Thông tin chung
-
-
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS
Năm học 2014 – 2015
MÔN: SINH HỌC
(Hướng dẫn chấm gồm 06 trang)
C©u 1 (2,0 ®iÓm)
1. Nêu nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.
2. Người ta sử dụng phép lai phân tích nhằm mục đích gì?
Ý
Nội dung
1
Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen:
- Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần
chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng
đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.
- Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được, từ đó rút ra quy luật
di truyền các tính trạng.
Mục đích nhằm kiểm tra kiểu gen của cơ thể mang tính trội là đồng hợp hay
dị hợp.
- Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cơ thể mang tính trội có kiểu gen
đồng hợp. Nếu kết quả của phép lai là phân tính thì cơ thể mang tính trội có
kiểu gen dị hợp.
2
Điểm
0.5
0.5
0.5
0.5
Câu 2 (2,5 điểm)
Vì sao bộ NST đặc trưng của loài được giữ nguyên qua nguyên phân và giảm đi một nửa
qua giảm phân? Bộ NST được giữ nguyên qua nguyên phân và giảm đi một nửa qua giảm
phân có ý nghĩa như thế nào?
Ý
Nội dung
Điểm
- Bộ NST giữ nguyên trong nguyên phân vì NST nhân đôi một lần và phân li
0.5
đồng đều ở kỳ sau về hai cực của tế bào.
- Bộ NST giảm đi một nửa trong giảm phân vì NST chỉ nhân đôi một lần
nhưng phân chia hai lần (kỳ sau của GP I và GP II)
0.5
- ý nghĩa
+ Nguyên phân là cơ chế duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các 0.5
thế hệ tế bào và qua các thế hệ cơ thể trong sinh sản vô tính.
+ Nguyên phân làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát 0.25
triển, tái sinh các mô và cơ quan bị tổn thương.
+ Giảm phân làm cho giao tử chỉ chứa bộ NST đơn bội, khi giao tử đực và
cái kết hợp với nhau trong thụ tinh đó khôi phục bộ NST lưỡng bội đặc 0.5
trưng của loài.
1
+ Nguyên phân kết hợp với giảm phân và thụ tinh là cơ chế duy trì ổn định
0.25
bộ NST lưỡng bội đặc trưng của loài qua các thế hệ trong sinh sản hữu tính.
Câu 3 (2,0 điểm)
Hãy trình bày các bước để tạo ra giống lúa có kiểu gen AaBb từ hai giống lúa có kiểu gen
Aabb và aaBb. Trong thực tế sản xuất, người ta sử dụng các bước nói trên với mục đích gì?
Ý
Nội dung
Điểm
* Các bước:
- Bước 1: Cho hai giống lúa có kiểu gen Aabb và aaBb tự thụ phấn
+ Giống lúa có kiểu gen Aabb khi tự thụ phấn sẽ tạo ra thế hệ lai gồm 3 loại
kiểu gen: AAbb, Aabb, aabb.
+ Giống lúa có kiểu gen aaBb khi tự thụ phấn sẽ tạo ra thế hệ lai gồm 3 loại
kiểu gen: aaBB, aaBb, aabb.
- Bước 2: Tiếp tục cho thế hệ lai tự thụ phấn kết hợp với chọn lọc để thu
được hai dòng thuần là AAbb và aaBB.
- Bước 3: Lai hai dòng thuần AAbb và aaBB với nhau để tạo ra con lai khác
dòng AaBb
* Trong thực tế sản xuất, người ta sử dụng các bước nói trên để tạo ra ưu thế
lai ở thực vật.
0.5
0.5
0.5
0.5
Câu 4 (3,0 điểm)
Một gen cấu trúc có chiều dài 0,51 m, tổng số nuclêôtit loại G và X bằng 30% số nuclêôtit
của gen. Gen này nhân đôi liên tiếp một số lần, tổng số gen được tạo ra trong các lần nhân
đôi là 126.
1. Tìm số lần nhân đôi của gen.
2. Gen nói trên bị đột biến làm giảm đi 1 liên kết hiđrô nhưng chiều dài của gen không thay
đổi. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen đột biến.
Ý
1
2
Nội dung
Gọi số lần nhân đôi của gen là k (k nguyên dương).
Ta có: 21 + 22 + …+ 2k = 126 < 128 = 27 → k < 7.
k
1
2
3
4
Số lần
nguyên
Loại
Loại
Loại
Loại
phân
Vậy số lần nhân đôi của gen là k = 6.
Điểm
5
6
Loại
Đúng
* Gen ban đầu:
- Tổng số nuclêôtit của gen là N = (0,51x104) : 3,4 = 3000 nuclêôtit.
- Số lượng từng loại nuclêôtit của gen:
1.0
0.25
2
G = X = (30% : 2) x 3000 = 450 nuclêôtit.
A = T = (3000 : 2) – 450 = 1050 nuclêôtit.
0.5
* Gen đột biến
- Gen bị đột biến làm giảm đi 1 liên kết hiđrô, nhưng chiều dài của gen
không thay đổi → đột biến thay thế một cặp G – X bằng một cặp A – T.
0.5
G = X = 450 – 1 = 449 nuclêôtit.
A = T = 1050 + 1 = 1051 nuclêôtit.
0.75
Câu 5 (2,0 điểm)
Cơ thể bình thường có kiểu gen Dd. Một đột biến làm xuất hiện cơ thể có kiểu gen Od. Hãy
cho biết loại đột biến nào có thể xảy ra và nêu cơ chế hình thành cơ thể có kiểu gen Od.
Ý
Nội dung
Điểm
Có thể xảy ra loại đột biến:
+ Mất đoạn nhiễm sắc thể.
0.50
+ Dị bội.
Cơ chế:
+ Mất đoạn: do tác dụng của các tác nhân gây đột biến vật lí, hoá học làm
NST mất đi một đoạn mang gen D. Giao tử chứa NST mất đoạn (không
mang gen D) kết hợp với giao tử bình thường (mang gen d) tạo nên cơ thể có 0.75
kiểu gen Od.
+ Đột biến thể dị bội: cặp NST tương đồng (mang cặp gen tương ứng Dd)
không phân li trong giảm phân, tạo nên giao tử O. Giao tử này kết hợp với 0.75
giao tử bình thường mang gen d tạo nên thể dị bội Od.
(Nếu HS viết sơ đồ lai mà đúng vẫn cho điểm tối đa)
Câu 6 (3,0 điểm)
Ở người, bệnh bạch tạng do một gen lặn (a) nằm trên NST thường quy định. Một người đàn
ông có người anh trai bị bệnh, lấy một người vợ có người em gái không bị bệnh, nhưng có
mẹ bị bệnh. Cặp vợ chồng này dự định sinh con đầu lòng.
1. Lập sơ đồ phả hệ của gia đình trên.
2. Tính xác suất để cặp vợ chồng này sinh con đầu lòng là con trai bị bệnh bạch tạng. Nếu
người con trai đầu lòng bị bệnh bạch tạng thì xác suất để họ sinh người con thứ hai không bị
bệnh là bao nhiêu?
Biết rằng ngoài mẹ vợ và anh trai chồng bị bệnh, tất cả những người còn lại đều bình
thường.
3
Ý
Nội dung
Điểm
1
Quy ước
I
1
2
3
Nam giới bị bệnh
4
Nam giới bình thường
II
5
III
2
6
7
1.0
Nữ giới bình thường
8
Nữ giới bị bệnh
?
- Xác suất để cặp vợ chồng II6 x II7 sinh con đầu lòng là con trai bị bệnh
bạch tạng:
Để con trai của họ bị bệnh bạch tạng (aa) thì cả hai vợ chồng đều có kiểu
gen Aa.
+ Xác suất để người II6 có kiểu gen Aa là
.
+ Người II7 có kiểu gen Aa.
Xác suất sinh con đầu lòng là con trai bị bệnh bạch tạng là
0.5
x
x
=
1.0
- Nếu người con trai đầu lòng bị bệnh bạch tạng thì người II6 chắc chắn có
kiểu gen Aa.
Xác suất để họ sinh người con thứ hai không bị bệnh là
0.5
Câu 7 (2,0 điểm)
1. Thế nào là chuỗi và lưới thức ăn? Một lưới thức ăn hoàn chỉnh bao gồm những thành
phần nào?
2. Hãy thiết lập một chuỗi thức ăn từ các loài sinh vật sau đây: cỏ, rắn, ếch, châu chấu, vi
sinh vật phân giải.
Ý Nội dung
Điểm
1
2
- Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với
nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía
trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
- Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành một lưới thức ăn.
- Một lưới thức ăn hoàn chỉnh bao gồm 3 thành phần: sinh vật sản xuất, sinh
vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
Thành lập chuỗi thức ăn:
Cỏ châu chấu ếch rắn
vi sinh vật phân giải
0.5
0.5
0.5
0.5
4
Câu 8 (3,5 điểm)
Cho cây cà chua thân cao, quả vàng giao phấn với cây cà chua thân thấp, quả đỏ thu được F 1
toàn cây cà chua thân cao, quả đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm:
718 cây thân cao, quả đỏ
241 cây thân cao, quả vàng
236 cây thân thấp, quả đỏ
80 cây thân thấp, quả vàng.
Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng.
1. Biện luận, viết sơ đồ lai từ P đến F2.
2. Tìm kiểu gen, kiểu hình ở P để F1 có sự phân tính về hai tính trạng theo tỉ lệ:
a. 3 : 3 : 1 : 1.
b. 1 : 1 : 1 : 1.
Ý
1
Nội dung
- TLKH ở F2: 718 : 241: 236 : 80 = 9 : 3 : 3 : 1.
- Tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng ở F2
+ Cao : thấp = 3 : 1 tính trạng cây cao, quả đỏ là trội hoàn toàn so với tính
trạng cây thấp, quả vàng
+ Đỏ : vàng = 3 : 1
- Quy ước: gen A: cây cao
gen B: quả đỏ
a: cây thấp
b: quả vàng
- Tỉ lệ kiểu hình ở F2 bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó:
9 : 3 : 3 : 1 = (3 : 1) (3 : 1)
Vậy hai cặp gen trên phân li độc lập
Điểm
0.5
0.5
- F2 có 16 tổ hợp giao tử = 4 loại gtx4 loại gt → F 1 dị hợp hai cặp gen 0.25
(AaBb)
- F1 đồng tính → P thuần chủng
- SĐL
P
AAbb (cao, vàng) x aaBB (thấp, đỏ)
0.75
GP
Ab
aB
F1
AaBb (cao, đỏ )
F1 x F1 :
AaBb x AaBb
……………………………………..
