Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Tài liệu môn Lịch sử 12 Bài 21 , trường THPT Nguyễn Đức Cảnh - Thái Bình

8317bf009da34ff81f9ea8c0336f73b1
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 28 tháng 2 2021 lúc 14:37:54 | Được cập nhật: 5 giờ trước (0:16:12) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 534 | Lượt Download: 11 | File size: 0.070144 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Hướng dẫn HS tự ôn tập LỊCH SỬ 12

Bài 21: (3 tiết)

XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH

CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954 – 1965)

Tiết 3:

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1/ Kiến thức : Học sinh nắm được các nội dung cơ bản

- Âm mưu, thủ đoạn của Mỹ trong thực hiện “ Chiến tranh đặc biệt”.

- Những thắng lợi của quân dân Miền Nam trên các mặt trận

2/ Về tư tưởng : Bồi dưỡng tình đoàn kết quân dân hai miền Bắc – Nam. Niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và tiền đồ của cách mạng.

3/ Kỹ năng : Kĩ năng khai thác tư liệu lịch sử từ tranh ảnh, lược đồ.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên :tư liệu tranh ảnh về cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ

2. Học sinh : - Học và làm bài cũ, xem trước bài mới trong sách giáo khoa.

III. PHƯƠNG PHÁP. Phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử

IV. TIẾN TRÌNH.

1. Ổn định lớp (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (3p): Nêu hoàn cảnh bùng nổ phong trào Đồng khởi , kết quả và ý nghĩa ?

a. Hoàn cảnh lịch sử

- Trong những năm 1957 – 1959……….

- Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần 15 (đầu 1959) đã ……………

Phương hướng…………

b.Diễn biến:

- Được nghị quyết 15 của Trung ương Đảng soi sáng, phong trào nổi dậy của quần chúng từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương như cuộc nổi dậy ở Vĩnh Thạnh (Bình Định), ………

- Ngày 17/1/1960, dưới sự lãnh đạo của tỉnh uỷ Bến Tre, nhân dân các xã Định Thuỷ, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày, ……………….

- Từ Bến Tre, phong trào “Đồng khởi” như nước vỡ bờ lan khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi thuộc trung Trung Bộ.

c. Kết quả:

- Hệ thống kìm kẹp của địch ở thôn xã bị phá vỡ từng mảng lớn. Tính đến cuối 1960, tại các tỉnh Nam Bộ, cách mạng đã làm chủ hơn 600 trong tổng số 1298. ………

- Ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. ……

d. Ý nghĩa:

- Phong trào “Đồng khởi” đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ ở miền Nam, đã tác động mạnh mẽ làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

- “Đồng khởi” thắng lợi đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

3. Bài mới (35p):

Hoạt động GV- HS

Kiến thức cơ bản

GV khái quát những kết quả quan trọng trong PT « Đồng khởi », rồi dẫn dắt sang chiến lược chiến tranh mới: « chiến tranh đặc biệt » là gì? Âm mưu và thủ đoạn?

HS: đọc SGK và suy nghĩ trả lời

GV nhận xét và chốt ý:

Khái niệm

Âm mưu cơ bản :là “dùng người Việt đánh người Việt”.

GV đặt câu hỏi: Để đạt được âm mưu trên, Mĩ đã có những thủ đoạn gì?

HS: đọc SGK và nêu các thủ đoạn.

GV: Phân tích các thủ đoạn của Mĩ- Diệm và nhấn mạnh đã gây cho ta những khó khăn gì.

GV: sử dụng tranh ảnh, tư liệu để minh họa, phân tích

GV: Để chống lại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ, ta đã có chủ trương gì?

HS theo dõi SGK và trả lời câu hỏi.

GV: nhận xét và đánh giá : đây là chủ trương kịp thời, sáng suốt của Đảng ta...

GV chia HS thành 4 nhóm:

Nhóm 1: Trên mặt trận chống “bình định” ta đã giành được những thắng lợi lớn nào?

Nhóm 2: Trên mặt trận đấu tranh chính trị ta đã giành được những thắng lợi lớn nào?

Nhóm 3: Trên mặt trận quân sự ta đã giành được những thắng lợi lớn nào?

Nhóm 4:Đánh giá chung những thắng lợi của quân dân miền Nam?

HS: theo dõi SGK và trả lời.

GV: sử dụng bản đồ, tranh ảnh, video minh họa cho những kết quả chúng ta đạt được, đặc biệt là các chiến thắng của quân và dân ta trên các mặt trận quân sự: trận Ấp Bắc

GV: kết luận...

