dạng có đầy đủ các ngành công nghiệp kể cả những ngành không thuận lợi về tự nhiên.

- NB nổi tiếng về nhiều ngành và nhiều sản phẩm CN như:

+ Công nghiệp chế tạo: Chiếm khoảng 40% giá trị hàng CN xuất khẩu, nổi tiếng với các sản phẩm tàu biển (41% sản lượng xuất khẩu của TG), ô tô (sản xuất khoảng 25% sản lượng TG), xe gắn máy (NB là nước sx xe hơi đứng hàng đầu TG, sản xuất khoảng 60% sản lượng TG). . Các hãng Mitsubisi, Hitachi, Toyota. Nissan, Honda, Suzuki.

+ CN sx điện tử là ngành mũi nhọn của Nhật, nổi tiếng với các sản phẩm tin học (chiếm khoảng 22% sản phẩm công nghệ tin học của thế giới), vi mạch và chất bán dẫn đứng đầu tG, vật liệu truyền thông đứng thứ hai trên TG, RôBốt (60% của TG). Các hãng Hitachi, Toshiba, Sony, Electric… NB đứng đầu TG về số lượng người máy và máy tự động hoá)

+ Ngành xây dựng và công trình công cộng là một trong những ngành chủ lực của NB (NB nổi tiếng với các công trình như đường hầm ngầm nối Hôccaiđô với Hôn su, cầu đường bộ nối Xicôcư với Hôn su, các toà tháp, nhà cao tầng...)

+ CN dệt cũng là ngành có vị trí đáng kể của Nhật, sản phẩm nổi tiếng là sợi, vải các loại (NB đứng đầu TG về sản phẩm tơ tằm. Ngành này chiếm vị trí đáng kể trong cơ cấu hàng XK(vải bông, len, dạ).

+ Nhiều ngành khác như CN hoá chất, CN năng lượng, luyện kim đen… cũng là những ngành nổi tiếng TG.

- Các sản phẩm CN chiếm vị trí cao trên TG: Người máy (số 1 TG), thiết bị điện tử, tàu biển, ô tô, vô tuyến truyền hình, máy ảnh, sản phẩm tơ tằm và tơ sợi tổng hợp…

- Phân bố: Tập trung chủ yếu ở ven biển, đặc biệt là ven TBD thuộc ĐN đảo Hôn Su. Các trung tâm lớn như Tôkiô, Iôcôhama, Nagôia, Ôxaca, Côbê…

2. Dịch vụ

DV chiếm 68.8% giá trị GDP của Nhật (2017), trong dịch vụ thương mại và tài chính là hai ngành có vai trò hết sức to lớn.

a. Thương mại

- Đứng thứ 4 thế giới về thương mại sau HK, Đức và TQ.

- Cán cân thương mại luôn xuất siêu, xuất khẩu trở thành động lực của tăng trưởng kinh tế NB,

- Cơ cấu xuất nhập khẩu:

+ Hàng XK: Tàu biển, ôtô, thép, xe máy, …

+ Hàng NK: Dầu mỏ, quặng kim loại, lương thực, than…

- Thị trường rộng lớn trong đó quan trọng nhất là HK, EU, ĐNÁ, Ô-xtrây-li-a…

b. Giao thông vận tải: GTVT biển có vị trí đặc biệt quan trọng, hiện loại hình vận tải này đứng thứ 3 thế giới, có nhiều hải cảng lớn: Tôkiô, Iôcôhama, Ôxaca, Côbê.

c. Tài chính:

- Nhật Bản là nước có ngành tài chính ngân hàng đứng hàng đầu TG.

- Hoạt động đầu tư ra nước ngoài ngày càng phát triển, đứng đầu thề giới về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) và viện trợ chính thức (ODA)

3. Nông nghiệp

Có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản, chỉ chiếm 1.1% GDP năm 2017.

a. Đặc điểm

- Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và chất lượng nông sản…

- Tỉ trọng của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế ngày càng giảm…

b. Trồng trọt

* Lúa gạo là cây trồng chủ yếu chiếm 50% diện tích canh tác. Gần đây, một số diện tích trồng lúa được chuyển sang trồng các loại cây khác.

* Ngoài ra còn một số loại cây khác như chè, thuốc lá, dâu tằm. đang được chú trọng phát triển. Sản lượng tơ tằm đứng hàng đầu TG.

c. Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng hải sản

* Ngành chăn nuôi tương đối phát triển. Các vật nuôi chính là bò, lợn, gà...

* Đánh bắt hải sản là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản.

- Sản lượng đánh bắt hàng năm lớn chiếm khoảng 15% của Thế giới, đứng sau Trung Quốc, HK, In đô và Pê ru. Hiện nay giảm dần

- Nghề nuôi trồng hải sản được chú trọng phát triển

C. CÂU HỎI LUYỆN TẬP

I. Trắc nghiệm. Em hãy lựa chọn một đáp án đúng nhất cho mỗi câu trả lời sau

Câu 1. Bốn đảo lớn nhất của Nhật Bản theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là

A. Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.

B. Hôn-su, Hô-cai-đô, Hôn-su, Kiu-xiu, Xi-cô-cư.

C. Kiu-xiu, Hôn-su, Xi-cô-cư, Hô-cai-đô.

D. Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.

Câu 2: Phía Bắc Nhật Bản tiếp giáp với biển nào sau đây?

A. Biển Ô-khốt. C. Biển Nhật Bản.

B. Biển Hoa Nam. D. Biển Hoa Đông.

Câu 3: Nhận xét nào sau đây không đúng về đặc điểm tự nhiên của Nhật Bản?