2
a
* F1: 3 : 3 : 1: 1 = (3 : 1) (1 : 1)
- TH1.
+ Tính trạng chiều cao phân li theo tỉ lệ 3 : 1 là kết quả của phép lai: Aa x
Aa
5
b
+ Tính trạng màu sắc phân li theo tỉ lệ 1: 1 là kết quả của phép lai: Bb x bb
+ KG và KH của P là: AaBb (cao, đỏ) x Aabb (cao, vàng)
- TH2
+ Tính trạng chiều cao phân li theo tỉ lệ 1 : 1 là kết quả của phép lai: Aa x aa
+ Tính trạng màu sắc phân li theo tỉ lệ 3 : 1 là kết quả của phép lai: Bb x Bb
+ KG và KH của P là: AaBb (cao, đỏ) x aaBb (thấp, đỏ)
0.5
0.5
* F1 1 : 1: 1: 1= (1 : 1) (1 : 1)
- Tính trạng chiều cao cây và màu sắc quả đều phân li theo tỉ lệ 1 : 1 là kết
quả của phép lai:
Aa x aa
0.5
Bb x bb
- Vậy KG và KH của P là: AaBb (cao, đỏ) x aabb (thấp, vàng)
Aabb (cao, vàng) x aaBb (thấp, đỏ)
--------------- HẾT ---------------
6 -
-
-
TUYÊN QUANG
-----------§
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XI, NĂM 2018
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC LỚP 10
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 03 trang)
Câu 1. (2điểm): THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO.
1. Trong những chất hữu cơ cấu tạo nên tế bào là Lipit, AND, Prôtêin, cacbohiđrat, những chất
nào có liên kết hiđrô? Nêu khái quát vai trò của liên kết hiđrô trong các chất đó?
2. Vì sao chất dự trữ năng lượng ngắn hạn lí tưởng trong tế bào động vật là glycôgen mà không
phải là đường glucozơ?
Câu 2. (2điểm): CẤU TRÚC TẾ BÀO.
Đánh giá axit amin bằng đồng vị phóng xạ, sau đó theo dõi sự di chuyển của dấu phóng xạ.
Lúc đầu người ta thấy dấu phóng xạ xuất hiện trên mạng lưới nội chất hạt, tiếp theo dấu phóng
xạ có thể xuất hiện ở những cấu trúc nào của tế bào ? Cho biết chức năng của các cấu trúc đó.
Câu 3. (2điểm): CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TB (ĐỒNG
HÓA)
1. Hãy chứng minh cấu tạo giải phẫu lá liên quan đến chức năng quang hợp ở các nhóm thực
vật C3, C4 và CAM?
2. Nêu sự khác nhau về cấu trúc lục lạp mô giậu và lục lạp bao bó mạch?
Câu 4. (2điểm): CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TB
(DỊ HÓA)
1. Nêu những điểm khác nhau trong chuỗi chuyền electron, trong hô hấp tế bào ở sinh vật nhân
sơ và sinh vật nhân thực?
2. Tại sao hô hấp kị khí giải phóng rất ít ATP nhưng lại được CLTN duy trì ở các tế bào cơ của
người, vốn là loại tế bào cần nhiều ATP.
Câu 5. (2điểm): TRUYỀN TIN TẾ BÀO VÀ PHƯƠNG ÁN THỰC HÀNH
1. Hoocmôn ADH và ơstrôgen hoạt động theo cơ chế nào? Giải thích. Vai trò của chất truyền
tin thứ 2 trong hoạt động của hoocmôn là gì?
2. Một nhà Sinh lí học đã làm thí nghiệm trên lục lạp tách rời. Đầu tiên ông cho lục lạp tách rời
ngâm vào trong dung dịch axit có pH = 4. Sau khi xoang tilacoit đạt pH = 4, chuyển lục lạp
vào dung dịch có pH = 8 và để trong tối. Kết quả lục lạp tạo ATP trong tối.
a. ATP hình thành trong tilacoit hay ngoài tilacoit? Giải thích.
b. Vì sao lục lạp trong thí nghiệm này có thể tổng hợp ATP trong tối?
Câu 6. (2điểm): PHÂN BÀO.
1. Nhiễm sắc thể cuộn xoắn và tháo xoắn trong quá trình phân bào theo cơ chế nào?
2. Nhận xét thời kì trung gian của các tế bào sau đây: tế bào vi khuẩn, tế bào thần kinh của
người trưởng thành, tế bào ung thư và tế bào hồng cầu?
Câu 7. (2điểm): CẤU TRÚC, CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT CỦA VI SINH VẬT.
1. Vi khuẩn nào có khả năng làm sạch môi trường bị ô nhiễm H 2S? Thực tế, ta nên dùng loại vi
khuẩn nào để xử lí môi trường ô nhiễm H2S?
2. Trong hoạt động sống bình thường, màng sinh chất của vi khuẩn có thể có những kiểu biến
đổi về mặt cấu trúc như thế nào? Chức năng của mỗi kiểu biến đổi đó?
3. Tại sao các phage lây nhiễm tế bào vi khuẩn (thực khuẩn thế) lại không lây nhiễm tế bào vi
khuẩn cổ?
1
Câu 8. (2điểm): SINH TRƯỞNG, SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT.
1. Nếu chuyển một vi sinh vật từ môi trường khác vào môi trường nuôi cấy liên tục thì đường
cong sinh trưởng của vi sinh vật gồm mấy pha? Là những pha nào? Giải thích?
2. Kể tên một hệ thống nuôi cấy liên tục trong cơ thể người. Giải thích?
3. Vì sao nói vi sinh vật khuyết dưỡng có ý nghĩa lớn trong kiểm nghiệm thực phẩm? Cho ví
dụ?
Câu 9. (2điểm): VI RUT.
1. Nhiều người cùng tiếp xúc với một loại virut gây bệnh, tuy nhiên có người mắc bệnh, có
người không mắc bệnh. Giả sử rằng những người không mắc bệnh là do có các gen kháng
virut. Hãy cho biết gen kháng virut ở những người không mắc bệnh quy định tổng hợp những
loại prôtêin nào?
2. Một loại virut gây bệnh ở động vật có vật chất di truyền là ARN. Giải thích tại sao khi sử
dụng văcxin phòng chống thì hiệu quả rất thấp?
Câu 10. (2 điểm): BỆNH TRUYỀN NHIỄM, MIỄN DỊCH.
1. Trong đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào, hãy phân biệt cơ chế tác động của tế bào T
độc (Tc) và tế bào giết (K)?
2. Người chia kháng thể thành 5 lớp khác nhau (IgA,M,E,D,G) nhưng lại nói cơ thể có hàng
vạn hàng triệu kháng thể khác nhau, cứ có kháng nguyên là lại sinh ra kháng thể tương ứng.
Nói như vậy có gì mâu thuẫn? Giải thích.
---- Hết ---Người ra đề: Phạm Thị Thúy Hồng - 0985211871.
2
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
TUYÊN QUANG
----------
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: SINH HỌC Lớp 10
(Hướng dẫn chấm gồm 07 trang)
Câu
Câu 1:
(2 điểm)
Câu 2:
(2 điểm)
Câu 3:
(2 điểm)
Nội dung chính cần đạt
1.
- AND và Prôtêin có liên kết hiđrô
- AND: Các nuclêôtit giữa 2 mạch liên với nhau bằng liên kết hiđrô theo
nguyên tắc bổ sung đã tạo nên cấu trúc xoắn kép trong không gian của AND,
mặt khác đây là liên kết yếu, dễ bẻ gẫy nhờ vậy, tạo nên tính linh động của
AND.
- Prôtêin: Liên kết hiđrô thể hiện trong cấu trúc bậc 2, 3, 4 điều này, đảm bảo
cấu trúc ổn định và linh động của phân tử Prôtêin.
2.
- Glycôgen là chất dự trữ ngắn hạn, tích trữ ở gan và cơ của cơ thể động vật.
Động vật thường xuyên hoạt động, di chuyển nhiều nên cần nhiều năng lượng
cho hoạt động sống:
+ Glycôgen có cấu trúc đại phân tử, đa phân tử, đơn phân là glucozơ. Các đơn
phân liên kết với nhau bởi liên kết glucôzit nên Dễ dàng bị thuỷ phân thành
glucôzơ khi cần thiết.
+ Glycôgen có kích thước phân tử lớn nên không thể khuếch tán qua màng tế
bào.
+ Glycôgen không có tính khử, không hoà tan trong nước nên không làm thay
đổi áp suất thẩm thấu của tế bào.
- Đường glucôzơ là loại đường đơn rất dễ bị ôxi hóa tạo năng lượng. Mặt khác
chúng có tính khử, dễ hòa tan trong nước và bị khuếch tán qua màng tế bào
nên rất dễ bị hao hụt.
* Sự di chuyển của dấu phóng xạ.
+ Dấu phóng xạ xuất hiện trên mạng lưới nội chất hạt, sau đó dấu phóng xạ
xuất hiện ở các túi vận chuyển của lưới nội chất hạt.
+ Tiếp đến bộ máy Golgi, rồi đến các túi vận chuyển của Golgi.
+ Tiếp theo, dấu phóng xạ có thể xuất hiện ở một số bào quan, hoặc ở màng
sinh chất, hoặc ở bên ngoài tế bào.
* Chức năng của các cấu trúc:
+ Lưới nội chất hạt tham gia tổng hợp prôtêin và chuyển prôtêin tới bộ máy
Golgi.
+ Túi vận chuyển của lưới nội chất hạt tham gia vào vận chuyển prôtêin đến bộ
máy Golgi.
+ Bộ máy Golgi có chức năng
làm biến đổi prôtêin như gắn thêm hoặc loại bỏ các chất khác nhau, sau đó
xuất các sản phẩm đã hoàn thiện đi các nơi khác.
+ Túi vận chuyển của bộ máy Golgi làm nhiệm vụ đưa các phân tử prôtêin đến
các bào quan của tế bào hoặc đến màng sinh chất, hoặc đưa ra bên ngoài tế
bào.
+ Màng sinh chất có chức năng vận chuyển các chất qua màng, tiếp nhận
thông tin từ bên ngoài tế bào, nhận biết giữa các tế bào, tạo hình dạng tế bào.
1.