V– MIỀN NAM CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” CỦA ĐẾ QUỐC MĨ (1961 – 1965)

1. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam (15p)

a. Hoàn cảnh

- Phong trào đồng khởi đã phá tan chiến lược ”chiến tranh 1 phía ”của Mĩ

- 1961 Mĩ thực hiện Chiến tranh đặc biệt ở miền Nam Việt Nam (1961-1965)

* Khái niệm: là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ, được tiến hành bằng quân đội SG, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mỹ, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ.

b. Âm mưu cơ bản của “Chiến tranh đặc biệt” là “dùng người Việt đánh người Việt”.

- Kế hoạch Xtalây – Taylo nhằm bình định miền Nam trong vòng 18 tháng (1961 - 1963)

- Kế hoạch Giônxơn – Macnamara bình định miền Nam có trọng điểm trong 2 năm (1964 - 1965).

c. Thủ đoạn

- Mĩ tăng cường viện trợ quân sự cho chính quyền Diệm, đưa vào miền Nam cố vấn quân sự, trang bị phương tiện chiến tranh hiện đại.

- Tăng nhanh lực lượng quân đội Sài gòn.

- Tiến hành dồn dân lập “Ấp chiến lược”- được Mĩ và chính quyền Sài gòn coi như “xương sống” của “CTĐB”

- Mở các cuộc hành quân càn quét, tiêu diệt lực lượng cách mạng bằng chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”.

- Lập bộ chỉ huy quân sự Mĩ để trực tiếp chỉ đạo quân đội Sài gòn.

- Mở nhiều cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, phá hoại miền Bắc.

2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (20p)

a. Chủ trương của ta

- Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang

- Tháng 1 - 1961, Trung ương cục miền Nam ra đời; tháng 2 – 1961, các lực lượng vũ trang thống nhất thành Quân giải phóng miền Nam.

b. Thắng lợi của quân dân miền Nam

* Trên mặt trận chống “Bình định”

- Cuộc đấu tranh chống và phá ấp chiến lược diễn ra gay go quyết liệt giữa ta và địch.

- Cuối 1964, địch chỉ còn kiểm soát được 3.300 ấp. Đến tháng 6 năm 1965, địch chỉ còn kiểm soát 2.200 ấp.

=> Chương trình bình định miền Nam” bị phá sản về cơ bản.

* Trên mặt trận đấu tranh chính trị

- Diễn ra sôi nổi ở các đô thị lớn như: Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn

- Thu hút đông đảo quần chúng tham gia, nhất phụ nữ, tăng ni, phật tử, học sinh – sinh viên.

- Kết quả:

+ Làm lung lay, khủng hoảng suy sụp chính quyền Ngô Đình Diệm,

+ Buộc Mĩ phải đảo chính lật đổ Diệm – Nhu (01/11/1963). Đưa Dương văn Minh lên thay

+ Kenedy bị ám sát, Giôn xơn lên làm Tổng thống cùng Mác Namara đẩy mạnh hơn nữa Chiến tranh đặc biệt”

* Trên mặt trận quân sự

- Ngày 02 / 01 / 1963, quân dân ta giành thắng lợi vang dội ở trận Ấp Bắc (Mĩ Tho), đánh bại cuộc hành quân càn quét của hơn 2.000 quân đội Sài Gòn có cố vấn Mĩ chỉ huy. Sau trận Ấp Bắc, khắp miền Nam đã dấy lên phong trào “thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.

- Đông – xuân 1964-1965, quân dân ta mở chiến dịch ở miền Đông Nam Bộ. 02/12/1964 quân ta đánh trận mở màn và giành chiến thắng ở ấp Bình Giã (Bà rịa) .Tiếp đó quân ta giành thắng lợi ở An Lão(Bình Định), Ba Gia(Quảng Ngãi), Đồng Xoài(Bình Phước)...

=> làm phá sản cơ bản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”

4. Củng cố bài (5p) GV đặt câu hỏi hệ thống các kiến thức trọng tâm của tiết học.

Câu 1: Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”?

a. Hoàn cảnh Mĩ thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt”:...

Khái niệm: “Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới được tiến hành bằng quân đội Sài gòn, dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mỹ, dựa vào vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta.

b. Âm mưu cơ bản của “Chiến tranh đặc biệt” là “dùng người Việt đánh người Việt”.

c . Thủ đoạn: Mĩ đề ra kế hoạch Xtalây – Taylo nhằm bình định miền Nam trong vòng 18 tháng (1961 - 1963).

Đến cuối năm 1963, Giônxơn lên làm tổng thống Mĩ đề ra kế hoạch Giônxơn – Macnamara bình định miền Nam có trọng điểm trong 2 năm (1964 - 1965). Để thực hiện “CTĐB”, Mĩ - nguỵ đã triển khai các biện pháp sau:

- Mĩ tăng cường viện trợ quân sự cho chính quyền Diệm, đưa vào miền Nam cố vấn quân sự, trang bị phương tiện chiến tranh hiện đại.

