Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ĐỊA LÍ 12 NĂM HỌC 2020-2021. TRƯỜNG THPT QUỐC OAI - HÀ NỘI

7b24d260ab6c37897cf0eceb83e4b5b2
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 8 tháng 2 2021 lúc 6:55:42 | Được cập nhật: 24 tháng 4 lúc 8:40:50 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 361 | Lượt Download: 3 | File size: 0.094208 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

NỘI DUNG ÔN TẬP

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

Bài 27

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Công nghiệp năng lượng

Công nghiệp năng lượng bao gồm 2 phân ngành: Khai thác nguyên, nhiên liệu ; sản xuất điện

a. CN khai thác nguyên nhiên liệu

* CN khai thác than

- Tiềm năng: Than có trữ lượng lớn

+ Than antraxit tập trung ở khu vực Quảng Ninh, trữ lượng hơn 3 tỉ tấn.

+ Than nâu: Ở ĐBSH, trữ lượng hàng chục tỉ tấn.

+ Than bùn: Ở nhiều nơi, nhiều nhất ở ĐBSCL, đặc biệt ở khu vực U Minh.

- Tình hình phát triển và phân bố

+ Sản lượng: Tăng liên tục, đạt hơn 34 triệu tấn (2005).

+ Phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh.

* CN khai thác dầu khí

- Tiềm năng (Trữ lượng): Vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Tập trung ở các bể trầm tích ngoài thềm lục địa trong đó hai bể Cửa Long và Nam Côn Sơn có triển vọng nhất.

- Tình hình phát triển và phân bố

+ Khai thác:

Sản lượng dầu thô tăng liên tục, gần đây không ổn định, đạt 15,5 triệu tấn (2017).

Sản lượng khí tự nhiên tăng, đạt 9,7 tỉ m3(2017).

+ Chế biến dầu khí:

Phát triển công nghiệp lọc- hoá dầu (nhà máy lọc dầu Dung Quất).

Khí tự nhiên được khai thác phục vụ nhà máy điện và sản xuất phân đạm.

+ Phân bố: Chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam

b. CN điện lực

* Tiềm năng phát triển

- Cơ sở năng lượng phong phú (than, dầu, khí, thủy năng, nguồn khác...)Nước ta có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp điện lực

- Nhu cầu về điện lớn và tăng nhanh.

- Chính sách , tiến bộ khoa học – kĩ thuật.

* Tình hình phát triển và phân bố

- Sản lượng điện tăng rất nhanh

- Cơ cấu sản lương điện phân theo nguồn có sự thay đổi

+ Giai đoạn 1991-1996 thủy điện chiếm hơn 70%.

+ Đến năm 2005 nhiệt điện chiếm khoảng 70%.

+ Những năm gần đây, thủy điện đang tăng.

- Mạng lưới tải điện đáng chú ý nhất là đường dây siêu cao áp 500kV.

- Các nguồn năng lượng khác bắt đầu khai thác trên quy mô nhỏ hoặc đang là dự án.

* Ngành thủy điện

- Tiềm năng rất lớn:

+ Công suất có thể đạt khoảng 30 triệu KW với sản lượng 260 – 270 tỉ kWh.

+ Tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%) và sông Đồng Nai (19%).

- Hàng loạt các nhà máy thủy điện công suất lớn đang hoạt động: Sơn La, Hòa Bình, Yaly…nhiều nhà máy đang triển khai xây dựng

* Ngành nhiệt điện

- Nhiên liệu dồi dào: than, dầu khí

- Các nhà máy nhiệt điện phía bắc chủ yếu dựa vào than ở Quảng Ninh, các nhà máy nhiệt điện ở miền Trung và miền Nam chủ yếu dựa vào dầu, khí.

- Các nhà máy nhiệt điện: Phả Lại, Uông Bí và Uông Bí mở rộng, Phú Mĩ …

Ngoài ra, nguồn năng lượng mặt trời, sức gió…đang được khai thác.

