Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề luyện tập Chuyên đề 3: Các nước Á, Phi và Mĩ Latinh (1945-2000)

3bcbcfbc355ea82551906b7fb893318c
Gửi bởi: Khoa CNTT - HCEM 15 tháng 2 2022 lúc 14:54:22 | Được cập nhật: 17 tháng 4 lúc 15:25:30 | IP: 100.116.18.43 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 619 | Lượt Download: 24 | File size: 0.049635 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Những lưu ý trước khi làm bài:

  • Đề thi gồm các câu hỏi thuộc nội dung Chương III – Lịch sử 12: Các nước Á, Phi, Mĩ Latinh (1945 – 2000), giúp các em ôn tập và tự kiểm tra, đánh giá, từ đó có kế hoạch học tập phù hợp.

  • Thời gian thi là 20 phút. Trước khi bắt đầu, hãy đảm bảo em có đủ thời gian thi; đồng thời chuẩn bị đầy đủ dụng cụ làm bài để sẵn sàng thi một cách nghiêm túc nhất.

  • Ngay sau khi nộp bài, các em sẽ được thông báo kết quả chi tiết về bài làm của mình.

Chúc các em thành công!

[NOIDUNG]

Câu 1 (NB): Tháng 8 – 1945, nhà nước nào đã thành lập ở bán đảo Triều Tiên?

A. Mông Cổ.

B. Hàn Quốc.

C. Triều Tiên.

D. Nhật Bản

Câu 2 (NB): Trong nửa sau thế kỉ XX hầu hết các nước Đông Bắc Á đều

A. đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế. 

B. lâm vào khủng hoảng kinh tế - chính trị.

C. bị các nước lớn xâm lược trở lại. 

D. xảy ra tình trạng bất ổn, xung đột nội bộ.

Câu 3 (NB): Đâu không phải là ý nghĩa của sự ra đời nhà nước Cộng hoà dân chủ Nhân dân Trung Hoa (10 – 1949)?

A. Mở ra thời kì chia cắt nội bộ, xung đột quân sự kéo dài.

B. Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của các nước đế quốc.

C. Đưa hệ thống chủ nghĩa xã hội nối liền từ châu Âu sang châu Á.

D. Đưa Trung Quốc bước vào thời kì độc lập đi lên chủ nghĩa xã hội.

Câu 4 (NB): Chính sách đối ngoại của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa sau khi thành lập là

A. hoà bình, trung lập. B. hoà bình, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.

C. bành trướng lãnh thổ. D. theo đuổi “Chiến lược toàn cầu”.

Câu 5 (NB): Ai là người đề ra đường lối cải cách mở cửa của Trung Quốc?

A. Mao Trạch Đông. B. Tập Cận Bình.

C. Đặng Tiểu Bình. D. Dương Lợi Vĩ.

Câu 6 (TH): Vấn đề nào hiện tại đang là thách thức lớn nhất đến sự phát triển của các quốc gia khu vực châu Phi?

A. Xung đột sắc tộc, và tôn giáo cùng với phong trào li khai.

B. Nhiều nước châu Phi vẫn còn trong tình trạng lạc hậu.

C. Tình trạng đói nghèo, bệnh tật và trình độ dân trí thấp.

D. Phụ thuộc rất nhiều vào nguồn viện trợ từ nước ngoài.

Câu 7 (TH): Việt Nam bắt đầu quá trình đối thoại hòa dịu với các nước ASEAN sau khi 

A. cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước giành thắng lợi hoàn toàn.

B. Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh và lặp lại hoà bình ở Việt Nam được kí kết.

C. Hiệp ước Bali được kí kết.

D. mâu thuẫn với các nước ASEAN về vấn đề Campuchia được giải quyết.

Câu 8 (TH): Quá trình  mở rộng thành viên từ 5 nước ban đầu thành 10 nước của tổ chức ASEAN không gặp phải trở ngại nào sau đây?

A. Sự căng thẳng của ba nước Đông Dương với ASEAN.

B. Sự khác biệt về thể chế chính trị của mỗi quốc gia.

C. Thời gian giành độc lập của các quốc gia khác nhau.

D. Sự tác động của cuộc chiến tranh lạnh.

Câu 9 (TH): Nhân tố quyết định đến thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 là

A. sự phát triển của lực lượng cách mạng trong nước.

B. sự suy yếu của lực lượng quân Tưởng Giới Thạch.

C. chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế giới.

D. sự giúp đỡ của Liên Xô về vật chất, kĩ thuật.

Câu 10 (TH): Việc thực dân Anh sử dụng “Phương án Maobáttơn” chia lãnh thổ Ấn Độ trở thành 2 quốc gia Ấn Độ và Pakistan đã chứng tỏ điều gì? 

A. Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ đã giành thắng lợi.

B. Thực dân Anh đã hoàn tất việc tiến hành cai trị Ấn Độ.

C. Thực dân Anh đã không còn quan tâm đến vấn đề Ấn Độ nữa. 

D. Thực dân Anh đã nhượng bộ tạo điều kiện cho nhân dân Ấn Độ tiếp tục đấu tranh.

Câu 11 (VD): Điểm tương đồng giữa cuộc cải cách và mở cửa ở Trung Quốc với công cuộc đổi mới ở Việt Nam khi tiến hành là

A. thực hiện cải tổ về chính trị, cho phép đa Đảng.

B. lấy đổi mới, phát triển kinh tế làm trọng tâm.

C. do Đảng Cộng sản lãnh đạo, kiên trì con đường chủ nghĩa xã hội.

D. tiến hành khi đất nước đang lâm vào khó khăn khủng hoảng.

Câu 12 (VD): Yếu tố nào sau đây quyết định đến sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Sự ra đời và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

B. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.

C. Sự đoàn kết giữa các lực lượng dân tộc dân chủ.

D. Xu hướng đoàn kết thống nhất trong hành động giữa các quốc gia.

Câu 13 (VD): Điểm tương đồng trong quá trình ra đời của  Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với Liên minh châu Âu (EU) là gì?

A. Đều là hệ quả tất yếu của xu thế liên kết khu vực.

B. Đều xuất phát từ nhu cầu liên kết hợp tác giữa các nước.

C. Đều nhằm thoát khỏi ảnh hưởng của các cường quốc.

D. Đều đạt được nhiều thành tựu trong quá trình liên kết.

Câu 14 (VD): Cơ hội lớn nhất khi Việt Nam tham gia ASEAN là gì?

A. Củng cố vững chắc an ninh, quốc phòng.

B. Cơ hội tiếp thu giao lưu tinh hoa văn hoá khu vực.

C. Tận dụng được sự giúp được của các nước trong khu vực.

D. Tiếp thu được những thành tựu khoa học - kĩ thuật tiên tiến.

Câu 15 (VDC): Từ thực tiễn lịch sử thắng lợi của cách mạng Trung Quốc, bài học kinh nghiệm nào được rút ra trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?

A. Kiên định với mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội.

B. Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

C. Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới.

D. Ứng dụng những thành tựu khoa học vào thực tiễn.