Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Tài liệu HSG ĐỊA lý 12 - ĐỒNG THÁP

399face913604f6fba911714d2a4ad2e
Gửi bởi: Thành Đạt 28 tháng 10 2020 lúc 19:48:15 | Được cập nhật: 15 giờ trước (13:14:50) Kiểu file: PDF | Lượt xem: 2867 | Lượt Download: 523 | File size: 1.22911 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

CHUYÊN ĐỀ: CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ PHẦN ĐỊA LÍ VIỆT NAM 02.2014 01884 278 940 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ PHẦN ĐỊA LÝ VIỆT NAM Sưu tầm và biên soạn: NGUYỄN VĂN TOÀN ĐỒNG THÁP, 2/2014 1 Nguyễn Văn Toàn ([email protected]) CHUYÊN ĐỀ: CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ PHẦN ĐỊA LÍ VIỆT NAM 02.2014 01884 278 940 MUC LUC NỘI DUNG Mục lục Đia lý tự nhiên: -Vị trí địa lý và pham vi lanh thô -Lịch sử hinh thành và phat triên lanh thô -Đăc điêm chung cua tự nhiên -Sử dung và bao vệ tự nhiên -Môt số thiên tai và biện phap phong chống Đia lý dân cư: -Đăc điêm dân số và phân bố dân cư -Lao đông và việc làm -Đô thị hoa -Chât lương cuôc sống Đia lý cac nganh kinh tê: -Chuyển dịch cơ cấu kinh tế -Địa lí nông nghiệp -Địa lí công nghiệp -Địa lí dịch vụ Đia lý cac vung kinh tê: -Trung du và miên nui Băc Bô -Đông băng sông Hông -Băc Trung Bô -Duyên hai Nam Trung Bô -Tây Nguyên -Đông Nam Bô -Đông băng sông Cửu Long Vân đề phat triên KT, ANQP biên-đao Cac vung kinh tê trong điêm 2 Trang 2 3 6 11 40 43 50 54 56 58 59 61 81 95 105 113 118 122 127 135 141 146 450 Nguyễn Văn Toàn ([email protected]) CHUYÊN ĐỀ: CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ PHẦN ĐỊA LÍ VIỆT NAM 02.2014 01884 278 940 CHỦ ĐỀ 1 : ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN NỘI DUNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ 1. Trình bày được vị trí địa lí, giới hạn và phạm vi lãnh thổ Việt Nam 2. Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, kinh tế- xã hội và quốc phòng 1. Đặc điểm - Lãnh thổ toàn vẹn của nước ta bao gồm hai bộ phận: Phần đất liền và phần biển rộng lớn với các đảo và quần đảo ở phía Đông và Nam. Phần lãnh thổ trên đất liền nước ta có đặc điểm: * Nằm ở rìa đông nam lục địa Á Âu, phía Bắc giáp Trung Quốc, Phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía Đông, Đông Nam giáp biển Đông Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á với các tọa độ trên đất liền: + Điểm cực bắc: 23023’B thuộc Lũng Cú – Đồng Văn – Hà Giang. + Điểm cực nam: 8034’B thuộc Đất Mũi – Ngọc Hiển – Cà Mau. + Điểm cực tây: 102009’Đ thuộc Sín Thầu – Mường Nhé – Điện Biên. + Điểm cực đông: 109024’Đ thuộc Vạn Thạnh – Vạn Ninh – Khánh Hòa. → Như vậy phần đát liền kéo dài 15 độ vĩ tuyến và tương đối hẹp ngang với diện tích 331 212km2. + Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong múi giờ số 7. * Bù lại, phần biển nước ta mở khá rộng về phía đông và đông nam với khoảng 1 triệu km 2 gồm hai quần đảo lớn Trường Sa (Khánh Hòa) và Hoàng Sa ( Đà Nẵng), tiếp giáp với vùng biển của Trung Quốc, Philippin, Brunay, Indonexia, Malaysia, Thái Lan và Campuchia. 