Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 30 : Hoàn toàn giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973-1975)

Bài 30 : HOÀN THÀNH GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 1973-1975

 

II. Miền Nam đấu tranh chống “bình định - lấn chiếm” tạo thế và lực, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam. 

a. Tình hình 

- Sau Hiệp Định Pari 1973, Mỹ để lại hai vạn cố vấn, tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gòn
- Chính quyền Sài Gòn vi phạm Hiệp định Pari, mở những cuộc hành quân “Bình định -lấn chiếm" vùng giải phóng

b. Miền Nam chống “bình định lấn chiếm”

- Ta nghiêm chỉnh thi hành hiệp định Pari.
- Kiên quyết giáng trả những cuộc hành quân "bình định lấn chiếm” của địch, bảo vệ vùng giải phóng. Nhưng do không đánh giá hết âm mưu của địch nên chúng ta cũng bị thiệt hại, mất đất, mất dân trên một số địa bàn quan trọng.

- Trước tình hình đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ 21 (7 - 1973).

- Hội nghị nêu rõ nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, kiên quyết đấu tranh trên cả 3 mặt: chính trị, quân sự, ngoại giao.
- Được sự soi sáng của Hội nghị Trung ương Đảng lần 21, quân ta mở hoạt động quân sự trong đông - xuân 1974  - 1975 và giành thắng lợi vang dội trong chiến dịch đường 14 (Phước Long), giải phóng toàn tỉnh Phước Long.

- Trước tình hình đó, quân đội Sài Gòn điều quân để chiếm lại nhưng thất bại, còn Mĩ chỉ phản ứng yếu ớt.

=> Chiến thắng Phước Long đã cho thấy sự lớn mạnh và khả năng giành thắng lợi lớn của quân ta, sự suy yếu, bất lực của quân đội Sài Gòn, và khả năng can thiệp trở lại bằng quân sự của Mĩ với cuộc chiến tranh Việt Nam là vô cùng hạn chế.

Tượng đài Chiến thắng Phước Long.
Tượng đài Chiến thắng Phước Long.


- Cùng với việc đấu tranh bảo vệ đất nước, nhân dân ta cũng ra sức khôi phục và đẩy mạnh sản xuất tại các vùng giải phóng.

III. Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc.

1. Chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam.

- Cuối năm 1974 - đầu năm 1975, tình hình miền Nam thay đổi nhanh chóng, có lợi cho cách mạng
=> Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp cuối 1974 đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975-1976. Nếu có thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.Đồng thời, phải tranh thủ thời cơ, đánh nhanh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân.

2. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.

a. Chiến dịch Tây Nguyên (4-3 đến 24-3-1975)

- Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng mà ta và địch cố nắm giữ. Mặc dù vậy, do nhận định sai hướng tiến công của ta, địch chốt giữ ở đây một lực lượng mỏng... Bộ Chính trị quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975.

Bộ đội hành quân diệt địch trong chiến dịch Tây Nguyên.
Bộ đội hành quân diệt địch trong chiến dịch Tây Nguyên.


- Ngày 10-3-1975 ta tiến công và nhanh giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột. Ngày 12 - 3 - 1975, địch phản công muốn chiếm lại Buôn Ma Thuột nhưng không thành.
- Ngày 14-3-1975 địch rút khỏi Tây Nguyên, tháo chạy hỗn loạn.
- Ngày 24-3-1975 ta giải phóng Tây Nguyên và một số tỉnh ven biển miền Trung: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, …

Diễn biến chiến dịch Tây Nguyên
Lược dồ diễn biến chiến dịch Tây Nguyên

 

b. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (21-3 đến 29-3-1975)
- Ngày 21-3 ta bao vây địch trong thành phố Huế và chặn đường rút chạy của địch.
- Ngày 25-3-1975 ta tiến vào Huế.
- Ngày 26-3 - giải phóng toàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Cũng thời gian này ta giải phóng thị xã Tam Kỳ, Quảng Ngãi, uy hiếp và cô lập Đà Nẵng từ phía Nam.
- 15 giờ chiều ngày 29-3-1975 ta giải phóng Đà Nẵng và các tỉnh ven biển miền Trung, quần đảo Trường Sa.