2. CN chế biến lương thực, thực phẩm

a. Cơ cấu ngành : CN chế biến LT-TP rất phong phú và đa dạng với 3 nhóm ngành chính.

+ Chế biến sản phẩm từ trồng trọt: Xay xát…

+ Chế biến sản phẩm từ chăn nuôi: Thịt và các sản phẩm từ thịt,…

+ Chế biến thuỷ, hải sản.

b. Điều kiện phát triển

+ Nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào, phong phú.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Lao động đông đảo…

c. Tình hình phát triển và phân bố

- Giá trị sản xuất tăng mạnh.

- Ngành CN CBLT – TP phân bố phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.

B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP

Câu 1. Công nghiệp năng lượng gồm các phân ngành nào?

A. Khai thác nguyên nhiên liệu và thủy điện.

  1. Khai thác than và nhiệt điện.

  2. Khai thác dầu, khí và sản xuất điện.

  3. Khai thác nguyên, nhiên liệu và sản xuất điện

Câu 2. Nguồn than phục vụ cho ngành nhiệt điện và xuất khẩu chú yếu khai thác ở:

  1. Khu vực Quảng Ninh.

  2. Đồng bằng sông Hồng.

  3. Đồng bằng sông Cửu Long.

  4. Khu vực U Minh.

Câu 3. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác dầu khí là:

A. Cửu Long và Thổ Chu - Mã Lai B. Trung Bộ và Cửu Long

C. Nam Côn Sơn và Thổ Chu - Mã Lai D. Cửu Long và Nam Côn Sơn

Câu 4 Tiềm năng thuỷ điện của nước ta tập trung chủ yếu ở vùng:

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ B. Đồng bằng sông Hồng

C. Đông Nam Bộ D. Tây Nguyên

Câu 5. Các nhà máy nhiệt điện sử dụng nguồn nhiên liệu than phân bố ở phía Bắc vì:

A. Nhu cầu sử dụng điện lớn.

  1. Gần nguồn nhiên liệu.

  2. Ít nhà máy thủy điện nên phát triển nhiệt điện.

  3. Nhà nước chỉ ưu tiên phát triển nhiệt điện ở phía Bắc.

Câu 6. Nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phân bố các cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta là:

  1. Thị trường tiêu thụ và chính sách phát triển.

  2. Nguồn nguyên liệu và lao động có trình độ cao.

  3. Nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm và thị trường tiêu thụ.

  4. Nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.

Câu 7. Các cơ sở chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa phân bố ở:

A. Các đô thị lớn và các địa phương chăn nuôi bò.

  1. Gần thị trường tiêu thụ.

  2. Gần các trang trại bò sữa.

  3. Các đô thị lớn, nơi có giao thông thuận tiên.

Câu 8. Các xí nghiệp chế biến gỗ và lâm sản tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ vì:

A. Gần nguồn nguyên liệu .

B. Tiện đường giao thông.

C. Gần thị trường tiêu thụ.

D. Tận dụng nguồn lao động.

Câu 10. Nhà máy nhiệt điện chạy bằng than có công suất lớn nhất nước ta hiện nay là:

A. Uông Bí B. Phả Lại I C. Ninh Bình D. Phả Lại II

Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy cho biết các mỏ dầu khí Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, Hồng Ngọc… được khai thác tại bể trầm tích nào?

A. Cửu Long B. Thổ Chu - Mã Lai

C. Nam Côn Sơn D. Trung Bộ

Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết các nhà máy nhiệt điện nào sau đây có công suất trên 1000MW?

A. Phả Lại, Phú Mỹ, Mau. B. Hòa Bình, Phả Lại, Phú Mỹ.

C. Phả Lại, Phú Mỹ, Trà Nóc. D. Bà Rịa, Phả Lại, Uông Bí.

Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết các nhà máy nhiệt điện nào sau đây có công suất dưới 1000MW của vùng Đông Nam Bộ?

A. Thủ Đức, Phú Mỹ. B. Bà Rịa, Thủ Đức.

C. Bà Rịa, Trà Nóc. D. Phú Mỹ,Trà Nóc

Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào sau đây có quy mô rất lớn?