- Lá cây C3 chỉ có lớp mô giậu chứa lục lạp và quá trình quang hợp tiến hành
tại đây, tinh bột cũng được dự trữ tạm thời tại đây.
- Lá của cây C4 có hai lớp mô chứa lục lạp: mô giậu và các tế bào bao bó
Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
3
mạch. Như vậy lá của cây C4 có hai loại lục lạp và quang hợp tiến hành ở hai
nơi. Tinh bột được hình thành ở lục lạp bao bó mạch và được dự trữ tạm thời
tại đó.
- Lá của cây CAM thường dày và mọng nước, chỉ có lớp mô giậu chứa lục lạp
và quang hợp tại lớp mô giậu này. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp lá cây
này biến thành gai hoặc các khí khổng trên lá thường đóng vào ban ngày để
tránh thoát hơi nước.
2. Sự khác nhau giữa hai loại lục lạp này ở thực vật C4 là:
- Lục lạp mô giậu nhỏ về kích thước nhưng lại có hạt (Grana) rất phát triển vì
chủ yếu thực hiện pha sáng.
- Lục lạp bao bó mạch kích thước lớn nhưng hạt grana lại kém phát triển, thậm
chí tiêu biến vì chỉ thực hiện pha tối đồng thời dự trữ tinh bột tại đây.
Câu 4:
(2 điểm)
Câu 5:
(2 điểm)
1.
- Về vị trí: Ở sinh vật nhân sơ chuỗi chuyền electron nằm ở màng sinh chất,
còn ở sinh vật nhân thực chuỗi chuyền electron nằm ở màng trong của ti thể.
- Về chất mang (chất truyền điện tử): Ở sinh vật nhân sơ, chất mang đa dạng
hơn so với ở sinh vật nhân thực nên chúng có thể thích nghi với nhiều loại môi
trường.
- Về chất nhận electron cuối cùng: Ở sinh vật nhân sơ, chất nhận điện tử cuối
cùng rất khác nhau, có thể là nitrat, sunfat, ôxi, fumarat và dioxitcacbon, còn ở
sinh vật nhân thực chất nhận là ôxi.
2.
- Mặc dù hô hấp kị khí giải phóng rất ít ATP nhưng tế bào cơ của người nói
riêng và của động vật nói chung lại rất cần kiểu hô hấp này vì nó không tiêu
tốn oxi.
- Khi cơ thể vận động mạnh như chạy, nâng vật nặng... các tế bào cơ trong mô
cơ co cùng 1 lúc thì hệ tuần hoàn chưa kịp cung cấp đủ lượng ôxi cho hô hấp
hiếu khí. Khi đó giải pháp tối ưu là hô hấp kị khí kịp đáp ứng ATP mà không
cần ô xi.
1.
- Hoocmôn ADH hoạt động theo cơ chế AMP vòng, còn ơstrôgen hoạt động
theo cơ chế hoạt hóa gen;
- Vì ADH có bản chất là prôtêin, ưa nước nhưng không tan trong lipit nên
không thể chui qua màng sinh chất của tế bào đích; còn ơstrôgen có bản chất là
steroit, kỵ nước nhưng tan trong lipit nên có thể chui qua màng sinh chất vào
tế bào đích.
* Vai trò của chất truyền tin thứ 2 trong hoạt động của hoocmôn: Nó nhận
thông tin từ hoocmôn truyền cho tế bào đích.
2.
a.
- ATP hình thành bên ngoài tilacoit vì: có sự chênh lệch nồng độ H+ giữa hai
bên màng tilacoit: trong xoang tilacoit có nồng độ H + cao hơn nồng độ H+ của
dung dịch bên ngoài. Vì vậy H+ được khuếch tán qua kênh ATP synthaza có
núm xúc tác nằm phía bên ngoài màng tilacoit, đã thúc đẩy tổng hợp ATP.
b.
- Lục lạp trong thí nghiệm có thể tổng hợp ATP trong tối bởi vì:
+ Mặc dù để trong tối, nhưng thí nghiệm này đã tạo ra được sự chênh lệch
nồng độ H+ giữa 2 bên màng tilacoit, trong xoang là bể chứa H+ (pH 4); dung
kịch
bên
ngoài
có
nồng
độ
H+
thấp
hơn
0,5
0,25
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,25
0,5
0,25
0,5
0,25
4
(pH 8).
+ Sự chênh lệch nồng độ H+ giữa xoang tilacoit và dung dịch bên ngoài đủ để
tổng hợp ATP khi H+ khuếch tán ra ngoài qua ATP synthaza.
Câu 6:
(2 điểm)
Câu 7:
(2 điểm)
1.
Phân tử ADN quấn quanh protein histon tạo ra đơn vị cấu trúc của chất nhiễm
sắc là nucleoxom. Vùng đầu N của mỗi phân tử histon (đuôi histon) trong mỗi
nucleoxom thường thò ra ngoài nucleoxom.
- Phần đuôi này có thể được tiếp cận và bị biến đổi bởi một số enzim đặc biệt,
xúc tác cho việc bổ sung hoặc loại bỏ một số gốc hóa học đặc thù.
- Các cơ chế:
+ Axetyl hóa: Gốc axetyl được gắn vào lysine ở phần đuôi histon, điện tích
dương của lysine bị trung hòa, làm cho đuôi histon không còn liên kết chặt vào
các nucleoxom ở gần nữa, chất nhiễm sắc có cấu trúc nới lỏng (tháo xoắn).
+ Khử axetyl: Loại bỏ gốc axetyl thì ngược lại → co xoắn.
+ Metyl hóa: Bổ sung gốc metyl vào đuôi histon → co xoắn.
+ Phosphoryl hóa: Bổ sung gốc photphat vào một axit amin bị metyl hóa →
tháo xoắn.
2.
- Tế bào VK: không có kì trung gian vì phân chia theo kiểu trực phân
- Tế bào thần ở người trưởng thành: luôn tồn tại kì trung gian do tế bào đã biệt
hóa
- Tế bào hồng cầu: không có kì trung gian vì tế bào không có nhân nên không
phân chia .
- Tế bào ung thư: kì trung gian rất ngắn do tế bào phân chia mất kiểm soát
1.
- Vi khuẩn hoá tổng hợp lấy năng lượng từ H2S.
H2S + O2 S + H2O + Q
S + O2 + H2O H2SO4 + Q
H2S + CO2 + Q CH2O + S + H2O
- Vi khuẩn quang tổng hợp sử dụng chất cho e là H 2S (vi khuẩn lưu huỳnh màu
lục, màu tía)
H2S + CO2 -> CH2O + S + H2O
- Thực tế, nên dùng vi khuẩn lưu huỳnh màu lục, màu tía để xử lí môi trường ô
nhiễm H2S vì hai loại vi khuẩn này sử dụng H2S làm chất cho e trong quá trình
quang hợp và tích luỹ S trong tế bào, còn vi khuẩn hoá tổng hợp sử dụng H2S
thì tạo ra S hoặc H2SO4 giải phóng ra môi trường.
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2. Các kiểu biến đổi của màng sinh chất và chức năng;
- Màng sinh chất gấp nếp tạo mêzôxôm để định vị AND, giúp phân chia tế bào
- Màng sinh chất tạo các túi chứa hạt dự trữ (nitrogenaza) trong quá trình cố
định đạm
- Màng sinh chất gấp nếp tạo các tilacôit (vi khuẩn lam), chứa sắc tố quang
hợp, giúp vi khuẩn quang hợp.
0,25
3.
- Phage lây nhiễm vi khuẩn thực bằng cách tiết lizozim làm tan một phần thành
tế bào murein của vi khuẩn.
- Thành tế vào vi khuẩn cổ không phải là murein nên không bị phage lây
nhiễm.
0,25
0,25
0,25
0,25
5
Câu 8:
(2 điểm)
Câu 9:
(2 điểm)
Câu 10:
(2 điểm)
1.
- Gồm 2 pha: Là pha tiềm phát và pha luỹ thừa
Giải thích: Đặc điểm của nuôi cấy liên tục chỉ có pha luỹ thừa, nhưng khi
chuyển từ một môi trường khác, vi sinh vật cần có một khoảng thời gian để
thích nghi, tổng hợp các enzim cần thiết để phân giải cơ chất có trong môi
trường mới nên giai đoạn đầu vi sinh vật vẫn sinh trưởng theo pha tiềm phát
sau đó mới bước vào pha luỹ thừa.
2. Là ống tiêu hoá của người.Vì chất dinh dưỡng đi vào và chất thải lấy ra liên
tục
3. Vì
- Vi sinh vật khuyết dưỡng chỉ phát triển khi có đầy đủ các nhân tố sinh trưởng
- Tố độ sinh trưởng của vi sinh vật tăng khi nồng độ các nhân tố sinh trưởng
tăng
- Khi đưa vi sinh vật khuyết dưỡng về một nhân tố sinh trưởng nào đó vào
thực phẩm, nếu hàm lượng chất đó càng lớn thì vi sinh vật phát triển càng
mạnh. Người ta dựa vào số lượng vi sinh vật so với số lượng vi sinh vật sinh
trưởng trong môi trường chuẩn (đối chứng) với hàm lượng chất kiểm định xác
định để xác định hàm lượng chất đó trong thực phẩm.
- Ví dụ: Muốn kiểm tra hàm lượng tryptophan có trong thực phẩm, người ta sử
dụng vi khuẩn E.coli khuyết dưỡng tryptophan, nuôi cấy chúng trên thực
phẩm. Sau đó xác định số lượng vi sinh vật từ môi trường nuôi cây chúng trên
thực phẩm. Sau đó xác định số lượng vi sinh vật từ môi trường nuôi cấy sau đó
đối chiếu với mức chuẩn để xác định nồng độ tryptophan trong thực phẩm.
1. Gen kháng virut có thể thuộc một trong các loại gen sau:
- Gen quy định tổng hợp một số kháng thể.
- Gen quy định tổng hợp các loại prôtêin thụ thể trên bề mặt tế bào (không
tương thích với các gai glicôprôtêin của virut).
2.
- Do ARN có cấu trúc mạch đơn, kém bền vững hơn nên tần số phát sinh đột
biến cao vì vậy đặc tính kháng nguyên dễ thay đổi.
- Trong khi đó, quy trình nghiên cứu và sản xuất văcxin cần thời gian nhất định
và chỉ có tác dụng khi đặc tính kháng nguyên của virut không thay đổi.
1.
- Hai tế bào này tuy có phương thức nhận diện kháng nguyên khác nhau,
nhưng cơ chế tác động giống nhau.