- Tăng nhanh lực lượng quân đội Sài gòn.

- Tiến hành dồn dân lập “Ấp chiến lược”- được Mĩ và chính quyền Sài gòn coi như “xương sống” của “CTĐB”

- Mở các cuộc hành quân càn quét, tiêu diệt lực lượng cách mạng bằng chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”.

- Lập bộ chỉ huy quân sự Mĩ để trực tiếp chỉ đạo quân đội Sài gòn.

- Được Mĩ hỗ trợ chiến đấu và chỉ huy bằng hệ thống cố vấn, quân đội Sài gòn liên tiếp mở nhiều cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành những hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho chiến trường miền Nam.

Câu 2: Miền Nam chiến đấu chống chiến lược ”Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ như thế nào?

a. Chủ trương của ta

- Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, nổi dậy tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị), tiến công địch bằng ba mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận).

- Đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng miền Nam, tháng 1 - 1961, Trung ương cục miền Nam ra đời; tháng 2 – 1961, các lực lượng vũ trang thống nhất thành Quân giải phóng miền Nam.

b. Thắng lợi của quân dân miền Nam

* Trên mặt trận chống “Bình định”

- Cuộc đấu tranh chống và phá ấp chiến lược diễn ra gay go quyết liệt giữa ta và địch. ............. Đến cuối 1962 trên nửa tổng số ấp và 70% nông dân vẫn do cách mạng kiểm soát.

- Đến cuối năm 1964....... kiểm soát 2.200 ấp. Chương trình bình định miền Nam” bị phá sản về cơ bản.

* Trên mặt trận đấu tranh chính trị.....

Kết quả: + Làm lung lay, khủng hoảng suy sụp chính quyền Ngô Đình Diệm,

+ Buộc Mĩ phải đảo chính lật đổ Diệm – Nhu (11-1963). Đưa Dương văn Minh lên thay

+ Kenedy bị ám sát Giôn xơn lên thay cùng Macnamarra

* Trên mặt trận quân sự....... => Làm phá sản cơ bản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”

Nhận xét chung:

- Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ bị phá sản làm thất bại âm mưu định “dùng người Việt đánh người Việt” của Mỹ.

- Thắng lợi của quân dân miền Nam đã dẫn đến sự suy yếu và khủng hoảng của chế độ Mỹ - nguỵ, làm cho Mĩ bị động phải chuyển sang một chiến lược chiến tranh mới.

- Thắng lợi này đã mở rộng và phát triển toàn diện thế chiến lược tiến công của cách mạng miền Nam, là cơ sở để nhân dân ta ở miền Nam tiến lên đập tan những kế hoạch chiến tranh mới của đế quốc Mĩ, giành thắng lợi hoàn toàn.

5. Dặn dò (1p): Học sinh học bài cũ, làm bài trắc nghiệm và xem trước bài mới.

Bài tập trắc nghiệm:

Câu 1. Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới

A. được tiến hành bằng quân đồng minh là chủ yếu, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ

B. được tiến hành bằng quân đội viễn chinh Mĩ và quân đồng minh.

C. được tiến hành bằng Quân đội lính đánh thuê, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ, phương tiện chiến tranh Mĩ.

D. được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ, bằng phương tiện chiến tranh Mĩ.

Câu 2. Hiểu như thế nào về Ấp chiến lược ?

A. Ấp chiến lược là nơi tập trung quản lí hoạt động kinh tế của nhân dân miền Nam.

B. Ấp chiến lược là một loại trại tập trung trá hình được dựng lên để kiểm soát, kìm kẹp nhân dân, thực hiện "tát nước bắt cá", đánh phá tận gốc phong trào đấu tranh cách mạng miền Nam.

C. Ấp chiến lược là một mô hình xây dựng KT-XH do Mĩ trực tiếp quản lí ở vùng đô thị miền Nam.

D. Ấp chiến lược là một chính sách nhằm cướp lại ruộng đất của nhân dân ta, tạo điều kiện cho các thế lực địa chủ - tư sản hoá ở miền Nam phát triển làm chỗ dựa xã hội cho chính quyền Diệm.

Câu 3. Biện pháp nào không được Mĩ - Diệm áp dụng trong quá trình thực hiện chiến lược "Chiến tranh đặc biệt"

A. Tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại bằng hải quân và không quân ra miền Bắc.

B. Trang bị phương tiện chiến tranh hiện đại, phổ biến chiến thuật "trực thăng vận", "thiết xa vận" cho quân nguỵ.

C. Tiến hành các cuộc hành quân càn quét quy mô lớn vào các căn cứ cách mạng.

D. Tăng cường viên trợ quân sự cho chính quyền Diệm, xây dựng và phát triển lực lượng ngụy quân đông, hiện đại.

Câu 4. Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Ấp Bắc?

A. Cuộc đọ sức đầu tiên, thắng lợi đầu tiên của lực lượng vũ trang miền Nam với quân viễn chinh Mĩ.

B. Chiến thắng này đã đánh dấu bước trưởng thành của lực lượng vũ trang Miền Nam, đánh dấu sự phá sản bước đầu của chiến thuật "trực thăng vận", "thiết xa vận" của Mĩ.

C. Là chiến thắng quan trọng, khẳng định quân dân miền Nam có đủ khả năng đánh bại Quân đội Mĩ trên chiến trường miền Nam.

D.Tất cả các ý trên.

Câu 5. Sự kiện đảo chính lật đổ chính quyền Diệm 1/11/1963 chứng tỏ điều gì?

A. Mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền Sài Gòn, giữa Mĩ - Diệm ngày càng sâu sắc, không thể dung hoà được.

B. Đánh dấu một thất bại quan trọng của Mĩ trong việc thiết lập một chính quyền tay sai ở Miền Nam.

C. Đảo chính đã chứng tỏ chính quyền Sài Gòn đã lung lay, khủng hoảng sâu sắc.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 6. Tình hình Miền Nam sau đảo chính ngày 1/11/1963 là?

A. Mĩ đã kịp thời đưa Dương Văn Minh lên thay và nhanh chóng ổn định tình hình.

B. Phong trào đấu tranh chống ngụy quyền ở Miền Nam tạm thời chấm dứt.

C. Chính quyền Sài Gòn từ đây lâm vào một cuộc khủng hoảng triền miên.

D. Mĩ buộc phải áp dụng chiến lược chiến tranh mới, huy động số lượng lớn quân viễn chinh Mĩ vào Miền Nam để giúp chính quyền Sài Gòn đứng vững.

Câu 7. Mục tiêu của kế hoạch Giôn-xơn - Mác-na-ma-ra là hoàn thành bình định

A. miền Nam trong vòng 18 tháng. B. miền Nam trong vòng 16 tháng.

C. miền Nam trong vòng 24 tháng. D. có trọng điểm miền Nam trong vòng 2 năm.

Câu 8. Ý nghĩa của những thắng lợi trên mặt trận quân sự trong Đông Xuân 1964- 1965 là thắng lợi

A. quân sự lớn, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam VN

B. quân sự lớn, chứng tỏ quân dân MN có thể đánh bại chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ.

C. đánh dấu sự sụp đổ cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

D. quân sự lớn đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của quốc sách ấp chiến lược của địch.

Câu 9. Một phong trào thi đua ở miền Nam trong thời kì chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”?

A. Nắm lấy thắt lưng địch mà đánh. B. Tìm Mĩ mà đánh, tìm ngụy mà diệt.

C. Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công. D. Vành đai diệt Mĩ.

Câu 10. Tổng thống nào của Mĩ đề ra chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam?

A. Ai-xen-hao.          B. Ken-nơ-di. C. Giôn-xơn.          D. Ru-dơ-ven.

Câu 11. “Chiến tranh đặc biệt” nằm trong hình thức nào của chiến lược toàn cầu mà Mĩ đề ra?

A. "Phản ứng linh hoạt”. B. “Ngăn đe thực tế”. C. “Lấp chỗ trống”. D. “Chính sách thực lực”.

Câu 12. Âm mưu cơ bản của “Chiến tranh đặc biệt” mà Mĩ áp dụng ở miền Nam Việt Nam là gì?

A. Đưa quân chư hầu vào miền Nam Việt Nam. B. “Dùng người Việt đánh người Việt”.

C. Đưa quân Mĩ ồ ạt vào miền Nam. D. Đưa cố vấn Mĩ ồ ạt vào miền Nam.

Câu 13. Chỗ dựa của “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam là:

A. Ấp chiến lược. B. Lực lượng quân đội ngụy.

C. Lực lượng cố vấn Mĩ. D. Ấp chiến lược và lực lượng quân đội ngụy.

Câu 14. Mĩ - Ngụy dự định thực hiện những mục tiêu của “Chiến tranh đặc biệt” trọng tâm là “bình định” trong vòng 18 tháng. Mục tiêu đó năm trong kế hoạch:

A. Dồn dân lập ấp chiến lược. B. Stalây - Taylo.

C. Giônxơn - Mácnamara. D. Kennơdi.

Câu 15. Trên mặt trận quân sự, chiến thắng nào của ta mở ra khả năng đánh bại “Chiến tranh đặc biệt”?

A. Bình Giã (Bà Rịa). B. Ba Gia (Quảng Ngãi).

C. Đồng Xoài (Bình Phước). D. Ấp Bắc (Mĩ Tho).

Trường THPT Nguyễn Đức Cảnh- TP Thái Bình