2. Phạm vi lãnh thổ: Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời. -Vùng đất: + Diện tích: 331 212 km2 (bao gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo), được giới hạn bởi đường biên giới với các nước láng giềng và bờ biển. + Đường biên giới dài 4600km, trong đó biên giới Việt Nam – Trung Quốc dài 1400km, Việt Nam – Lào dài gần 2100km, Việt Nam – Campuchia dài 1100km. Phần lớn biên giới nằm ở miền núi, vì vậy việc thông thương với các nước láng giềng chỉ có thể tiến hành ở một số cửa khẩu thuận lợi. + Đường bờ biển dài 3260km, là điều kiện cho nước ta khai thác những tiềm năng to lớn ở Biển Đông. + Nước ta có khoảng 4000 đảo, phần lớn ở ven bờ và có 2 quần dảo ngoài khơi xa trên biển Đông: Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hòa) - Vùng biển: bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa. Nước ta có chủ quyền trên vùng biển rộng trên 1 triệu km 2 tại Biển Đông. + Nội thủy: là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phia trong đường cơ sở, được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền. + Lãnh hải của Việt Nam có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở về phía biển, là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển. Ranh giới của lãnh hải là đường biên giới quốc gia trên biển. + Vùng tiếp giáp lãnh hải: rộng 12 hải lí, nằm ngoài lãnh hải, là vùng biển được qui định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển. + Vùng đặc quyền kinh tế: là vùng tiếp giáp với lãnh hải hợp với lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Nhà nước có toàn quyền về kinh tế nhưng các nước khác có quyền đặt ống dẫn, cáp quang và được tự do hàng không, hàng hải. + Thềm lục địa: là phần đất dưới đáy biển, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa. 3 Nguyễn Văn Toàn ([email protected]) CHUYÊN ĐỀ: CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ PHẦN ĐỊA LÍ VIỆT NAM 02.2014 01884 278 940 - Vùng trời: Là khoảng không gian không giới hạn độ bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian các đảo. 3. Ý nghĩa: a. Đối với tự nhiên: • Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. - Nằm ở vị trí rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương trong khoảng vĩ độ từ 23 023’B đến 0 8 34’B, nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới nửa cầu Bắc, do đó thiên nhiên nước ta mang đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, với nền nhiệt ẩm cao. Vì vậy thảm thực vật của nước ta bốn mùa xanh tốt, khác hẳn với cảnh quan hoang mạc của một số nước cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và châu Phi - Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á, khu vực gió mùa điển hình trên thế giới, nên khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt, mùa đông bớt lạnh và khô, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều - Giáp biển Đông, là nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm, nên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Đông. Biển Đông đã tăng cường tính ẩm cho nhiều khối khí trước khi ảnh hưởng đến lãnh thổ phần đất liền • Vị tri địa lý góp phần làm cho nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú. - Nằm ở nơi giao thoa của hai vành đai sinh khoáng TBD và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải, nên có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đặc biệt là các nguồn năng lượng và kim loại màu, đây là cơ sở để phát triển nhiều ngành công nghiệp, trong đó có các ngành công nghiệp trọng điểm và mũi nhọn - Nằm ở nơi giao thoa giữa các luồng di cư của nhiều động vật và thực vật thuộc các khu hệ sinh vật khác nhau, khiến cho tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú • Vị trí và lãnh thổ nước ta đã tạo nên sự phân hoá đa dạng của tự nhiên thành các vùng tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa đồng bằng và miền núi, ven biển và hải đảo. b. Đối với việc phát triển kinh tế, văn hoá xã hội và an ninh quốc phòng * Về kinh tế: - Nằm ở ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế, đầu mút của các tuyến đường bộ xuyên Á, nên có điều