Diễn biến chiến dịch Huế - Đà Nẵng 1975
Lược đồ diễn biến chiến dịch Huế - Đà Nẵng 1975

c. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (9-4 đến 2-5-1975)

 

Diễn biến chiến dịch Hồ Chí Minh 1975
Diễn biến chiến dịch Hồ Chí Minh 1975


- Ta chọc thủng phòng tuyến Phan Rang (16-4), Xuân Lộc (21-4) - đều là những căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch bảo vệ Sài Gòn từ phía Đông.
- Ngày 18-4 Tổng Thống Mỹ ra lệnh di tản hết người Mỹ ra khỏi Sài Gòn.
- Ngày 21-4 ta phá vỡ “lá chắn” Xuân Lộc, tổng thống Nguyễn văn Thiệu từ chức.
- Đúng 5 giờ chiều ngày 26 - 4-1975 chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu, 5 cánh quân đồng loạt tiến vào Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch.
- Đúng 11 giờ 30 ngày 30-4, ta chiếm Dinh Độc Lập, Sài Gòn được giải phóng.

Xe tăng 390 húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập  ngày 30-4-1975
Xe tăng 390 húc đổ cổng chính Dinh Độc lập ngày 30-4-1975


- Ngày 2-5-1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam => Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử hoàn toàn thắng lợi.

*Ý nghĩa :
- Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng, đã tạo điều kiện thuận lợi cho ta giải phóng các tỉnh còn lại ở Nam Bộ.
- Tạo thời cơ cho Lào và Campuchia giải phóng đất nước.

IV. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)

* Ý nghĩa
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước là thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử giữ nước và dựng nước của dân tộc.
- Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ.
- Chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc.
- Mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc - kỉ nguyên độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Là thất bại nặng nề nhất, đã tác động mạnh đến nội tình nước Mỹ.
- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới.

* Nguyên nhân thắng lợi

- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Hồ Chủ Tịch với đường lối, phương pháp cách mạng đúng đắn, độc lập, tự chủ và sáng tạo trong việc tiến hành đồng thời cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
- Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, đoàn kết, chiến đấu dũng cảm.
- Có hậu phương miền Bắc Xã hội chủ nghĩa không ngừng lớn mạnh, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến ở hai miền.
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ còn nhờ có tình đoàn kết chiến đấu giữa ba nước Đông Dương và sự ủng hộ giúp đỡ to lớn củacác lực lượng tiến bộ trên thế giới, đặc biệt là Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em.

 

* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Sau Hiệp định Pari 1972 về Việt Nam, đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn có âm mưu và thủ đoạn gì ?

Trả lời :

* Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Pari :

- Mĩ vẫn giữ lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự, lập ra Bộ chỉ huy quân sự, tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gòn

- Được cố vấn Mĩ chỉ huy và nhận viện trợ của Mĩ, chính quyền Sài Gòn ngang nhiên phá hoại Hiệp định Pari. Chúng huy động gần như toàn bộ lực lượng tiến hành chiến dịch "tràn ngập thành phố", liên tiếp  mở những cuộc hành quân "bình định - lấn chiếm" vùng giải phóng.

2. Cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam chống âm mưu và hành động phá hoại hiệp định Pari của Mĩ và chính quyền Sài Gòn diễn ra như thế nào ?

Trả lời :

- Trong cuộc đấu tranh chống "bình định - lấn chiếm", chống âm mưu "tràn ngập thành phố" của địch vào những tháng đầu sau khi kí Hiệp định, nhân dân ta đã đạt được một số kết quả nhất định. Nhưng do không đánh giá hết âm mưu phá hoại của Hiệp định của địch, do quá nhân mạnh đến hoà bình, hoà hợp dân tộc...nên chúng ta bị mất đất, mất dân trên một số địa bàn quan trọng.

- Sau khi có Nghị quyết 21 của Trung ương Đảng (tháng 7 - 1953), quân dân miền Nam vừa kiên quyết đánh trả địch trong các cuộc hành quân "bình định - lấn chiếm", bảo vệ vùng giải phóng, vừa chủ động mở những cuộc tiến công địch tại những căn cứ xuất phát các cuộc hành quân của chúng, mở rộng vùng giải phóng

- Cuối năm 1974 đầu năm 1975, ta mở đợt hoạt động quân sự đông - xuân vào hướng Nam Bộ, trọng tâm là Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Quân ta đã giành thắng lợi vang dội trong chiến dịch đánh Đường 14 - Phước Long, giải phóng Đường 14, thị xã và toàn tỉnh Phước Long với 50.000daan

3. Hội nghị lần thứ 21 Ban chấp hành Trung ương Đảng (tháng 7 - 1973) đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng miền Nam ?