- Khi được kích thích chúng đều tiết ra protein độc là perforin để chọc thủng tế
bào đích (tế bào nhiễm virus hoặc tế bào ung thư). Nước tràn vào gây vỡ tế
bào- Tế bào Tc có thụ thể nhận diện kháng nguyên nằm trong phức hợp với
MHC-I. Mỗi tế bào Tc chỉ có thể tương tác với một epitop đặc hiệu của kháng
nguyên.
- Tế bào K gắn một cách không đặc hiệu với các kháng thể khác nhau bao
quanh nó, các kháng thể này lại gắn với các kháng nguyên khác nhau. Phức
hợp kháng nguyên - kháng thể kích thích tế bào K tiết perforin.
2.
- Nói như vậy không có gì mâu thuẫn vì dựa vào trình axit amin ở vùng cố
định người ta chia thành 5 lớp kháng thể khác nhau.
- ở mỗi lớp vùng biến đổi lại rất khác nhau tạo ra nhiều kháng thể khác nhau
đặc hiệu với kháng nguyên ở mỗi lớp. Vì thế lượng kháng thể trong cơ thể là
rất lớn.
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,5
0,25
0,5
0,5
6 -
-
Tác phẩm văn học
Tùy bút Người lái đò sông Đà
I. Đôi nét về tác giả Nguyễn Tuân
- Nguyễn Tuân (1910 - 1987), sinh ra trong một gia đình nhà Nho khi Hán học
đã tàn.
- Quê ở làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Khi còn nhỏ, Nguyễn Tuân đã theo gia đình sống ở nhiều tỉnh thuộc miền
Trung.
- Ông học đến cuối bậc Thành chung (tương đương với cấp THCS hiện nay) ở
Nam Đinh. Sau khi học xong thì về Hà Nôij viết văn, làm báo.
- Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân đến với cách mạng,
tự nguyện dùng ngòi bút phục vụ hai cuộc kháng chiến của dân tộc.
- Từ 1948 đến 1958, ông là Tổng thư ký Hội văn nghệ Việt Nam.
- Ông là một nhà văn lớn, một người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp.
- Nguyễn Tuân có những đóng góp không nhỏ đối với nền văn học Việt Nam
hiện đại đó là thúc đẩy thể tùy bút, bút kí đạt tới trình độ nghệ thuật cao, góp
phần làm phong phú cho ngôn ngữ văn học của dân tộc.
- Nguyễn Tuân được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học
nghệ thuật vào năm 1996.
1
Tùy bút Người lái đò sông Đà
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940),
Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Đường vui (1949),
Tình chiến dịch (1950), Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972)...
II. Giới thiệu về Người lái đò sông Đà
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Người lái đò sông Đà là thành quả của chuyến đi gian khổ và hào hứng tới
miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi. Vừa thỏa mãn thú phiêu lãng vừa để tìm kiếm
vẻ đẹp thiên nhiên và “chất vàng mười đã qua thử lửa” trong tâm hồn của những
con người lao động và chiến đấu trên miền sông núi hùng vĩ và thơ mộng đó.
- “Người lái đò sông Đà” là bài tùy bút được in trong tập “Sông Đà” (1960).
2. Bố cục
- Phần 1. Từ đầu đến “cái gậy đánh phèn”: Vẻ hung dữ của con sông Đà
- Phần 2. Tiếp theo đến “dòng nước sông Đà”: Cuộc sống của con người trên
sông Đà và hình ảnh người lái đò sông Đà
- Phần 3. Còn lại : Vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của sông Đà
3. Tóm tắt
Người lái đò sông Đà kể về thiên nhiên hùng vĩ nhất là còn sông Đà và hình ảnh
người lái đò tài giỏi, dũng cảm. Con sông Đà nổi tiếng hung tợn và vô cùng
hiểm trở với những thác nước, đá ngầm, đá nổi, thạch trận được bố trí vô cùng
nguy hiểm nhưng con sông Đà trở nên hiền hòa và có chất thơ hơn khi ngắm
nhìn màu nước biến đổi theo mùa và mang đặc điểm riêng. Trên nền của thiên
nhiên xuất hiện hình ảnh người lao động đó là người lái đò sông Đà những
người thực hiện nhiệm bảo chèo lái con thuyền vượt sông Đà. Ông lái đò khỏe
2
Tùy bút Người lái đò sông Đà
mạnh, rắn chắc và có thừa sự dũng cảm. Ông trong nghề đã nhiều năm và nắm
vững bố trí bãi đá, con thác, thạch trận…mọi thứ đều lão ghi nhớ và nắm trong
lòng bàn tay. Để chèo lái con thuyền vượt qua sông Đà thành công ông phải kết
hợp kinh nghiệm của bản thân và sự dũng cảm, gan dạ. Sau khi trở về bến ông
và những người bạn còn toát lên vẻ đẹp của sự tài hoa và khiêm nhường họ xem
những thử thách vừa trải qua là những công việc thường ngày.
4. Ý nghĩa nhan đề
Nhan đề “Người lái đò sông Đà” trước hết gợi cho người đọc về nhân vật trung
tâm của tác phẩm đó là ông lái đò - một người lao động tại vùng sông nước Tây
Bắc. Ông lái đò vừa có những vẻ đẹp của một người lao động bình thường, vừa
có phẩm chất của một người nghệ sĩ tài hoa.Đồng thời, nhan đề cũng nhấn mạnh
đến một hình tượng không kém phần quan trọng của tác phẩm: con sông Đà. Vẻ
đẹp thiên nhiên của sông Đà hiện lên đầy hùng vĩ nhưng cũng đầy thơ mộng.
Qua nhan đề trên, Nguyễn Tuân muốn khẳng định vẻ đẹp của con người lao
động ở vùng núi Tây Bắc trong công cuộc chinh phục thiên nhiên để kiến thiết
quê hương đất nước.
Người lái đò sông Đà
Đẹp vậy thay, tiếng hát trên dòng sông”
Władysław Broniewski
“Chúng thuỷ giai đông tẩu - Đà giang độc bắc lưu”
(Lượt đoạn đầu: Tác giả trình bày mục đích chuyến đi thực tế Tây Bắc và sông
Đà của mình chủ yếu là để tìm hiểu những con người ở đây mà ông gọi “thứ
vàng mười đã qua thử lửa của cách mạng là kháng chiến, hiện nay đang góp
phần vào việc đến thiết Tây Bắc. Tiếp đó, tác giả giới thiệu tài tứ tuyệt vời của
3
Tùy bút Người lái đò sông Đà
những người lái đò sông Đà trong nghệ thuật vượt thác leo ghềnh và liệt kê một
loạt con thác sông Đà từ Vạn Yên về xuôi, trong đó có những con thác vô cùng
độc dữ, nham hiểm”. Đáng sợ nhất là những cái hút nước “xoáy tít đáy” giữa
lòng sông từng dìm xuống và xé tan tác những bè gỗ, những con thuyền vô ý bị
nó lôi tuột xuống…)
Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá
bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời.
Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ
tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ
này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng
thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một
khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.
Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng,
sóng xô gió. Cuốn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ
xuýt tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.
Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái
hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng
cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít
đáy; cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men
gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng
sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn
cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng
sâu, những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Nhiều bè gỗ
rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống. Có
những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi
vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan
xác ở khuỷnh sông dưới. Tôi sợ hãi mà nghĩ đến một anh bạn quay phim táo tợn
4
Tùy bút Người lái đò sông Đà
nào muốn truyền cảm giác lạ cho khán giả, đã dũng cảm dám ngồi vào một cái
thuyền thúng tròn vành rồi cho cả thuyền cả mình cả máy quay xuống đáy cái
hút Sông Đà - từ đáy cái hút nhìn ngược lên vách thành hút mặt sông chênh
nhau tới một cột nước cao đến vài sải. Thế rồi thu ảnh. Cái thuyền xoay tít,
những thước phim màu cũng quay tít, cái máy lia ngược contre-plongée lên một
cái mặt giếng mà thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thuỷ
tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp vào cả máy cả người quay
phim cả người đang xem. Cái phim ảnh thu được trong lòng giếng xoáy tít đáy,
truyền cảm lại cho người xem phim ký sự thấy mình đang lấy gân ngồi giữ chặt
ghế như ghì lấy mép một chiếc lá rừng bị vứt vào một cái cốc pha lê nước
khổng lồ vừa rút lên cái gậy đánh phèn.
Cuộc sống của người lái đò Sông Đà quả là một cuộc chiến đấu hằng ngày với
thiên nhiên, một thứ thiên nhiên Tây Bắc có nhiều lúc trọng nó thành ra diện
mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một. Nhìn cái thiên nhiên ấy, có những lúc
thấy nó không “thơ đời Đường” nhàn hạ, mà thấy nó chính là một cuộc đấu
tranh với thiên nhiên để giành sự sống từ tay nó về tay mình. Tôi xin ghi ở đoạn
này cái hình ảnh chiến đấu gian lao của người lái đò trên chiến trường Sông Đà,
trên một quãng thuỷ chiến ở mặt trận Sông Đà.
…Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại
réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin,
rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng
một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang
phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới
cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời
đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần
có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có
chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy
5
Tùy bút Người lái đò sông Đà
thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo
mó hơn cả cái mặt nước chỗ này. Mặt sông rung rít lên như tuyếc-bin thuỷ điện
nơi đáy hầm đập. Mặt sông trắng xóa càng làm bật rõ lên những hòn những tảng
mới trông tưởng như nó đứng nó ngồi nó nằm tùy theo sở thích tự động của đá
to đá bé. Nhưng hình như Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn. Mới thấy rằng đây
là nó bày thạch trận trên sông. Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng chắn ngang
trên sông đòi ăn chết cái thuyền một cái thuyền đơn độc không còn biết lùi đi
đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn trận địa sẵn. Hàng tiền vệ, có hai hòn
canh một cửa đá trông như là sơ hở nhưng chính hai đứa giữ vai trò dụ cái
thuyền đối phương đi vào sâu nữa, vào tận tuyến giữa rồi nước sóng luồng với
đánh khuỷu quật vu hồi lại Nếu lọt vào đây rồi mà cái thuyền du kích ấy vẫn
chọc thủng được tuyến hai, thì nhiệm vụ của những boongke chìm và pháo đài
đá nổi ở tuyến ba phải đánh tan cái thuyền lọt lưới đá tuyến trên, phải tiêu diệt
tất cả thuyền trưởng thuỷ thủ ngay ở chân thác. Thạch trận dàn bày vừa xong thì
cái thuyền vụt tới. Phối hợp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá,
những hòn bệ vệ oai phong lẫm liệt. Một hòn ấy trông nghiêng thì y như là đang
hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Một hòn khác
lùi lại một chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào. Ông đò hai tay
giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình. Mặt
nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo võ khí trên cánh
tay mình. Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc
gối vào bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Nước bám lấy
thuyền như đổ vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước
vang trời thanh la não bạt. Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả
cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò […]. Mặt sông
trong tích tắc lòe sáng lên như một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống mà châm
lửa vào đầu sóng. Nhưng ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy
cuống lái, mặt méo bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lung, đánh đòn tỉa,
6
Tùy bút Người lái đò sông Đà
đánh đòn âm vào chỗ hiểm. Tăng thêm mãi lên tiếng hỗn chiến của nước của đá
thác. Nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn
tỉnh táo của người cầm lái. Vậy là phá xong cái trùng vi thạch trận vòng thứ
nhất. Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi
luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã
thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi,
nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh cửa, sinh nằm lập lờ phía tả
ngạn sông. Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền
vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác Sông Đà,
phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ.
Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái
bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng
mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy.
Bốn năm bọn thuỷ quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra cảnh níu thuyền lôi
vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi
chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng
tử đã bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vẳng reo tiếng hò của sóng thác luồng sinh.
Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở
cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng
vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên phải
bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn
đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó.
Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại
cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa
xuyên vào từ động lái được lượn được. Thế là hết thác. Dòng sông vặn mình
vào một cái bến cát có hang lạnh. Sóng thác xèo xèo tan trong trí nhớ. Sông
nước lại thanh bình. Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam
và toàn bàn tán về cá anh vũ cá dầm xanh, về những cái hầm cá hang cá mùa
7
Tùy bút Người lái đò sông Đà
khô nổ những tiếng to như mìn bộc phá rồi cá túa ra đầy tràn ruộng. Cũng chả
thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua nơi cửa ải nước đủ
tướng dữ quân tợn vừa rồi. Cuộc sống của họ là ngày nào cũng chiến đấu với
Sông Đà dữ dội, ngày nào cũng giành lấy cái sống từ tay những cái thác, nên nó
cũng không có gì là hồi hộp đáng nhớ... Họ nghĩ thế, lúc ngừng chèo.
Trên Sông Đà, thỉnh thoảng có tàu bay lượn vòng ở quãng này ở quãng khác, có
lẽ đề chỉnh lý về bản đồ đất nước Tổ quốc. Tôi nghĩ nếu sau này làm phim
truyện hoặc phim ký sự (tôi không muốn dùng mấy chữ phim tài liệu) màu về
Sông Đà, nếu muốn phản ánh lên cái dữ tợn và cái lớn của Sông Đà của thác
Sông Đà, cũng phải đưa ống quay phim lên tàu bay. Cho bay là là trên thác mà
giá máy xuống mà lượn ống máy theo những luồng sinh của thác, trên thác hiên
ngang một người lái đò Sông Đà có tự do, vì người lái đò ấy đã nắm được cái
quy luật tất yếu của dòng nước Sông Đà.
Tôi có bay tạt ngang qua Sông Đà mấy lần, và thấy đó cũng là thêm cho mình
một góc độ nhìn một cách nhìn về con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình. Từ
trên tàu bay mà nhìn xuống Sông Đà, không ai trong tàu bay nghĩ rằng cái dây
thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình kia lại chính là cái con sông hằng năm và
đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc và phản ứng giận
dỗi vô tội vạ với người lái đò Sông Đà. Cũng không ai nghĩ rằng đó là con sông
của câu đồng dao thần thoại Sơn Tinh Thuỷ Tinh “Núi cao sông hãy còn dài Năm năm báo oán đời đời đánh ghen”. Hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ
sông núi, thì mỗi lúc ngồi tàu bay trên chiều cao mà nhìn xuống đất nước Tổ
quốc bao la, càng thấy quen thuộc với từng nét sông tãi ra trên đại dương đá lờ
lờ bóng mây dưới chân mình. Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc
trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây Bắc bung nở hoa ban hoa
gạo tháng hai va cuồn cuộn mù khói Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa
làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà
8
Tùy bút Người lái đò sông Đà
nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước
Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu
nước Sông đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái
màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ
tôi thấy dòng Sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ
mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản
đồ lai chữ.
Con Sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách. Đã có lần
tôi nhìn Sông Đà như một cố nhân. Chuyến ấy ở rừng đi núi cũng đã hơi lâu đã
thấy thèm chỗ thoáng. Mải bám gót anh liên lạc, quên đi mất là mình sắp đổ ra
Sông Đà. Xuống một cái dốc núi, trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch
chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy. Tôi nhìn cái miếng sáng lóe lên một
màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”. Bờ sông
Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà. Chao ôi, trông con
sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt
quãng. Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ra Sông Đà, đúng thế, nó đằm đằm ấm ấm
như gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh mà
chứng, chốc dịu dàng đấy, rồi lại bản tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy.
Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven song ở đây lặng tờ. Hình như từ đời
Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua
một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tinh không một bóng
người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn
búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông
hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật
mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ
- Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương,
chăm chăm nhìn tôi không chớp mắt lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hưu vểnh tai,
9
Tùy bút Người lái đò sông Đà
nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng các tiếng nói riêng của con vật
lành: “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi
sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bung trắng như bạc rơi thoi.
Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “Dải
Sông Đà bọt nước lênh đênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người
tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ
thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con
sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con sông
đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi
én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên.
(Lược đoạn cuối: Tác giả cung cấp những thông tin về lịch sử, địa lí của sông
Đà và lịch sử đấu tranh chống xâm lược của nhân dân Tây Bắc, từ cuộc chiến
đấu dưới lá có Cần vương của Chánh sứ sơn phòng Nguyễn Quang Bích “Lòng
trung không nỡ bỏ Tây Châu - Giữ lấy Thao, Đà dải thượng lưu, từ cuộc nổi
dậy của năm trăm phu vận tải người Thái chở thóc kho cho thực dân Pháp đã
dùng mái chèo đánh lính áp tải, cướp thóc kho và để theo Việt Minh, đến phong
trào đấu tranh trong lòng địch của đồng bào các dân tộc Tây Bắc thời kháng
chiến chín năm... Cuối cùng, tác giả trở về hiện tại, báo tin vui về kế hoạch cải
tạo sông Đà sắp được khởi công, bắt con sông hung dữ phải phục vụ cho cuộc
sống của nhân dân Tây Bắc.)
1960
10 -
-
-
-
-
ĐỀ THI MINH HỌA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐHQGHN NĂM 2016PHẦN 2: TƯ DUY ĐỊNH TÍNH (60 PHÚT)Câu 51. Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại(A) Bò(B) Chạy(C) Cúi(D) ĐiCâu 52. Bài thơ nào KHÔNG thuộc phong trào Thơ mới?(A) Tràng giang(B) Từ ấy(C) Đây thôn Vĩ Dạ(D) Vội vàngCâu 53. Nhà văn nào KHÔNG PHẢI là tác giả của thời kì văn học trung đại Việt Nam?(A) Nguyễn Bính(B) Nguyễn Bỉnh Khiêm(C) Nguyễn Du(D) Hồ Xuân HươngCâu 54. Tác phẩm nào KHÔNG thuộc giai đoạn văn học từ 1945 đến 1975?(A) Đàn ghi ta của Lor-ca(B) Việt Bắc(C) Tây Tiến(D) SóngCâu 55. Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại(A) Tập tễnh(B) Cà nhắc(C) Tấp tểnh(D) Khập khiễngCâu 56. Tác phẩm nào KHÔNG cùng thể loại với các tác phẩm còn lại?(A) Hai đứa trẻVnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn ph í(B) Số đỏ(C) Chữ người tử tù(D) Chí PhèoCâu 57. Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại(A) Điểm yếu(B) Yếu điểm(C) Khuyết điểm(D) Nhược điểmCâu 58. Tác phẩm nào KHÔNG cùng thể loại với các tác phẩm còn lại?(A) Vợ chồng Phủ(B) Vợ nhặt(C) Người lái đò Sông Đà(D) Rừng xà nuCâu 59. Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại(A) Dự kiến(B) Dự thính(C) Dự liệu(D) Dự tínhCâu 60. Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại(A) Nhỏ nhẹ(B) Nhỏ nhen(C) Nhỏ nhặt(D) Nhỏ mọnCâu 61 66: Đọc đoạn trích sau và trả lời từ câu hỏi theo sau:Chỉ số thông minh, hay IQ (viết tắt của Intelligence Quotient trong tiếng Anh), thườngđược cho là có liên quan đến sự thành công trong học tập, trong công việc. Những nghiêncứu gần đây cho thấy có sự liên quan giữa IQ và sức khỏe, tuổi thọ (những người thôngminh thường có nhiều kiến thức hơn trong việc chăm sóc bản thân) và cả số lượng từ màngười đó sử dụng. Vậy, những điều gì khiến cho con người có chỉ số IQ cao hay thấp? VaiVnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn ph ítrò của di truyền và môi trường tác động lên trí thông minh là những điều được nói đếnnhiều nhất. Khả năng kế thừa của một gen từ thế hệ trước sang thế hệ sau được biểu diễnbằng một số trong khoảng từ đến 1, gọi là hệ số di truyền. Nói một cách khác, hệ số ditruyền là phần trăm khả năng di truyền cho đời sau của một gen. Cho đến gần đây hệ sốdi truyền hầu hết chỉ được nghiên cứu trẻ em và người ta cho rằng hệ số di truyền trungbình là 0,5. Điều này cho thấy một nửa số gen của số trẻ được nghiên cứu là gen đã biếndị, hoặc bị tác động của yếu tố môi trường. Con số 0,5 cho thấy trí thông minh một phầnlà do kế thừa từ cha mẹ. Nghiên cứu người lớn tuy vẫn chỉ những mức rất sơ khainhưng cũng có những kết quả rất thú vị: hệ số di truyền có thể lên đến 0,8. Yếu tố môitrường đóng vai trò rất lớn trong việc xác định trí thông minh một số trường hợp. Mộtchế độ dinh dưỡng hợp lý cho lúc nhỏ được coi là rất quan trọng. Chế độ dinh dưỡngkém có thể làm suy giảm trí thông minh. Một số nghiên cứu khác về yếu tố môi trườngcòn cho rằng thai phụ trước khi sinh hay cho con bú nếu tiếp xúc với những loại độc tốhay thiếu các vitamin và muối khoáng quan trọng có thể ảnh hưởng đến IQ của đứa bé.Trong xã hội đã phát triển, môi trường trong gia đình có thể tạo ra 25% sự khác biệt. Tuynhiên, khi lớn lên, điều này hầu như biến mất.Câu 61. Theo đoạn trích, chỉ số thông minh được cho là có liên quan đến:(A) kết quả học tập, công việc, sức khỏe, tuổi thọ và hành vi(B) kết quả học tập, công việc, sức khỏe, tuổi thọ và số lượng từ(C) kết quả học tập, công việc, sức khỏe, tuổi thọ và cách diễn đạt(D) kết quả công việc, học tập, sức khỏe, tuổi thọ và tính cáchCâu 62. Theo đoạn trích, con số 0,5 của hệ số di truyền trẻ KHÔNG nói lên điều gì sauđây?