kiện để phát triển các loại hình giao thông, thuận lợi trong việc phát triển quan hệ ngoại thương với các nước trong và ngoài khu vực. - Việt Nam còn là cửa ngõ mở lối ra biển của Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia và khu vực Tây Nam TQ - Vị trí này có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài. * Về văn hoá –xã hội: - Việt Nam nằm ở nơi giao thoa các nền văn hoá khác nhau, nên có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hoá – xã hội và mối giao lưu lâu đời với các nước trong khu vực. → Điều đó góp phần làm giàu bản sắc văn hoá dân tộc → Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á 4 Nguyễn Văn Toàn ([email protected]) CHUYÊN ĐỀ: CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ PHẦN ĐỊA LÍ VIỆT NAM 02.2014 01884 278 940 * Về quốc phòng: - Nước ta có vị trí quan trọng của vùng Đông Nam Á - một khu vực kinh tế năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới - Biển Đông của nước ta là một hướng chiến lược có ý nghĩa sống còn trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước 4. Khó khăn: - Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa thiếu ổn định, sự phân mùa của khí hậu, thuỷ văn, tính thất thường của thời tiết, các tai biến thiên nhiên thường xuyên xảy ra đã ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống - Nước ta diện tích không lớn, nhưng có đường biên giới trên bộ và trên biển kéo dài. Hơn nữa Biển Đông lại chung với nhiều nước. Vì thế việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nước ta gặp nhiều khó khăn - Sự năng động của các nước trong và ngoài khu vực đã đặt nước ta vào một tình thế vừa phải hợp tác cùng phát triển vừa phải cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế giới trong điều kiện nền kinh tế còn chậm phát triển *Câu hỏi: 1./ Hình dạng lãnh thổ nước ta có đặc điểm gì? Hình dạng ấy có ảnh hưởng như thế nào tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải? 2./ Nêu đặc điểm của vị trí Địa lýnước ta? Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng nước ta? 3. / Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy xác định: a. Các tỉnh giáp biển của nước ta lần lượt từ Bắc vào Nam (28 tỉnh) b. Kể tên một số đảo, quần đảo ở nước ta - Đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) - Đảo Trường Sa (Khánh Hòa) - Đảo Vân Đồn, Cô Tô, Cái Bàu (Quảng Ninh) - Đảo Cát Hải, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) - Đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) - Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) - Đảo Phú Quý (Bình Thuận) - Đảo Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) - Đảo Phú Quốc (Kiên Giang) c. Kể tên một số cửa khẩu quốc tế quan trọng trên đường biên giới của nước ta với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia . - Hữu Nghị (Lạng Sơn), Tà Lùng, Trà Lĩnh (Cao Bằng), Thanh Thủy (Hà Giang), Mường Khương (Lào Cai), Ma Lu Thàng (Lai Châu). - Tây Trang (Điện Biên), Pa Háng (Sơn La), Na mèo (Thanh Hóa), Nậm Cắn (Nghệ An), Cầu Treo (Hà Tỉnh), Cha Lo (Quảng Bình), Lao Bảo (Quảng Trị) - Bờ Y (Kon Tum), Lệ Thanh (Gia Lai), Hoa Lư (Đăk Nông), Xa Mát, Mộc Bài (Tây Ninh), Vĩnh Xương (An Giang), Xà Xía (Kiên Giang). 