Trả lời :

Tháng 7 - 1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ 21 và nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn hiện tại và tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, tiếp tục con đường cách mạng bạo lực, kiên quyết đấu tranh trên cả 3 mặt trận : quân sự, chính trị, ngoại giao

4. Sau Hiệp định Pari 1972, lực lượng giữa ta và địch ở miền Nam đã có sự thay đổi như thế nào ?

Trả lời :

-  Sau Hiệp định Pari 1972, Mĩ và quân đồng minh đã rút hết về nước, viện trợ của Mĩ về quân sự, kinh tế, tài chính cho chính quyền Sài Gòn giảm một nửa.

- Về phía ta trong điều kiện hoà bình miền Bắc đẩy mạnh sản xuất xây dựng phát triển kinh tế, quốc phòng để làm hậu phương chi viện sức người, sức của cho miền Nam. Ở miền Nam, vùng giải phóng của ta được mở rộng, sản xuất đẩy mạnh, tăng cường nguồn lực tại chỗ.

5. Căn cứ vào đâu mà Đảng ta đã đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam ?

Trả lời :

- Sau Hiệp định Pari 1972, Mĩ rút hết quân đội về nước đã tạo nên sự thay đổi trong so sánh lực lượng có lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam

- Cuối năm 1974 - đầu năm 1975, ta mở đợt hoạt động quân sự ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, giải phóng Đường 14, thị xã và toàn tỉnh Phước Long (6-1-1975). Mĩ chỉ phản ứng yếu ớt, chủ yếu dùng áp lực đe doạ từ xa. Thực tế thắng lợi ở Phước Long, phản ứng của Mĩ và chính quyền quân đội Sài Gòn sau đó cho thấy sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn, về khả năng can thiệp trở lại bằng quân sự rất hạn chế của Mĩ

- Trong khi lực lượng của địch giảm đáng kể và thất bại liên tiếp sau Hiệp định Pari, thì lực lượng cách mạng lớn mạnh nhanh chóng

  + Miền Bắc tập trung khôi phục và phát triển kinh tế, ra sức chi viện sức người, sức của cho miền Nam, bảo đảm đầy đủ và kịp thời nhu cầu to lớn và cấp bạch của cuộc Tổng tiến công chiến lược ở miền Nam

  + Tại các vùng giải phóng, nhân dân ta ra sức khôi phục và đẩy mạnh sản xuất, tăng nguồn dự trữ chiến lược cho cuộc chiến đấu hoàn thành giải phóng miền Nam

- Cuối năm 1974 - đầu năm 1975, tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, trên cơ sở đó, Đảng đề ra chủ trương và kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976

6. Trình bày nội dung kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam của Đảng ?

Trả lời :

- Cuối năm 1974 đầu năm 1975, trong tình hình so sánh lực lược mau lẹ có lợi cho cách mạng, Bộ Chính trị đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976

- Bộ Chính trị cũng nhấn mạnh : "Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975, thì lập tức giải phóng miền Nam năm 1975"

- Bộ Chính trị cũng phân tích rõ sự cần thiết tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hoá,...giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh

7. Chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam có những điểm nào khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn và linh hoạt của Đảng ?

Trả lời :

- Tính đúng đắn : Chủ trương kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam được đề ra trên cơ sở nhận định đúng thời cơ, tranh thủ thời cơ đánh nhanh, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hoá

- Tính linh hoạt : Kế hoạch giải phóng đề ra là hai năm (1975 - 1976), nhưng nếu thời cơ đến thì giải phóng sớm trong năm 1975

8. Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 ?