(A) Có sự tác động của môi trường đến trí thông minh của trẻ(B) Một nửa số gen của trẻ trong nghiên cứu là gen đã biến dị(C) Trí thông minh một phần là do kế thừa từ cha mẹ(D) Khả năng kế thừa của gen thế hệ sau là rất lớnCâu 63. Theo đoạn trích, chỉ số IQ của con người chịu tác động của những yếu tốnào?VnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn ph í(A) Hệ số di truyền và vitamin(B) Điều kiện môi trường và chế độ dinh dưỡng của đứa trẻ(C) Chế độ dinh dưỡng của người mẹ và đứa trẻ(D) Yếu tố di truyền và môi trườngCâu 64. Theo đoạn trích, tác động của yếu tố môi trường gia đình đối với chỉ số IQcủa con người như thế nào?(A) Quan trọng khi con người còn nhỏ và dần biến mất khi con người trưởng thành(B) Quan trọng hơn yếu tố di truyền và chế độ dinh dưỡng của người mẹ(C) Quan trọng hơn yếu tố di truyền và chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ(D) Rất quan trọng đối với chỉ số IQ khi con người trưởng thànhCâu 65. Theo đoạn trích, hệ số di truyền được hiểu là gì?(A) Là con số trong khoảng từ đến 1, thể hiện khả năng kế thừa của một gen từ thế hệtrước sang thế hệ sau(B) Là con số trong khoảng từ đến 1, thể hiện tỉ lệ di truyền trí thông minh từ thế hệtrước sang thế hệ sau(C) Là con số trong khoảng từ đến 1, thể hiện số gen biến dị hoặc bị tác động bởi yếu tốmôi trường(D) Là con số trong khoảng từ đến 1, thể hiện sự kế thừa gen thông minh của bố mẹCâu 66. Chủ đề của đoạn trích là gì?(A) Vai trò của di truyền và môi trường tác động lên trí thông minh của con người(B) Vai trò của di truyền và môi trường đối với chỉ số thông minh (IQ)(C) Chỉ số thông minh (IQ) và các thành tố liên quan(D) Vai trò của hệ số di truyền đối với trí thông minh của con ngườiCâu 67 71: Đọc đoạn trích sau và trả lời từ câu hỏi sau :Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối tháirối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ vừa ăn vừakể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sungsướng về sau này:- Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cáiVnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn ph íchuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho màxem…Tràng chỉ vâng. Tràng vâng rất ngoan ngoãn. Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lạiđầm ấm, hòa hợp như thế. Câu chuyện trong bữa ăn đang đà vui bỗng ngừng lại. Niêucháo lõng bõng, mỗi người được có lưng lưng hai bát đã hết nhẵn.(Kim Lân, Vợ nhặt )Câu 67. Từ thảm hại” (được in đậm, gạch chân trong đoạn trích) có nghĩa là gì?(A) Nghèo khó, không đủ ăn(B) Đơn sơ, giản dị(C) Xoàng xĩnh, tồi tàn(D) Thiếu thốn, tội nghiệpCâu 68. Từ “tính” trong câu nói “Tao tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồnggà thì tiện quá” có nghĩa giống với từ nào sau đây?(A) Hiểu(B) Nghĩ(C) Thấy(D) ĐịnhCâu 69. Câu nói: “Này ngoảnh đi ngoảnh lại chẳng mấy mà có ngay đàn gà cho màxem...” có nghĩa gì?(A) Niềm tin và hi vọng vào việc làm ăn trong cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn(B) Sự chăm chỉ sẽ đem lại một cuộc sống tốt đẹp hơn(C) Việc làm ăn thuận lợi sẽ đem lại hạnh phúc cho gia đình(D) Biết chờ đợi sẽ mang đến cho con người niềm vuiCâu 70. Chủ đề của đoạn trích trên là gì?(A) Bữa cơm “thảm hại” trong ngày cưới của gia đình Tràng(B) Sự thay đổi tốt đẹp của Tràng từ khi có vợ(C) Niềm vui của bà mẹ khi con trai mình có vợ(D) Tình cảm và hi vọng của con người trong khó khănCâu 71. Đoạn trích thể hiện tài năng viết truyện ngắn của Kim Lân phương diệnVnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn ph ínổi bật nào?(A) Miêu tả chân thực ngoại hình và tính cách nhân vật(B) Chọn tình huống đặc sắc và chi tiết tiêu biểu(C) Ngôn ngữ đối thoại sinh động và độc thoại nội tâm sâu sắc(D) Sử dụng ngôi kể thứ nhất hợp lý và điểm nhìn linh hoạtCâu 72 76: Đọc đoạn thơ sau và trả lời từ câu hỏi sau: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành(Quang Dũng, Tây Tiến)Câu 72. Âm hưởng của đoạn thơ trên là gì?(A) Bi ai(B) Bi tráng(C) Bi lụy(D) Bi thươngCâu 73. Hình tượng người lính Tây Tiến được thể hiện nhiều nhất với vẻ đẹp nào?(A) Ngang tàng, ngạo nghễ(B) Hào hùng, hào hoa(C) Chân thực, giản dị(D) Trẻ trung, tếu táoCâu 74. Đoạn thơ thể hiện phong cách thơ Quang Dũng như thế nào?(A) Trữ tình, chính luận(B) Uyên bác, hướng nội(C) Lãng mạn, tài hoaVnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn ph í(D) Trữ tình, chính trịCâu 75. Câu thơ:"Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh" thể hiện nghĩa gì?(A) Những chiến công của người lính Tây Tiến(B) Khí phách của người lính Tây Tiến(C) Những gian khổ mà người lính Tây Tiến gặp phải(D) Sự mất mát hi sinh của những người lính Tây TiếnCâu 76. Câu thơ "Rải rác biên cương mồ viễn xứ" sử dụng những biện pháp nghệthuật nào?(A) Liệt kê, đối lập(B) Nhân hóa, ẩn dụ(C) Đảo ngữ, nhân hóa(D) Đảo ngữ, ẩn dụCâu 77 86: Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong các câudưới đâyCâu 77. Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu là khúc hùng ca, cũng là khúc…………………… về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến.(A) tình ca(B) hòa ca(C) trường ca(D) hợp caCâu 78. Về nghệ thuật, văn học từ thời kì đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám1945 đã đạt được những ………………… hết sức to lớn, gắn liền với kết quả………………… về thể loại và ngôn ngữ.(A) thành tựu cách tân(B) thành công to lớn(C) thành tích cách mạng(D) giá trị khác biệtCâu 79. Tuyên ngôn độc lập là ……………………… Lịch sử tuyên bố trước quốcdân, đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến nước ta,VnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn ph íđánh dấu kỉ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới.(A) văn phong(B) văn kiện(C) văn tự(D) văn bảnCâu 80. Nhìn chung, …………………… đề cao cá tính sáng tạo, đề cao “cái tôi” cánhân.(A) Văn học hiện đại(B) Văn học dân gian(C) Văn học viết nói chung(D) Văn học trung đạiCâu 81. Cũng như bất cứ một loại hình……………… nào khác, trong đời sống……………… luôn có mối quan hệ qua lại giữa sáng tạo, truyền bá và tiếp nhận.(A) văn hóa khoa học(B) khoa học văn học(C) nghệ thuật văn học(D) khoa học nghệ thuậtCâu 82. Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, nhà …………………… chủ nghĩa lớn, cóđóng góp quan trọng đối với quá trình …………………… truyện ngắn và tiểu thuyếtViệt Nam nửa đầu thế kỉ XX.(A) nhân đạo hiện đại hóa(B) nhân ái cá biệt hóa(C) nhân đạo cá tính hóa(D) nhân văn thi vị hóaCâu 83. Các nhân vật trong tác phẩm văn chương nhiều khi đối thoại với nhau bằngngôn ngữ nhưng thật ra họ chỉ là những ………………… cho tư tưởng nghệ thuậtcủa tác giả, còn người tiếp nhận …………………… các tư tưởng ấy chính là độc giả.(A) tuyên truyền viên chính xác(B) người phát ngôn đích thựcVnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn ph í(C) người vận chuyển đích đáng(D) người đại diện chân chínhCâu 84. Cảm hứng ………………………… ất phong phú, đa dạng: là âm điệu hàohùng khi đất nước chống giặc ngoại xâm, là âm hưởng bi tráng lúc nước mất nhàtan, là giọng điệu thiết tha khi đất nước trong cảnh thái bình, thịnh trị.(A) yêu nước(B) nhân văn(C) thế sự(D) nhân đạoCâu 85. Một …………………… của những người nuôi ong, nhà bảo tồn và nhữngngười ủng hộ an toàn thực phẩm đã kiện chính phủ Mỹ về việc giới chức nước này……………………… người dân sử dụng những loại thuốc trừ sâu có thể gây hại choong.(A) tập hợp cấm(B) đoàn thể thuận tình cho(C) liên minh cho phép(D) liên quân cáo buộcCâu 86. Khẳng định “văn hóa soi đường cho ………………… đi”, Hồ Chí Minh đãthấy rõ nghĩa, vị trí, vai trò của văn hóa đối với sự phát triển của xã hội, conngười, và xác định để hướng dẫn nhân dân thì “mình phải làm ………………… chongười ta bắt chước”.(A) dân sinh mẫu(B) quốc giáo tấm gương(C) quốc gia nguyên tắc(D) quốc dân mực thướcCâu 87 96: Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phongcách…Câu 87. Việc một số công ty du lịch tổ chức các tour đón khách đến nghỉ ngơi, tắm biểnđược mở ra tại đây đã làm cho bãi biển khu vực này dần dần trở thành một khu du lịchVnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn ph ínổi tiếng.(A) đã làm cho(B) được mở ra(C) dần dần trở thành(D) việcCâu 88. Những tay cướp biển người Vai-king từng giương buồm đi khắp châu Âu vàBắc Đại Tây Dương trên những chiếc thuyền dài, đánh phá cướp bóc, xâm lược phần lớncác vùng đất trù phú tại châu Âu.(A) trù phú(B) những tay cướp biển(C) giương buồm(D) xâm lượcCâu 89. Kể từ đó cả con hẻm 84 này lúc nào cũng chìm trong nỗi kinh hoàng của matúy gây ra, không người nào dám bén mảng ra ngoài đường sau 10 giờ đêm.(A) bén mảng(B) của(C) kể từ đó(D) lúc nàoCâu 90. Bố tôi nhớ như in thời gian năm 1974 khi ông gặp mẹ tôi Tiền Giang và kếthôn với nhau cũng trong năm đó, bởi theo ông đây là quãng thời gian hạnh phúc nhưngcũng khó khăn nhất của hai người .(A) nhớ như in(B) bởi theo ông(C) của hai người(D) kết hôn với nhauCâu 91. Vợ chồng Phủ (Tô Hoài) là câu chuyện về những người dân lao động vùngchâu thổ Tây Bắc không cam chịu áp bức bóc lột của bọn thực dân, chúa đất, đã vùnglên phản kháng đi tìm cuộc sống tự do .(A) vùng lên phản khángTrên đây chỉ là phần trích dẫn 10 trang đầu của tài liệu và có thế hiển thị lỗi font, bạn muốn xem đầyđủ tài liệu gốc thì ấn vào nút Tải về phía dưới.