5 Nguyễn Văn Toàn ([email protected]) CHUYÊN ĐỀ: CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ PHẦN ĐỊA LÍ VIỆT NAM 02.2014 01884 278 940 NỘI DUNG 2: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ VIỆT NAM 1. Trình bày được đặc điểm 3 giai đoạn phát triển của tự nhiên Việt Nam\ 2. Nêu được ý nghĩa của mỗi giai đoạn đối với tự nhiên Việt Nam 3. Chứng minh giai đoạn tân kiến tạo vẫn còn đang tiếp diễn cho đến ngày hôm nay. Lòch söû hình thaønh vaø phaùt trieån cuûa laõnh thoå Vieät Nam gaén lieàn vôùi lòch söû hình thaønh vaø phaùt trieån cuûa Traùi Ñaát. Coù theå chia quaù trình phaùt trieån cuûa Traùi Ñaát thaønh 3 giai ñoaïn: + Giai ñoaïn tieàn Cambri. + Giai ñoaïn Coå kieán taïo. + Giai ñoaïn Taân kieán taïo. 1. Giai đoạn Tiền Cambri, giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất - hơn 2 tỷ năm Hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam. Vì: Ở giai đoạn tiền Cambri lớp vỏ Trái đất chưa được hình thành rõ ràng và có rất nhiều biến động, đây là giai đoạn sơ khai của lịch sử Trái Đất. Các đá biến chất tuổi tiền Cambri làm nên những nền móng ban đầu của lãnh thổ nước ta. Trên lãnh thổ nước ta lúc đó chỉ có các mảng nền cổ như: Vòm sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, cánh cung sông Mã, khối nhô Kon Tum làm hạt nhân tạo thành những điểm tựa cho sự phát triển lãnh thổ sau này. Đặc điểm: a/ Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam: Các đá biến chất cổ nhất được phát hiện ở Kon Tum, Hoàng Liên Sơn có tuổi cách đây 2-3 tỷ năm. Và kết thúc cách đây 540 triệu năm. b/ Chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay: chỉ diễn ra ở các vùng núi và đồ sộ nhất nước ta. c/ Trong giai đoạn này các điều kiện cổ địa lý còn rất sơ khai và đơn điệu: Lớp vỏ thạch quyển, khí quyển ban đầu còn rất mỏng, thuỷ quyển mới xuất hiện với sự tịch tụ các lớp nước trên bề mặt. Sinh vật bắt đầu xuất hiện ở dạng sơ khai và đơn điệu như: tảo, động vật thân mềm… 2. Giai đoạn Cổ kiến tạo, tiếp nối giai đoạn Tiền Cambri, kéo dài 475 triệu năm. Là giai đoạn có tính chất quyết định đến lịch sử phát triển lãnh nước ta. Vì: - Trong giai đoạn này nhiều bộ phận lãnh thổ được nâng lên trong các pha uốn nếp của các kỳ vận động tạo núi Calêđôni và Hecxini thuộc đại Cổ sinh, các kỳ vận động tạo núi Inđôxini và Kimêri thuộc đại Trung sinh hình thành các khu vực lãnh thổ nước ta. - Giai đoạn này cũng còn có các sụt võng, đứt gãy hình thành các loại đá và các loại khoáng sản trên lãnh thổ nước ta. - Các điều kiện cổ địa lý của vùng nhiệt đới ẩm nước ta giai đoạn này được hình thành và phát triển thuận lợi. Đặc điểm: a/ Diễn ra trong thời kỳ khá dài, tới 475 triệu năm: Giai đoạn cổ kiến bắt đầu từ kỷ Cambri, cách đây 540 triệu năm, trải qua hai đại Cổ sinh và Trung sinh, chấm dứt vào kỷ Krêta, cách đây 65 triệu năm. b/ Là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử phát triển tự nhiên nước ta: Trong giai đoạn này tại lãnh thổ nước ta hiện nay có nhiều khu vực chìm ngập dưới biển trong các pha trầm tích và được nâng lên trong các pha uốn nếp của các kỳ vận động tạo núi Calêđôni và Hecxini thuộc đại Cổ sinh, các kỳ vận động tạo núi Inđôxini và Kimêri thuộc đại Trung sinh. 6 Nguyễn Văn Toàn ([email protected]) CHUYÊN ĐỀ: CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ PHẦN ĐỊA LÍ VIỆT NAM 02.2014 01884 278 940 Đất đá của giai đoạn này rất cổ, có cả các loại trầm tích (trầm tích biển và trầm tích lục địa), macma và biến chất. Các đá trầm tích biển phân bố rộng khắp trên lãnh thổ, đặc biệt đá vôi tuổi Đêvon và Cacbon- Pecmi có nhiều ở miền Bắc. Các hoạt động uốn nếp và nâng lên diễn ra ở nhiều nơi : trong đại Cổ sinh là các địa khối thượng nguồn sông Chảy, khối nâng Việt Bắc, địa khối Kon Tum; trong đại Trung sinh là các dãy núi có hướng Tây Bắc-Đông Nam ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, các dãy núi có hướng vòng cung ở Đông Bắc và khu vực núi cao ở Nam Trung Bộ. Kèm