A. Hải Phòng, Nội. B. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh.

C. Tp. Hồ Chí Minh, Biên Hòa. D. Đà Nẵng, Hà Nội.

Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết trung tâm công nghiệp Huế có những ngành sản xuất hàng tiêu dùng nào dưới đây?

A. Dệt, may; da, giày; giấy, in, văn phòng phẩm.

B. Dệt, may; da, giày; gỗ, giấy, xenlulo.

C. Dệt, may; gỗ, giấy, xenlulo; giấy, in, văn phòng phẩm

D. Gỗ, giấy, xenlulo; da, giày; giấy, in, văn phòng phẩm

Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhận xét nào sau đây là không đúng về sản lượng khai thác dầu thô và than sạch của cả nước từ năm 2000 đến năm 2007?

A. Sản lượng dầu có xu hướng giảm.

B. Sản lượng than có tốc độ tăng nhanh hơn dầu.

C. Sản lượng than có tốc độ tăng liên tục.

D. Sản lượng khai thác dầu và than tăng liên tục qua các năm.

Câu 17. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhà máy thủy điện Yaly được xây dựng trên sông nào?

A. Sông Cả. B. Sông Xrêpôk.

C. Sông Đồng Nai. D. Sông Xê Xan.

Câu 18. Cho bảng số liệu sau.

SẢN LƯỢNG THAN, DẦU THÔ, ĐIỆN CỦA NƯỚC TA QUA MỘT SỐ NĂM

Năm

2000

2005

2010

2014

Than (triệu tấn)

11,6

34,1

44,8

41,1

Dầu thô (triệu tấn)

16,3

18,5

15

17,4

Điện (tỉ kwh)

26,7

52,1

91,7

141,3

Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?

A. Sản lượng điện tăng liên tục, sản lượng than, dầu thô tăng nhưng có nhiều biến động.

B. Sản lượng điện, than tăng nhanh; sản lượng dầu thô giảm.

C. Sản lượng điện, dầu thô tăng liên tục; sản lượng than giảm.

D. Sản lượng than, dầu thô, điện liên tục tăng lên.

Câu 19. Với bảng số liệu trên, để thể hiện rõ nhất sản lượng than, dầu thô và điện trong giai đoạn 2000 – 2014 thì biểu đồ thích hợp nhất là:

A. Cột. B. Đường. C. Kết hợp. D. Miền

Câu 20. Với bảng số liệu trên, để thể hiện rõ nhất tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô và điện trong giai đoạn 2000 – 2014 thì biểu đồ thích hợp nhất là:

A. Cột. B. Đường. C. Kết hợp. D. Miền.

********

Bài 28

VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Khái niệm

TCLTCN là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp

(giảm tải)

3. Các hình thức chủ yếu về tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

a. Điểm công nghiệp.

- Đặc điểm

+ Đồng nhất với một điểm dân cư.

+ Gồm 1 đến 2 xí nghiệp đơn lẻ.

+ Đặt gần nguồn nguyên, nhiên liệu hay thị trường tiêu thụ.

+ Giữa các xí nghiệp không có mối liên hệ trong sản xuất.

- Phân bố: Các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở các tỉnh miền núi của Tây Bắc, Tây Nguyên.

b. Khu công nghiệp.

- Đặc điểm

+ Mới được hình thành từ những năm 90 của thế kỉ XX.

+ Có ranh giới xác định.

+ Chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp.

+ Không có dân cư sinh sống.

- Tình hình phát triển: Các khu công nghiệp tăng nhanh. Tính đến tháng 8-2007, cả nước đã hình thành 150 khu CNTT, khu chế xuất, công nghệ cao (90 khu đang hoạt động), phân bố không đều theo lãnh thổ

- Phân bố :không đều theo lãnh thổ

+ Tập trung: Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung.

+ Các khu vực còn lại: Còn nhiều hạn chế.

c. Trung tâm công nghiệp

- Đặc điểm

+ Là hình thức tổ chức công nghiệp ở trình độ cao gắn với đô thị vừa và lớn.