Trả lời :

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy 1975 diễn ra trong gần hai tháng (từ ngày 4 - 3 - 1975 đến 2 - 5- 1975) qua ba chiến dịch lớn : Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh

* Chiến dịch Tây Nguyên (từ 4 - 3 đến 24 - 3 - 1975):

Tây nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng. Thực hiện kế hoạch, ta tập trung lực lượng mạnh với vũ khí kĩ thuật hiện đại mở chiến dịch quy mô lớn ở Tây Nguyên với trận then chốt mở màn Buôn Mê Thuột

- Ngày 4 -3, quân ta đánh nghi binh ở Plâku và Kon Tum nhằm thu hút địch về đây. Ngày 10 - 3- 1975, ta đánh trận then chốt mở màn ở Buôn Ma Thuột và giành thắng lợi. Ngày 12 - 3- 1975, Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút toàn bộ quân khỏi Tây Nguyên về giữ vùng duyên hải miền Trung

- Trên đường rút chạy, chúng bị quân ta truy kích tiêu diệt. Đến ngày 24 -3 - 1975, Tây Nguyên rộng lớn với 60 vạn dân hoàn toàn được giải phóng.

- Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến của ta từ tiến công chiến lược phát triển thành Tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam

* Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ ngày 21 - 3 đến ngày 29 - 3) :

- Ngày 21 - 3 - 1975, quân ta đánh thẳng vào căn cứ địch ở Huế, chặn các đường rút chạy của chúng, hình thành thế bao vây trong thành phố. Đúng 10h 30 phút ngày 25 - 3 - 1975, quân ta tiến vào cố đô Huế, đến hôm sau (26 - 3) thì giải phóng thành phố và hoàn toàn tỉnh Thừa Thiên.

- Cùng thời gian giải phóng Huế, quân ta giải phóng thị xã Tam Kì, Quảng Ngãi, Chu Lai,.... tạo thêm một hướng uy hiếp Đà Nẵng từ phía Nam. Đà Nẵng rơi vào thế cô lập

- Sáng ngày 29 - 3, quân ta từ ba phía bắc, tây, nam tiến thẳng vào thành phố, đến 3 giờ chiều thì giải phóng toàn bộ Đà Nẵng

- Từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4, nhân dân các tỉnh còn lại ở ven biển miền Trung, Nam Tây Nguyên và một số tỉnh ở Nam Bộ, các đảo biển miền Trung cũng lần lượt được giải phóng

* Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ 26 - 4 đến ngày 30 - 4 - 1975)

- Trước khi bắt đầu chiến dịch giải phóng Sài Gòn, quân ta tiến công và giải phóng Phan Rang (16 - 4) và Xuân Lộc (21 - 4) - phòng thủ trọng yếu của địch để bảo vệ Sài Gòn từ phía đông

- Ngày 18 - 4, Tổng thống Mĩ ra lệnh di tản hết người Mĩ khỏi Sài Gòn. Ngày 21 - 4, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức Tổng thống Chính phủ Sài Gòn

- 17 giờ ngày 26 - 4, quân ta được lệnh nổ súng mở đầu chiến dịch. Năm cánh quân vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng

- 10h45 phút ngày 30 - 4 - 1975, xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các Sài Gòn, Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện.

- Đến 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh

- Nhân dân các tỉnh còn lại ở miền Nam thừa thắng nhất tề đứng lên tiến công và nổi dậy. Đến ngày 2 - 5, Châu Độc là tỉnh cuối cùng được giải phóng.

9. Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào ?

Trả lời :

* Đối với dân tộc ta :

- Thắng lợi của cuộc kháng chiến kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

- Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc ở nước ta hơn một thế kỉ, trên cơ sở đó, hoàn  thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước

- Mở ra kỉ nguyên mới cho lịch sử dân tộc - kỉ nguyên đất nước độc lập thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

* Đối với thế giới :

- Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhất là đối với phong trào giải phóng dân tộc.

10. Nêu những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước?

Trả lời :

- Nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đường lối tiến hành đồng thời cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam

- Nhân dân ta ở hai miền đoàn kết, nhất trí, giàu lòng yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, xây dựng và bảo vệ miền Bắc, thống nhất nước nhà

- Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, có khả năng đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền

- Sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau trong đấu tranh chống kẻ thù chung của ba dân tộc Đông Dương

- Sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các lực lượng cách mạng, hoà bình, dân chủ trên thế giới, nhất là của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác.

Bài tập

Có thể bạn quan tâm



Có thể bạn quan tâm