theo các hoạt động uốn nếp tạo núi và sụt võng là các đứt gãy, động đất có các loại đá macma xâm nhập và mac ma phun trào như granit, riôlit, anđêzit cùng các khoáng quý như : đồng, sắt, thiếc, vàng , bạc, đá quý. c/ Là giai đoạn lớp vỏ cảnh quan địa lý nhiệt đới ở nước ta đã rất phát triển: Các điều kiện cổ địa lý của vùng nhiệt đới ẩm ở nước ta vào giai đoạn này đã được hình thành và phát triển thuận lợi mà dấu vết để lại là các hóa đá san hô tuổi Cổ sinh, các hóa đá than tuổi Trung sinh cùng nhiều loài sinh vật cổ khác. Có thể nói về cơ bản đại bộ phận lãnh thổ Việt Nam hiện nay đã được định hình từ khi kết thúc giai đoạn cổ kiến tạo. 3. Giai đoạn Tân kiến tạo, giai đoạn cuối cùng trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta, kéo dài tới ngày nay. Là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như hiện nay: a/ Diễn ra ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta (bắt đầu cách đây 65 triêụ năm và dẫn tiếp tục cho đến ngày hôm nay). b/ Chịu sự tác động mạnh mẽ của kỳ vận động tạo núi Anpơ-Hymalaya và những biến đổi khí hậu có quy mô toàn cầu: + Vận động tạo núi Anpơ - Hymalaya có tác động đến lãnh thổ nước ta bắt đầu từ kỷ Nêôgen, cách đây 23 triệu năm, cho đến ngày nay. + Do chịu tác động của vận động tạo núi Anpơ-Hymalaya, trên lãnh thổ nước ta đã xảy ra các hoạt động như: uốn nếp, đứt gãy, phun trào macma, nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lắp các bồn trũng lục địa. Cũng vào giai đoạn này, đặc biệt trong kỷ Đệ Tứ, khí hậu Trái Đất có những biến đổi lớn với những thời kỳ băng hà gây nên tình trạng dao động lớn của mực nước biển. Đã có nhiều lần biển tiến và biển lùi trên lãnh thổ nước ta mà dấu vết để lại là thềm biển, cồn cát, các ngấn nước trên vách đá ở vùng ven biển và các đảo ven bờ. c/ Là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đát nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như hiện nay. - Ảnh hưởng của hoạt động Tân kiến tạo ở nước ta làm cho các quá trình địa mạo như hoạt động xâm thực, bồi tụ được đẩy mạnh, hệ thống sông suối đã bồi đắp nên những đồng bằng châu thổ rộng lớn, mà điển hình nhất là đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ, các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh được hình thành như dầu mỏ, khí đốt, than nâu, bôxit. - Các điều kiện tự nhiên nhiệt đới ẩm đã được thể hiện rõ nét trong quá trình tự nhiên như quá trình phong hóa và hình thành đất, trong nguồn nhiệt ẩm dồi dào của khí hậu, lượng nước phong phú của mạng lưới sông ngòi và nước ngầm, sự phong phú và đa dạng của thổ nhưỡng và giới sinh vật đã tạo nên diện mạo và sắc thái của thiên nhiên nước ta ngày nay. 7 Nguyễn Văn Toàn ([email protected]) CHUYÊN ĐỀ: CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ PHẦN ĐỊA LÍ VIỆT NAM 02.2014 01884 278 940 *Câu hỏi: 1./ So sanh khai quat cac đăc điêm cua 3 giai đoan chinh trong lich sử hình thanh va phát triển lãnh thổ Việt Nam? Tiền Cambri Cổ kiên tao Tân kiên tao Cổ nhất và keo dài Diên ra trong thời gian khá Diên ra ngăn nhất trong lịch sử hình Thơi nhất (hơn 2 tỉ năm). dài (477 triêu năm). thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam gian (cách đây 65 triêu năm và vân tiếp diên cho đến ngày nay). Diên ra trong một - Có các kỳ vận động kiến Chịu sư tác động mạnh mẽ của kì vận phạm vi hep trên tạo chính là: Calêđôni, động tạo núi Anpơ - Hymalaya và phần lanh thổ nước Hexcini (đại Cổ sinh), những biến đổi khí hậu có quy mô toàn ta hiên nay (tập Inđôxini, Kimêri (đại Trung cầu. Xảy ra hoạt động uốn nếp, đứt gãy, Hoat trung ở khu