+ Quy mô lớn, có nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung, các xí nghiệp bổ trợ và phục vụ.

+ Có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, công nghệ, kỹ thuật.

+ Các xí nghiệp nòng cốt thể hiện hướng chuyên môn hóa.

- Ở Việt Nam: Các trung tâm công nghiệp được phân loại dựa vào các tiêu chí khác nhau

+ Dựa vào vai trò của TTCN trong sự phân công lao động theo lãnh thổ, TTCN được chia thành các nhóm: TTCN có ý nghĩa quốc gia, vùng, địa phương.

+ Căn cứ vào giá trị SXCN: Quy mô rất lớn, lớn, trung bình và nhỏ.

d. Vùng công nghiệp.

- Đặc điểm

+ Có không gian rộng lớn

+ Bao gồm nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp

+ Có mối liên hệ về sản xuất, có những nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp.

+ Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hoá.

- Ở Việt Nam: Theo quy hoạch của bộ công nghiệp (năm 2001), cả nước được phần thành 6 vùng công nghiệp

+ Vùng 1: Các tỉnh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ (trừ Quảng Ninh).

+ Vùng 2: Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hóa, nghệ An, Hà Tĩnh.

+ Vùng 3: Các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận.

+ Vùng 1: Các tỉnh thuộc Tây Nguyên ( trừ Lâm Đồng).

+ Vùng 1: Các tỉnh Đông Nam Bộ, Bình Thuận, Lâm Đồng.

+ Vùng 1: Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.

B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP

Câu 1. Ở nước ta, các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở các tỉnh thuộc vùng:

  1. Đồng bằng sông Hồng. B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Tây Bắc, Tây Nguyên. D. Đông Nam Bộ.

Câu 2. Các khu công nghiệp phân bố tập trung nhất ở vùng:

  1. Đồng bằng sông Hồng. B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đông Nam Bộ.

Câu 3. Các trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất ở nước ta là:

  1. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh. B. Hà Nội, Biên Hòa.

C. Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. D. Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh.

Câu 4. Hình thức trung tâm công nghiệp không thấy xuất hiện ở vùng:

A. Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ. B. Tây Nguyên.

C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Bắc Trung Bộ.

Câu 5. Đây là đặc điểm của một khu công nghiệp tập trung.

  1. A. Thường gắn liền với một đô thị vừa hoặc lớn.

  2. B. Có phân định ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống.

  3. C. Thường gắn liền với một điểm dân cư, có vài xí nghiệp.

  4. D. Gồm nhiều điểm, trung tâm công nghiệp, không gian lãnh thổ lớn.

Câu 6. Việt Trì là một trung tâm công nghiệp :

A. Có quy mô lớn, có ý nghĩa quốc gia.

  1. B. Có quy mô nhỏ, có ý nghĩa địa phương.

  2. C. Có quy mô trung bình có ý nghĩa vùng.

  3. D. Có quy mô nhỏ nhưng có ý nghĩa vùng .

Câu 7. Sự phân chia các trung tâm công nghiệp thành 3 nhóm là dựa vào :

A. Quy mô và chức năng của các trung tâm.

B. Sự phân bố các trung tâm trên phạm vi lãnh thổ.

C. Vai trò của trung tâm trong phân công lao động theo lãnh thổ.

D. Hướng chuyên môn hoá và quy mô của các trung tâm.

Câu 8. Tỉnh không nằm trong vùng công nghiệp số 3:

A. Hà Tĩnh. B. Thừa Thiên - Huế.

C. Đà Nẵng. D. Ninh Thuận.

Câu 9. Các địa điểm dưới đây, nơi nào là một điểm công nghiệp ?

A. Quy Nhơn. B. Tĩnh Túc.

C. Bắc Giang. D. Hạ Long.

Câu 10. Trung tâm công nghiệp có ý nghĩa quốc gia ở nước ta hiện nay là :

  1. A. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

  2. B. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.

  3. C. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ.

  4. D. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Nam Định.

*********