-
-
Bài ẤN ĐỘI. MỤC TIÊU BÀI HỌC1. Kiến thức Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần Những nét chính về KT,CT,XH Ấn Độ sau TK XIX nguyên nhân của tình hình đó- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ Ấn Độ .tiêu biêu K/n Xipay Vai trò của giai cấp tư sản trong phong trào giải phóng dân tộc.* Trong tâm: Phong trào đấu tranh chống TDA của ND Ấn Độ tiêu biểu khởi nghĩa Xipay.Sự ra đời và hoạt động của ĐQ Đại 2. Tư tưởng Giúp HS thấy được sự thống trị dã man, tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc và tinh thầnkiên cường đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa đế quốc. 3. Kỹ năng Rèn kỹ năng sử dụng lược đồ Ấn Độ để trình bày diễn biến các cuộc đấu tranh tiêubiểu.II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC.- Lược đồ phong trào cách mạng Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. -Tranh ảnh về đất nước Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Các nhân vật lịch sử cận đại Ấn Độ Nhà xuất bản giáo dục. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC1. Kiểm tra bài cũ Câu 1. Tại sao trong hoàn cảnh lịch sử châu Á, NB thoát khỏi thân phận thuộc địa trở thành mộtnước đế quốc? Câu 2. Những sự kiện nào chứng tỏ cuối thế kỉ XIX NB chuyển sang giai đoạn đế quốc chủnghĩa? 2. Dẫn dắt vào bài mới- GV giới thiệu: Năm 1498 nhà hàng hải Vasco da Game đã vượt mũi Hảo Vọng tìm được conđường biển tới tiểu lục Ấn Độ. Từ đó các nước phương Tây đã xâm nhập vào Ấn Độ. Các nướcphương Tây đã xâm lược Ấn Độ như thế nào? Thực dân Anh đã độc chiếm và thực hiện chínhsách thống trị trên đất Ấn Độ ra sao? Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân giải phóng dântộc Ấn Độ diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 2. Ấn Độ để trả lời.3. Tổ chức các cuộc hoạt động dạy và học trên lớpHoạt động của GV và HS Kiến thức HS cần nắm* Hoạt động Cả lớp, cá nhân- GV nêu vài nét về đất nước, con người Ấn độ.Ấn Độ là một đất nước rộng lớn, giàu đẹp đa dạng vềđiều kiện tự nhiên...Trải qua nhiều thế kỉ những dòngngười du mục, những thương nhân, những tín đồ hànhhương đã cố gắng vượt qua khó khăn và mạo hiểm đểxâm nhập vào đất nước này... sự du nhập này đã gópphần làm nên sự phong phú, đa dạng về văn hóa, dân tộc,ngôn ngữ của Ấn Độ….- GV khái quát quá trình các nước ĐQ xâm 1. Tình hình Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX.- Giữa thế kỉ XIX thực dân Anh đã hoàn thànhxâm lược và đặt ách thống trị Ấn Độ. Ấn Độlược Ấn Độ: Sau phát kiến địa lý tìm ra đường biểnđến Ấn Độ của Vaxcô da Gâm, thực dân phương Tây đãtìm cách xâm nhập vào thị trường Ấn Độ. Đi đầu là BồĐào Nha rồi đến Hà Lan, Anh, Pháp, Áo.... Đến đầu thếkỉ XVII nhân lúc phong kiến Ấn Độ suy yếu các nướcphương Tây ra sức tranh giành Ấn Độ. thế lực mạnhhơn cả là Anh Và Pháp ngay trên đất Ấn Độ (từ 1746-1763). Nhờ có ưu thế về kinh tế và hạm đội mạnh vùngbiển. Anh đã loại các đối thủ để độc chiếm Ấn Độ và đặtách cai trị Ấn Độ vào giữa thế kỉ XVII.- GV hỏi: TDA đã dùng những chính sách gìđể thống trị ND Ấn Độ HS dựa SGK trả lời GV chốt …- Hỏi: Chính sách cai trị của TDA đã dẫn đếnđến hậu quả gì?- HS suy nghĩ trả lời GV chốt và chuyển => TDA >< ND Ấn Độ ngày càng sâu sắc ->Phong trào đấu tranh …* Hoạt động cả lớp, cá nhân- GV giải thích khái niệm “Xi-pay”: tên gọinhững đơn vị binh lính người Ấn Độ trong quân đội thựcdân Anh (nằm trong âm mưu dùng người bản xứ đánhngười bản xứ của thực dân Anh).HS nghe, nhớ có thể liên hệ với Việt Nam thờithuộc Pháp...- Hỏi ại sao binh lính Ấn Độ trong quân độiAnh lại đứng lên khởi nghĩa chống thực dânAnh?- HS theo dõi SGK trả lời. GV chốt …- GV gọi một HS tóm tắt diễn biến khởi nghĩavà bổ sung kết luận.- GV hỏi: Qua diễn biến của khởi nghĩa emcho biết tính chất của phong trào đấu tranhcủa binh lính và nhân dân?- HS suy nghĩ trả lời.- GV bổ sung tự phát ,mang tính dân tộc )- GV hỏi Cuộc khởi nghĩa Xi-Pay tuy thấtbại nhưng vẫn còn nghĩa lịch sử to lớn. Emhãy rút ra nghĩa lịch sử của cuộc khởinghĩa này?- HS suy nghĩ trả lời GV chốt …* Hoạt động 3: Cả lớp, cá nhân- GV yêu cầu HS theo dõi SGK về sự thành lậpvà hoạt động của Đảng Quốc đại- GV hỏi Chủ trương của Đảng quốc đại đem trở thành thuộc địa quan trọng nhất của thựcdân Anh, phải cung cấp ngày càng nhiềulương thực, nguyên liệu cho chính quốc. Về chính trị xã hội Chính phủ Anh cai trịtrực tiếp Ấn Độ,thực hiện nhiều chính sách đểcủng cố ách thống trị của mình như: chia đểtrị, khoét sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôngiáo và đẳng cấp trong xã hội.2. Cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857-1859)* Nguyên nhân: Nguyên nhân sâu xa Do chính sách thốngtrị hà khắc của TDA đã dẫn đến mâu thuẫn sâusắc giữa ND Ấn Độ với thực dân Anh.- Duyên cớ Do Binh lính Xi-pay bị thực dânAnh đối xử tàn tệ, tinh thần dân tộc và tínngưỡng bị xúc phạm nổi dậy khởi nghĩa.* Diễn biến:+ 10/5/1857, hàng vạn lính Xipay nổidậy khởi nghĩa vũ trang chống TDAnh. Đượcsự hưởng ứng của đông đảo nông dân, nhanhchóng lan ra khắp miền Bắc và miền Trung ẤnĐộ.+ Nghĩa quân đã lập được chính quyền,giải phóng được một số thành phố lớn. Khởinghĩa kéo dài năm (1857 1859) thì bị thựcdân Anh đàn áp đẫm máu.* nghĩa lịch sử: có nghĩa lịch sử to lớn,tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất củanhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân,giải phóng dân tộc.III. Đảng Quốc đại và phong trào dân tộclại kết quả gì?- GV yêu cầu HS theo dõi đoạn chữ nhỏ trongSGK giới thiệu về Ti lắc để thấy được thái độđấu tranh cương quyết và vai trò của Ti-lắc. HS theo dõi SGK và trả lời về vai trò của Ti-lắc HS tìm hiểu về phong trào dân tộc Ấn Độ1905-1908.- GV Em hãy so sánh phong trào cách mạng1885-1908 với khởi nghĩa Xi-pay? (lực lượngtham gia, lãnh đạo, đường lối, mục tiêu, kết quảcủa phong trào)- HS thảo luận theo nhóm em để trả lời- HS khác bổ sung GV bổ sung, kết luận:+ Lực lượng tham gia: Công nhân, nôngdân, tư sản, trong đó có vai trò của công nhân.+ Phong trào do giai cấp tư sản lãnh đạomang đậm thức dân tộc, đánh dấu sự thứctỉnh tinh thần độc lập của nhân dân Ấn Độ. (1885-1908)- Từ giữa TK XIX, phong trào đấu tranh củanông dân, công nhân đã thức tỉnh thức dântộc của g/c TS và tầng lớp trí thức Ấn Độ. Họbắt đầu vươn lên đòi tự do phát triển kinh tếvà được tham gia chính quyền, nhưng lại bịTDAnh kìm hãm.- Cuối 1885, Đảng Quốc đại chính đảng đầutiên của G/ctư sản Ấn Độ được thành lập,đánh dấu một giai đoạn mới trong phong tràoGPDT, giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đàichính trị. Trong quá trình hoạt động, Đảng Quốc đại bịphân hóa thành phái: phái Ôn hòa” chủtrương thỏa hiệp, chỉ yêu cầu chính phủ Anhtiến hành cải cách, phái Cấp tiến” kiên quyếtchống Anh do Ti-lắc đứng đầu. 7/1905, Chính quyền Anh thi hành chínhsách chia đôi xứ Ben-gan nhân dân Ấn Độcàng căm phẫn, biểu tình rầm rộ. 6/1908, thực dân Anh bắt Ti Lắc, kết án 6năm tù thổi bùng lên đợt đấu tranh mới.- 7/1908, Công nhân Bom-bay bãi công vũtrang, được giai cấp tư sản lãnh đạo đậm ýthức dân tộc, thể hiện sự thức tỉnh của nhândân Ấn Độ.4. Củng cố: Cuối thế kỉ XIX đầu XX phong trào đấu tranh Ấn Độ phát triển mạnh, thức độc lậpdân tộc ngày càng rõ nét nhất là trong cao trào cách mạng 1905-1908, chứng tỏ sự trưởngthành của cách mạng Ấn Độ Mặc dù thất bại nhưng sẽ là sự chuẩn bị cho cuộc đấu tranhvề sau.5. Dặn dò: HS học bài cũ, đọc trước bài mới, sưu tầm tư liệu hình ảnh về Trung Quốc cuối thế kỉXIX đầu XX.Trên đây chỉ là phần trích dẫn 10 trang đầu của tài liệu và có thế hiển thị lỗi font, bạn muốn xem đầyđủ tài liệu gốc thì ấn vào nút Tải về phía dưới.