vưc núi sinh). Cùng với đó là hoạt phun trào mắc ma, nâng cao và hạ thấp đông cao Hoàng Liên động uôn nếp, đưt gay, phun địa hình, bồi lấp các bồn trũng lục địa. kiên Sơn và Trung trào, biên tiến, vận động tạo đa có nhiều lần biên tiến và biên lùi trên tao Trung Bộ). núi... phần lanh thổ Viêt Nam. - Lanh thổ nước ta chấm dưt chế độ địa máng, chuyên sang chế độ phát triên luc địa. Canh Các điều kiên địa Lớp vỏ cảnh quan địa lý Tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự quan lý con rất sơ khai và nhiệt đới đã rất phát triển. nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo đia li đơn điêu. và đặc điểm tự nhiên như hiện nay 2./ So sánh đặc điểm của giai đoạn Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam? a) Giống nhau: - Cả 2 giai đoạn Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo đều góp phần vào sự hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta. - Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo đã hình thành các điều kiện về địa lí của vùng nhiệt đới ẩm. b) Khác nhau: • Giai đoạn Cổ kiến tạo: - Là giai đoạn có tính chất quyết định đến lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam. Có thể nói về cơ bản, đại bộ phận lãnh thổ Việt Nam hiện nay đã được hình thành kể từ khi kết thúc giai đoạn Cổ kiến tạo. - Là giai đoạn diễn ra trong suốt thời gian khá dài: lên tới 477 triệu năm. Giai đoạn Cổ kiến tạo băt đầu từ kỷ Cambri – cách đây 542 triêu năm, trải qua 2 giai đoạn Cổ sinh và Trung sinh và kết thúc vào kỷ Krêta, cách đây 65 triêu năm. - Là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ trong lịch sử phát triển tự nhiên nước ta: + Có nhiều khu vực chìm ngập dưới biển trong các pha trầm tích và được nâng lên trong các pha uôn nếp của các thời kỳ tạo núi. + Các hoạt động uốn nếp và nâng lên diễn ra ở nhiều nơi, đi liền là các hiện tượng đứt gãy, động đất... + Các vận động kiến tạo chính là: Calêđôni, Hexcini (đại Cổ sinh), Inđôxini, Kimêri (đại Trung sinh). - Là giai đoạn lớp vỏ cảnh quan địa lý nhiêt đới ở nước ta đa rất phát triên (dẫn chứng). • Giai đoạn Tân kiến tạo: - Diễn ra vào Đại địa chất Tân sinh. Là giai đoạn cuối cùng trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta và còn được kéo dài cho đến ngày nay. - Là giai đoạn diễn ra ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên Việt Nam, giai đoạn này chỉ mới bắt đầu từ cách đây 65 triệu năm và vẫn còn tiếp diễn cho đến hiện nay. 8 Nguyễn Văn Toàn ([email protected]) CHUYÊN ĐỀ: CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ PHẦN ĐỊA LÍ VIỆT NAM 02.2014 01884 278 940 - Chịu sư tác động mạnh mẽ của kỳ vận động tạo núi Anpơ - Hymalaya và những biến đổi khí hậu có quy mô toàn cầu: + Xảy ra vận động tạo núi Anpơ - Hymalaya, các hoạt động uốn nếp, đứt gãy, phun trào mắcma, nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lấp các bồn trũng lục địa. + Khi hậu Trái Đất có nhiều thời kỳ trở lạnh gây nên nhiều lần biên tiến và biên lùi trên lanh thổ Việt Nam. - Là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như hiện nay: + Các quá trình địa mạo được đẩy mạnh (1 số vùng núi được nâng lên, đại hình trẻ lại, các hoạt động xâm thực, bồi tụ được đẩy mạnh), sông suối đã bồi đắp nên những đồng bằng châu thổ rộng lớn (đồng bằng BBộ và đồng bằng NBộ), các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh được hình thành (dầu khí, than nâu, bôxít...). + Các điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm đã thể hiện rõ trong các quá trình tự nhiên, trong khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật. 3./ Nêu