Số nguyên tố. Hợp số. Bảng số nguyên tố
Bài 115 (Sách giáo khoa trang 47)
Các số sau là số nguyên tố hay hợp tố :
312; 213; 435; 417; 3311; 67
Hướng dẫn giải
Vậy 312 là một hợp số - Vì 3 + 1 + 2 = 6 chia hết cho 3 nên 312 3; nghĩa là 312 có ước là 3, khác 1 và 312. .
Tương tự 213 cũng là một hợp số. 435 là một hợp số vì 435 5.
Vì 3311 = 11 . 301 nên 3311 có ước là 11 và 301. Vậy 3311 là một hợp số.
67 là một số nguyên tố vì nó chỉ có hai ước là 1 và 67.
417 là hợp số vì 417 > 1, có ít nhất 3 ước là 1 ; 3 ; 417
Bài 116 (Sách giáo khoa trang 47)
Gọi P là tập hợp các số nguyên tố. Điền kí hiệu \(\in\), \(\notin\) hoặc \(\subset\) vào ô vuông cho đúng :
a) \(83.......P\)
b) \(91.......P\)
c) \(15.........N\)
d) \(P.......N\)
Hướng dẫn giải
83 ∈ P, 91 P, 15 ∈ N, P ⊂ N.
Bài 117 (Sách giáo khoa trang 47)
Dùng bảng số nguyên tố ở cuối sách, tìm các số nguyên tố trong các số sau :
\(117;131;313;647\)
Hướng dẫn giải
Các số nguyên tố là: 131; 313; 647
Bài 118 (Sách giáo khoa trang 47)
Tổng (hiệu) sau là số nguyên tố hay hợp số ?
a) \(3.4.5+6.7\)
b) \(7.9.11.13-2.3.4.7\)
c) \(3.5.7+11.13.17\)
d) \(16354+67541\)
Hướng dẫn giải
a) HD: Xét xem hai số hạng có chia hết cho cùng một số không.
ĐS: 3 . 4 . 5 + 6 . 7 là một hợp số vì 3 . 4 . 5 và 6 . 7 đều chia hết cho 6.
b) 7 . 9 . 11 . 13 - 2 . 3 . 4 . 7 là một hợp số.
c) 3 . 5 . 7 + 11 . 13 . 17 là một hợp số vì tổng là một số chẵn, chia hết cho 2.
d) 16 354 + 67 541 là một hợp số vì tổng là một số tận cùng bởi chữ số 5 nên chia hết cho 5.
Bài 119 (Sách giáo khoa trang 47)
Thay chữ số vào \(\circledast\) để được hợp số : \(\overline{1\circledast};\overline{3\circledast}\) ?
Hướng dẫn giải
Bài giải:
Cách 1: Xét xem mỗi số từ 10 đến 19 (từ 30 đến 39) xem số nào có ước khác 1 và chính nó.
Cách 2: Dùng bảng số nguyên tố ở cuối sách giáo khoa đề loại bỏ các số nguyên tố trong khoảng từ 10 đến 19 (từ 30 đến 39).
ĐS:1*: 10; 12; 14; 15; 16; 18;
3*:30; 32; 33; 34; 35; 36; 38; 39.
Luyện tập - Bài 120 (Sách giáo khoa trang 47)
Thay chữ số vào dấu \(\circledast\) để được số nguyên tố : \(\overline{5\circledast};\overline{9\circledast}\) ?
Hướng dẫn giải
ĐS: 53, 59, 97
Luyện tập - Bài 121 (Sách giáo khoa trang 47)
a) Tìm số tự nhiên k để 3.k là số nguyên tố
b) Tìm số tự nhiên k để 7.k là số nguyên tố
Hướng dẫn giải
a) \(k=1\) vì nếu \(k>1\) thì \(3k⋮3\) \(\rightarrow\)không phải là số nguyên tố
b) \(k=1\) vì nếu \(k>1\) thì \(7k⋮7\) \(\rightarrow\) không phải là số nguyên tố
Luyện tập - Bài 122 (Sách giáo khoa trang 47)
Điều dấu "X" vào ô thích hợp :
Hướng dẫn giải
a) Đúng. Đó là số 2 và số 3.
b) Đúng. Đó là ba số 3; 5 và 7.
c) Sai. Vì có số 2 là số chẵn đồng thời là số nguyên tố.
d) Sai. Chẳng hạn các số 21, 33, 55, 77, 169 đều không phải là số nguyên tố.
Luyện tập - Bài 123 (Sách giáo khoa trang 48)
Điền vào bảng sau mọi số nguyên tố p mà bình phương của nó không vượt quá a, tức là \(p^2\le a\)
a | 29 | 67 | 49 | 127 | 173 | 253 |
p | 2, 3, 5 |
Hướng dẫn giải
a |
29 |
67 |
49 |
127 |
173 |
253 |
p |
2, 3, 5 |
2, 3, 5, 7
|
2, 3, 5, 7
|
2, 3, 5, 7, 11
|
2, 3, 5, 7, 11, 13
|
2, 3, 5, 7, 11, 13
|
Luyện tập - Bài 124 (Sách giáo khoa trang 48)
Máy bay có động cơ ra đời năm \(\overline{abcd}\), trong đó :
a là số có đúng 1 ước
b là hợp số lẻ nhỏ nhất
c không phải là số nguyên tố, không phải là hợp số và \(c\ne1\)
d là số nguyên tố lẻ nhỏ nhất
Hướng dẫn giải
Vì a là số có đúng 1 ước nên a=1
b là hợp số lẻ nhỏ nhất nên b=1
c không phải là số nguyên tố, không phải là hợp số và \(c\ne1\) nên c=0
d là số nguyên tố lẻ nhỏ nhất nên d=3
Vậy máy bay có động cơ ra đời năm 1103.