-
-
-
1) dựa vào các từ cho sẵn và viết thành câu hoàn chỉnhI visit Bana Hills last summer .=>………………………………They go skiing months ago=>………………………………Nam do homework at the moment=>………………………………2) Viết lại câu có nghĩa tương tự1. My favorite room in my house is the living room--> like .......................................................2. Why we don't go to Sa Huynh Coffee tonight ?--> How about ..............................................3. Don't talk too much in the class.--> You mustn't ............................................Trên đây chỉ là phần trích dẫn 10 trang đầu của tài liệu và có thế hiển thị lỗi font, bạn muốn xem đầyđủ tài liệu gốc thì ấn vào nút Tải về phía dưới.
-
I. CẦM MÁU TẠM THỜI 1. Mục đích.- Nhanh chóng làm ngừng chảy máubằng các biện pháp đơn giản.- Hạn chế đến mức thấp nhất sự mấtmáu.- Góp phần cứu sống nạn nhân, tránhcác tai biến nguy hiểm.2. Nguyên tắc cầm máu tạm thời- Khẩn trương nhanh chống làm ngừngchảy máu- Phải xử lý đúng chỉ định theo tính chấtcủa vết thương- Đúng qui trình kỹ thuật3. Phân biệt các loại chảy máu- Chảy máu mao mạch: Máu đỏ thẫm,thấm tại vết thương, lượng máu ít, cóthể tự cầm.- Chảy máu tĩnh mạch vừa và nhỏ: Máuđỏ thẫm, chảy ri rỉ tại vết thương, lượngmáu vừa phải, có thể tự cầm.- Chảy máu động mạch: Máu đỏ tươi,chảy thành tia, lượng máu nhiều, khôngtự cầm.4. Các biện pháp cầm máu tạm thời a. Ấn động mạch Dùng các ngón tay (ngón cái hoặccác ngón khác) ấn đè trên đường đi củađộng mạch làm động mạch bị ép chặtgiữa ngón tay ấn và nền xương, máungừng chảy ngay tức khắc. Ấn đọngmạch có tác dung cầm máu nhanh, ítgây đau và không gây tai biến nguyhiểm cho người bị thương, nhưng đòihỏi người làm phải nắm chắc kiến thứcgiải phẩu về đường đi của động mạch.Ấn động mạch không giữ được lâuvì mỏi tay ấn, do vậy chỉ là biện phápcầm máu tức thời, sau đó phải thay thếbằng các biện pháp khác.Một số điểm để ấn động mạch trên cơthể:- Ấn động mạch trụ và quay cổ tay:Khi chảy máu nhiều bàn tay, dùngngón cái ấn vào động mạch trụ và quayở phía trên cổ tay, cách bờ trong và bờngoài cẳng tay 1,5cm. Ấn động mạch cánh tay mặt trongcánh tay: Khi chảy máu nhiều cẳngtay, cánh tay, dùng ngón cái hoặc bốnngốn ấn mạnh vào mặt trong cánh tay ởphía trên vết thương. Nếu vết thương ởcao, ấn sâu vào động mạch nách đỉnhhố nách.- Ấn động mạch dưới đòn hõmxương đòn: Khi chảy máu nhiều hốnách, dùng ngón cái ấn mạnh và sâu ởhố trên đòn sát giữa bờ sau xương đònlàm động mạch bị ép chặt vào xươngsườn, máu sẽ ngưng chảy. b. Gấp chi tối đa Gấp chi tối đa là biện pháp cầm máuđơn giản, mọi người đều có thể tự làmđược. Khi chi bị gấp mạnh, các mạchmáu cũng bị gấp và bị đè ép bởi cáckhối cơ bao quanh làm cho máu ngưngchảy. Gấp chi tối đa cũng chỉ là biện pháptạm thời vì không giữ được lâu. Trườnghợp có gãy xương kèm theo tì khôngthực hiện được gấp chi tối đa. Gấp cẳng tay vào cánh tay: Khi chảymáu nhiều bàn tay và cẳng tay, phảigấp ngay thật mạnh cẳng tay vào cánhtay, máu ngưng chảy.Khi cần giữ lâu để chuyển người bịthương về các tuyển cứu chữa, cần cốđịnh tư thế gấp bằng một vài vòng băngghì chặt cổ tay vào phần trên cánh tay. Gấp cánh tay vào thân người có conchèn: Khi chảy máu nhiều do tổnthương động mạch cánh tay, lấy ngaymột khúc gỗ tròn đường kính 5-10cm,hay cuộn băng hoặc bất cứ vật rắn nàotương tự kẹp chặt vào nách phía trênchổ chảy máu, rồi cố định cánh tay vàothân người bằng một vài vòng băng,máu ngưng chảy. c. Băng ép Là phương pháp băng vết thươngvới các vòng băng xiết tương đối chặt đèép mạnh vào bộ phận tổn thương tạođiều kiện cho việc nhanh chóng cho việchình thành các cục máu làm cho máungưng chảy ra ngoài. Cách tiến hành băng ép:- Đặt một lớp gạc và bông hút phủkính vết thương. Đặt một lớp băng mỡ dày phủ trênlớp bông gạc. Băng theo kiểu vòng xoắn hoặc số 8(nên dùng loại băng thun vì băng này cótính chun giản tốt) d. Băng chèn Bằng chèn cũng là kiểu đè ép nhưấn động mạch, nhưng không phải bằngngón tay mà bằng một vật cứng tròn,nhẵn không sắc cạnh, gọi là con chèn,con chèn được dặt vào vị trí trên đườngđi của động mạch, càng sát vết thươngcàng tốt, sau đó cố định con chèn bằngnhiều vòng băng xiết tương đối chặt.Các vị trí có thể băng chèn tương tự nhưvị trí ấn động mạch.e. Băng nút Băng nút là cách băng ép, có dùngthêm bấc gạc đã diệt khuẩn, nhét chặtvào miệng vết thương tạo thành cái nútđể cầm máu.Nút càng chặt làm tăng sức đè ép vàocác mạch máu, tác dụng cầm máu càngtốt.f. Ga rô Ga rô là biện pháp cầm máu tạm thờibằng sợ dây cao su xoắn chặt vào đoạnchi làm ngăn sự lưu thông máu từ phíatrên xuống phía dưới của chi, máu sẽkhông chảy ra miệng vết thương. Do sự ngưng lưu thông máu trongthời gian nhất định (khoảng 60 90phút) rất dễ xảy ra tai biến nguy hiểm.Vì vậy phải cân nhắc kĩ lưỡng trước khiquyết định ga rô trong trường hợp cácvết thương có chảy máu. Chỉ định ga rô: Ga rô được phéplàm trong những trường hợp sau đây: Vết thương chi chảy máu ạt,phụt thành tia và trào mạnh qua miệngvết thương. Vết thương bị cắt cụt tự nhiên. Vết thương phần mềm hoặc gãyxương có kèm theo tổn thương độngmạch đã cầm máu bằng các biện pháptạm thời khác không có hiệu quả. Bị rắn độc cắn, nhằm ngăn cảnchất độc xâm nhập vào cơ thể.- Nguyên tắc ga rô:+ Phải đặt ga rô ngay sát phía sauvết thương và để lộ ra ngoài để dễ nhậnra. Tuyệt đối không để che lấp ga rô. Người bị đặt ga rô phải đượcnhanh chóng chuyển về các tuyến cứuchữa; trên đường vận chuyển cứ giờphải nới ga rô lần, không để ga rô lâuquá 3-4 giờ. Có phiếu ghi rõ: Họ tên, địa chỉngười bị ga rô, thời gian bắt đầu ga rô,thời gian nới ga rô lần 1, lần 2,...Họ tên,địa chỉ người ga rô,... để giúp tuyến trêntheo dõi và xử trí. Có kí hiệu bằng vải đỏ cài vào túiáo bên trái của nạn nhân. Cách ga rô: Dây ga rô thường dùngsợ dây cao su to bản (3 4cm) mỏng vàtác dụng đàn hồi tốt. Trường hợp khẩncấp có thể sử dụng bất kì loại dây nàokhác như: Băng cuôn, dây cao su tròn,quai dép,... để ga rô. Thứ tự ga rô như sau: Ấn động mạch phía trên vết thương. Lót vại gạc chổ định ga rô. Đặt dây ga rô rồi từ từ xoắn, vừaxoắn vừa bỏ tay ấn động mạch ra, theodõi không thấy máu chảy vết thươnglà được. Băng vết thương và làm các thủ tụchành chính.- Ấn động mạch- Gấp chi tối đa- Băng ép,- Băng nút- Băng chèn- Ga rôII. CỐ ĐỊNH TẠM THỜI XƯƠNGGÃY 1. Tổn thương gãy xươngTrên đây chỉ là phần trích dẫn 10 trang đầu của tài liệu và có thế hiển thị lỗi font, bạn muốn xem đầyđủ tài liệu gốc thì ấn vào nút Tải về phía dưới.
-
-