đặc điểm của một số đá xuất hiện trong thang địa tầng cổ nhất trên lãnh thổ nước ta. Xác định trên bản đồ những vùng có thang địa tầng đó. Chúng có mối liên hệ gì với các mảng nền cổ đã được học? - Loại đá có tuổi cổ nhất trong thang địa tầng là địa tầng thuộc giới Ackêôzôi - thống ocđôvic dưới - Đặc điểm của các loại đá trong địa tầng này: Các thành tạo biến chất tạo móng kết tinh vỏ lục địa gồm các đá biến chất tướng granit, đá phiến hai mica, đá phiến lục có tuổi biến chất Mêzôzôi sớm (245 triệu năm) của các đá trầm tích phun trào nguyên sinh có thể có tuổiAckêôzôi - ocđôvic sớm - Các vùng có địa tầng thuộc giới Ackêôzôi - thống ocđôvic dưới trên lãnh thổ nước ta là: + Vùng dọc thung lũng sông Hồng (hiện nay là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi) + Vùng thượng nguồn sông Chảy + Vùng thượng và trung lưu sông Mã + Vùng thung lũng sông Nậm Mô (Nghệ An) + Vùng núi Bạch Mã và phần phía Tây +Vùng Bắc Tây Nguyên Sự liên hệ với các mảng nền cổ Hoàng Liên Sơn, Việt Bắc, sông Mã, Pu Hoạt, và khối nền cổ KonTum 4./ Xác định trên bản đồ những vùng có thang địa tầng trẻ nhất trên lãnh thổ nước ta. Vị trí của chúng tương ứng với dạng địa hình nào hiện nay? - Vùng có tuổi địa tầng trẻ nhất nước ta là địa tầng thuộc giới Kainôzôi bao gồm các lọai đá cuội, cát, sét kết và các thành tạo bở rời - Vùng phân bố của địa tầng này chủ yếu ở duyên hải và phần hạ lưu các hệ thống sông lớn, tương ưng với địa hình của đồng bằng (có độ cao dưới 200m ngày nay) như ĐBBBộ, ĐBNBộ 5./ Hãy nêu sự phân bố các mỏ dầu, mỏ khí đốt của nước ta. Vị trí của chúng có mối liên hệ gì với sự phân bố của các bồn trầm tích Kainôzôi? - Sự phân bố của các mỏ dầu, khí đốt: + Các mỏ dầu ở nước ta phân bố chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía Nam, với các mỏ lớn đã được đưa vào khai thác là: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Đại Hùng, Bunga Kêkoa + Các mỏ khí đốt có cả ở trên đất liền (mỏ khí Tiền Hải) và ngoài khơi (Lan Đỏ, Lan Tây) - Các mỏ dầu và khí đốt phân bố trong các bồn trầm tích Kainôzôi. Như vậy chúng được hình thành muộn hơn so với các mỏ than đá 9 Nguyễn Văn Toàn ([email protected]) CHUYÊN ĐỀ: CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ PHẦN ĐỊA LÍ VIỆT NAM 02.2014 01884 278 940 6./ Hãy nêu sự phân bố (tên mỏ và tên tỉnh) của một số khoáng sản sau: Than đá, sắt, bôxit, thiêc, apatit ở nươc ta. Khoang san Than đá Sắt Bôxit Thiếc Apatit Tên mỏ Vàng Danh, Hon Gai, Cẩm Phả Quỳnh Nhai Lạc Thuỷ Phấn Mễ Nông Sơn Trại Cau Tùng Bá Văn Bàn, Quý Xa Thạch Khê Măng Đen Đăk Nông Di Linh, Đà Lạt Tĩnh Túc Sơn Dương Quỳ Châu Cam Đường Tên tỉnh Quảng Ninh Điện Biên Ninh Bình Thái Nguyên Quảng Nam Thái Nguyên Hà Giang Yên Bái Hà Tĩnh KonTum Đăk Nông Lâm Đồng Cao Bằng Tuyên Quang Nghệ An Lào Cai 7./ Tìm dân chứng để khẳng định giai đoạn Tân kiến tạo vẫn còn đanh hoạt động? - Năm 1923, có hiện tượng phun trào Bazan, tạo nên núi lửa Hòn Tro ở thềm lục địa cực nam Trung Bộ, về phía nam đảo Phú Quý. Hiện nay bị sóng biển san bằng, chỉ còn là một hòn đảo ngầm, nằm ở độ sâu 20-50m. - Động đất còn xảy ra nhiều nơi. - Hoạt động Mac-ma vẫn tồn tại qua các suối nước nóng từ Bắc chí Nam và qua các trận động đất. - Dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở rìa của dãy Hymalaya vẫn đang được tiếp tục nâng cao do các hoạt động địa chất ở khu vực Hymalaya. - Các đồng bằng lớn ở nước ta vẫn tiếp tục quá trình thành tạo và mở rộng. ĐBSCL mỗi năm lấn ra biển từ 60-80m. - Một số trận động đất xảy ra gần đây ở Điện Biên, Lai Châu. 10 Nguyễn Văn Toàn ([email protected])