A. Vùng biển Nhật Bản có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.

B. Phía Bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt gió mùa.

C. Nằm trong khu vực có khí hậu gió mùa, ít mưa.

D. Có nhiều thiên tai như: động đất, núi lửa, sóng thần, bão…

Câu 4: Khó khăn lớn nhất do địa hình mang lại cho sản xuất nông nghiệp Nhật Bản?

A. Đất đồi núi nghèo dinh dưỡng.

B. Thường xuyên xảy ra động đất.

C. Thiếu đất trồng trọt.

D. Thường xuyên xảy ra núi lửa.

Câu 5: Đảo có khí hậu lạnh nhất Nhật Bản?

A. Hô-cai-đô. C. Xi-cô-cư.

B. Hôn-su. D. Kiu-xiu.

Câu 6: Ở Nhật Bản, những loại khoáng sản nào sau đây có trữ lượng đáng kể hơn cả?

A. Dầu mỏ và khí đốt. C. Than đá và đồng.

B. Sắt và mangan. D. Bôxit và Apatit.

Câu 7: Nhận định nào sau đây là đặc điểm của dân cư Nhật Bản?

A. Quy mô không lớn. C. Tốc độ gia tăng dân số cao.

B. Tập trung chủ yếu ở đồng bằng. D. Cơ cấu dân số già.

Câu 8: Cơ cấu dân số Nhật thay đổi theo xu hướng

A. giảm tỉ lệ người ở nhóm tuổi 0-14, tăng tỉ lệ người ở nhóm tuổi trên 65.

B. tăng tỉ lệ người ở nhóm tuổi 0-14, giảm tỉ lệ người ở nhóm tuổi trên 65.

C. giảm tỉ lệ người ở nhóm tuổi 0-14 và trên 65.

D. tăng tỉ lệ người ở nhóm tuổi 0-14 và trên 65.

Câu 9: Biện pháp nào sau đây không góp phần làm cho kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng?

A. Tăng vốn đầu tư cho sản xuất. C. Áp dụng kĩ thuât mới.

B. Bỏ cơ cấu kinh tế hai tầng. D. Hiện đại hóa công nghiệp.

Câu 10: Nhận định nào sau đây không đúng về ý nghĩa của việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản?

A. Giải quyết được việc làm cho lao động.

B. Tận dụng được nguyên liệu và thị trường trong nước.

C. Nền kinh tế năng động, linh hoạt, giảm sự phụ thuộc bên ngoài.

D. Giúp tăng vốn, hiện đại hóa công nghiệp, gắn liền với áp dụng kĩ thuật mới.

Câu 11: Ngành công nghiệp nào sau đây chiếm khoảng 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản?

A. Công nghiệp sản xuất điện tử.

B. Công nghiệp chế tạo.

C. Công nghiệp xây dựng và công trình công cộng.

D. Công nghiệp dệt.

Câu 12: Ngành công nghiệp nào sau đây được coi là ngành mũi nhọn của nền công nghiệp Nhật Bản?

A. Công nghiệp chế tạo máy.

B. Công nghiệp xây dựng và công trình công cộng.

C. Công nghiệp sản xuất điện tử.

D. Công nghiệp dệt.

Câu 13: Trong hoạt động nông nghiệp, để khắc phục hạn chế về đất đai Nhật Bản đã

A. mở rộng diện tích đất canh tác.

B. đẩy mạnh ngành nuôi trồng thủy sản.

C. tận dụng cả những sườn núi có độ dốc lớn.

D. phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh.

Câu 14: Loại cây trồng chính của Nhật Bản?

A. Lúa mì. C. Chè.

B. Lúa gạo. D. Thuốc lá.

Câu 15: Nhận định nào sau đây không đúng về nền nông nghiệp của Nhật Bản?

A. Sản lượng tơ tằm của Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới.

B. Chăn nuôi phát triển theo hướng tiên tiến trong các trang trại.

C. Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Nhật Bản.

D. Lúa gạo là cây trồng chính, chiếm phần lớn diện tích đất canh tác.

Câu 16: Nguyên nhân quan trọng nhất tạo cho Nhật Bản có nguồn hải sản phong phú là do

A. Nhật Bản là quốc gia quần đảo.

B. tiếp giáp với các biển và đại dương.

C. có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.

D. có khí hậu gió mùa mưa nhiều quanh năm.

Từ câu 17 – 20 dựa vào bảng số liệu sau:

Giá trị xuất nhập khẩu và cán cân xuất nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2015

(Đơn vị: tỉ USD)

Năm

1990

1995

2000

2004

2010

2015

Xuất khẩu

287.6

443.1

479.2

565.7

769.8

624.8

Nhập khẩu

235.4

335.9

379.5

454.5

692.4

648.3

Cán cân thương mại

52.2

107.2

99.7

111.2

77.4

-23.5

Câu 17: Để thể hiện giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu và cán cân xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Tròn. C. Miền.

B. Đường. D. Cột ghép.

Câu 18: Để thể hiện tổng giá trị xuất khẩu, nhập khẩu trong đó có giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Cột ghép. C. Cột chồng.

B. Đường. D. Miền.

Câu 19: Để thể hiện qui mô và cơ cấu giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của Nhật Bản qua năm 1990 và 2015, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Tròn C. Cột chồng.

B. Đường. D. Miền.

Câu 20: Để thể hiện cơ cấu giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của Nhật Bản từ năm 1990 đến 2015, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Tròn C. Cột chồng.

B. Đường. D. Miền.