Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Lịch sử 10, bài 17-18-19-20-21, trường THPT Thị xã Quảng Trị.

0e9e1410627c26721194e59a8a6b9598
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 3 tháng 2 2021 lúc 12:46:26 | Được cập nhật: 6 giờ trước (6:22:31) Kiểu file: PDF | Lượt xem: 795 | Lượt Download: 24 | File size: 0.24894 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

LỚP 10 Tiết 22 BÀI 17: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN (TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV) I. Bước đầu xây dựng nhà nước độc lập ở thế kỉ X . - Năm 939, Ngô Quyền xưng vương xây dựng chính quyền mới - Tiếp đến nhà Đinh, Tiền Lê xây dựng nhà nước quân chủ sơ khai. + Trung ương: Vua Văn ban -Võ ban -Tăng ban + Địa phương: Chia cả nước thành 10 đạo. + Xây dựng quân đội theo hướng chính quy. => Mở đầu xây dựng nhà nước độc lập tự chủ. II. Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến ở các thế kỉ XI-XV 1.Tổ chức bộ máy nhà nước - Năm 1009: nhà Lý thành lập - Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long mở ra thời kỳ phát triển mới cho lịch sử dân tộc - Năm 1054, Lý Thánh tông đổi tên nước là Đại Việt, mở ra thời kỳ mới thời kỳ văn hóa Thăng Long. a. Thời Lý, Trần, Hồ: tổ chức bộ máy chặt chẽ + Trung ương : Vua Tể tướng Đại thần Sảnh Viện Đài + Địa phương: Lộ => Trấn => Phủ => Huyện => Châu => Xã b. Nhà Lê sơ (1428) - Tổ chức bộ nhà nước: + Đứng đầu là vua, dưới vua có 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công - Bộ lại: Thượng thư bộ lại – giữ việc quan tước (nhân sự) - Bộ lễ: phụ trách lễ nghi- thi cử - Bộ hộ: ruộng đất, nhân khẩu. - Bộ binh: quân đội - Bộ hình: luật pháp - Bộ công: xây dựng. - Tuyển chọn quan lại: thi cử NX: Tổ chức bộ nhà nước: Tập trung quyền lực vào tay vua, vua trực tiếp giải quyết mọi việc, tạo ra bộ máy nhà nước hoàn chỉnh từ T.Ư đến địa phương. 1 2. Luật pháp - quân đội a. Luật pháp : - Thời Lý: Bộ hình thư - Bộ luật thành văn đầu tiên ở nuớc ta. - Thời Trần: Bộ hình luật - Thời Lê: Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức) - Mục đích: Bảo vệ quyền lợi giai cấp thống trị, một số quyền lợi chân chính của nhân dân, bảo vệ an ninh đất nước. b. Quân đội: - Tổ chức quy cũ: Hai bộ phận: Cấm quân, quân chính quy - Tuyển chọn theo chế độ "Ngụ binh ư nông" 3. Hoạt động đối nội, đối ngoại: a. Đối nội: Chú trọng bảo vệ an ninh đất nước, quan tâm đến đời sống của nhân dân, chú ý đoàn kết dân tộc. b. Đối ngoại: - Đối với các nước phương Bắc: Quan hệ hòa hiếu, giữ vững độc lập tự chủ. - Đối với các nước phương Nam: Hòa hiếu, thân thiện, đôi lúc xãy ra chiến tranh. -> Tác dụng: tạo được sự đoàn kết trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, giảm bớt sự căng thẳng đối với ác nước láng giềng nhất là phong kiến phương Bắc. -------------------------Câu hỏi luyện tập: - Các giai đoạn hình thành, phát triển và hoàn thiện của bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế phong kiến VN từ thế kỷ X- XV - Sự hoàn chỉnh của nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê sơ. - Trình bày Luật pháp - quân đội của nhà phong kiến VN từ thế kỷ X- XV - Hoạt động đối nội, đối ngoại của nhà phong kiến VN từ thế kỷ X- XV, rút ra nhận xét - Liên hệ chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. 2 Tiết 23 BÀI 18: CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ PHÁT KINH TẾ TRONG CÁC THẾ KỈ X - XV 1. Mở rộng phát triển nông nghiệp. a. Bối cảnh lịch sử: - Thế kỉ X - XV là thời kì tồn tại của các triều đại: Ngô- Đinh -Tiền Lê -Lí -Trần -Hồ Lê sơ. - Đây là giai đoạn đầu của thế kỉ phong kiến độc lập => thuận lợi cho sự phát triển kinh tế. b. Sự phát triển nông nghiệp + Diện tích đất đai được mở rộng nhờ khai hoang, nhà Lê sơ đặt phép quân điền + Công tác thủy lợi được chú trọng, nhà Lí, Trần, Lê đều tổ chức nhân dân đắp đê, đặt chức Hà đê sứ để trông coi đê điều. + Nhà Lí, Trần, Lê sơ đều quan tâm tới bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp. + Cơ cấu cây trồng vật nuôi đa dạng, mùa vụ ổn định => Chính sách của nhà nước đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển => Đời sống nhân dân ấm no, trật tự xã hội ổn định, độc lập được củng cố. Đời vua Thái Tổ, Thái Tông Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn 2. Phát triển thủ công nghiệp. a. Thủ công nghiệp trong nhân dân: - Các nghề thủ công cổ truyền trong nhân dân: đúc đồng, rèn sắt, gốm, dệt ngày càng phát triển. - Làng nghề thủ công ra đời: Bát Tràng, Thổ Hà, Chu Đậu, Huê Cầu câu ca dao ca ngợi gốm Bát Tràng: Ứớc gì anh lấy được nàng Để anh mua gạch Bát Tràng về xây Xây dọc rồi lại xây ngang, Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân. b. Thủ công nghiệp nhà nước: - Thành lập xưởng thủ công chuyên + Đúc tiền, + Rèn vũ khí + May y phục cho vua quan + Xây dựng cung điện. - Xưởng thủ công (quan xưởng) tập trung nhiều ngành nghề, nhiều thợ giỏi 3. Mở rộng thương nghiệp: a. Nội thương - Xuất hiện nhiều chợ làng, chợ huyện, chợ chùa - Giao lưu buôn bán nhộn nhịp.Thời Lí, Trần: Thăng Long, Phố Hiến trở thành đô thị lớn. câu ca dao ca dao ca ngợi kinh thành Thăng Long: 3 Rủ nhau chơi khắp Long thành, Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai: Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai, Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Hài, hàng Khay… Hoặc “Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến” b. Ngoại thương: - Việc buôn bán với nước ngoài được mở rộng, nhiều thương cảng xuất hiện: Vân Đồn, Lạch Trường, Hội Thống, Thị Nại. -------------------------Câu hỏi luyện tập: - Sự phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp thế kỉ X –XV? - Liên hệ sự phát triển nông nghiệp, thủ công nghiêp, thương nghiệp ngày nay. - Kể tên các chợ truyền thống mà em biết? - Kể tên các làng nghề thủ công truyền thống mà em biết? - Thủ công nghiệp trong nhân dân được phát triển như thế nào? - Sự xuất hiện làng nghề thủ công có ý nghĩa như thế nào? - Sự phát triển của thủ công nghiệp nhà nước? 4 Tiết 24, Tiết 25 Chủ đề BÀI 19: NHỮNG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM THẾ KỈ X - XV I. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống Nguyên Chống Tống thời Tiền Lê - Năm 980, nhân triều đình nhà Đinh gặp khó khăn => Vua Tống cho nhân quân chuẩn bị sang xâm lược nước ta. Chống Tống thời Lý - Cuối thế kỉ XI, nhà Tống gặp nhiều khó khăn, suy yếu, phía Bắc bị Liêu – Hạ xâm lấn Âm mưu xâm lược Đại Việt, với mục đích: “Nếu thắng, thế Tống sẽ tăng, các nước Liêu – Hạ sẽ phải kiêng nể Thời gian Chống Tống thời Tiền Lê: 981, Chống Tống thời Lý: 1075-1077 Lãnh đạo Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt Chống Tống thời Tiền Lê - Năm 981, quân Tống sang xâm lược nước ta. - Ngay khi lên ngôi Lê Hoàn đã cử sứ đoàn sang đất Tống hoàn binh, đồng thời bố phòng, lập đồn lũy rèn vũ khí, tích trữ lương thực, tuyển thêm quân, quyết tâm kháng chiến. Sau thắng lợi quan hệ hai nước trở lại bình thường Chống Tống thời Lý Gồm 2 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Năm 1075, do Lý Thương Kiệt chỉ huy, với khẩu hiệu “Tiên phát chế nhân”, đem quân mở cuộc tập kích ngay trên đất Tống, ngăn chặn quân Tống xâm lược nước ta. - Giai đoạn 2: Năm 1077, chủ động lui về phòng thủ đợi giặc, Lý Thường Kiệt tổ chức đánh tan quân Tống trên bờ sông Như Nguyệt, kết thúc cuộc kháng chiến thắng lợi. => Lý Thường Kiệt viết bài “Nam quốc sơn hà” nổi tiếng. Thắng lợi Vùng Đông Bắc, Sông Như Nguyệt Diễn biến Kết quả Trận quyết chiến chiến lược - Đè bẹp ý chí xâm lược của quân Tống. Nền độc lập được giữ vững. Đập tan ý chí xâm lược của quân Tống, khẳng định sức mạnh của dân Ý nghĩa tộc, thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta. II. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên ở thế kỉ XIII. Vào thế kỉ XII với tư tưởng bành trướng và muốn làm chủ toàn bộ Nguyên phương Nam. Quân Mông – Nguyên đã ba lần tổ chức xâm lược nước nhân ta. Dưới sự lãnh đạo của vua Trần, nhân dân đã tổ chức kháng chiến 5 Thời gian Lãnh đạo Diễn biến Kết quả Trận quyết chiến chiến lược chống lại quân xâm lược Mông – Nguyên. 1258, 1285, 1287-1288 Các vua Trần và Trần Hưng Đạo Nhân dân Đại Việt đã lần lượt đập tan cuộc xâm lược của chúng. Gồm 3 giai đoạn: Lần 1: ( 1258) với trận Đông Bộ Đầu, giặc bị đánh tơi bời. Lần 2:( 1285) với các trận Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, Thăng Long,Vạn Kiếp,..giặc thua trận tan tác. Lần 3: ( 1287 – 1288) với trận Bạch Đằng => Buộc giặc phải từ bỏ mộng xâm lược Đại Viêt. => Ta đã giành thắng lợi hoàn toàn. Thắng lợi Đông Bộ Đầu, Chương Dương , Hàm Tử, Tây Kết, Vạn Kiếp. - Đặc biệt chiến thắng Bạch Đằng - Đè bẹp ý chí xâm lược của quân Mông-Nguyên. - Nền độc lập được giữ vững Nguyên nhân nào đưa tới thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên? Gợi ýTrả lời: + Nhà Trần có vua hiền, tướng tài, triều đình quyết tâm đoàn kết nội bộ và đoàn kết nhân dân chống xâm lược. + Nhà Trần vốn được lòng dân bởi những chính sách kinh tế của mình=> Nhân dân đoàn kết xung quanh triều đình, vâng mệnh kháng chiến. III. Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và Khởi nghĩa Lam Sơn Vào năm 1400, cuộc kháng chiến chống xâm lược Minh của nhà Hồ bị Nguyên thất bại. Nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh. nhân - Cuộc đấu tranh của nhân dân ta liên tục bùng nổ. Trong đó tiêu biểu là khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại quân xâm lược Minh. 1418 - 1427 Thời gian Ý nghĩa Lãnh đạo Diễn biến Kết quả Trận quyết Lê Lợi, Nguyễn Trãi - Năm 1418 Lê Lợi dựng cở khởi nghĩa tại đất Lam Sơn, được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng - Năm 1427 kháng chiến chống quân Minh kết thúc thắng lợi. Thắng lợi Tốt Động – Chúc Động Chi Lăng – Xương Giang 6 chiến chiến lược - Đè bẹp ý chí xâm lược của quân Minh. - Nền độc lập được giữ vững. Đặc điểm của cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn? Gợi ý trả lời: - Khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra trong hoàn cảnh nước ta bị nhà Minh đô hộ, nước ta mất chủ quyền - Từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa tư tưởng nhân nghĩa được đề cao, từ 1 cuộc khởi nghĩa ở một địa phương phát triển một phong trào rộng lớn. IV. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thế kỷ X-XV. 1. Nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thế kỷ X-XV? Trả lời: - Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn - Tinh thần đoàn kết sâu sắc giữa nhân dân với triều đình → tạo nên sức mạnh to lớn. - Nghệ thuật lãnh đạo tài tình của các vị anh hùng dân tộc. - Là chiến tranh chính nghĩa của dân tộc. 2. Ý nghĩa lịch sử của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thế kỷ X-XV? Trả lời: - Đập tan xâm lược của triều đại phong kiến phương Bắc bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. - Mở ra một thời kì lịch sử phát triển mới của nền phong kiến Việt Nam. - Khẳng định sức mạnh của nhân dân ta, thể hiện lòng tự hào truyền thống yêu nước của dân tộc ta. - Để lại những bài học kinh nghiệm quý báu cho thế hệ sau về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. -----------------------Câu hỏi luyện tập - Lập niên biểu các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thế kỉ X-XV. Cuộc kháng Thời gian Quân xâm lược Người lãnh đạo Trận quyết chiến chiến chiến lược Ý nghĩa - Trình bày cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê - Trình bày cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý. - Trình bày cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông thời Trần - Trình bày cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn. 7 - Đặc điểm của cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn? - Nguyên nhân nào đưa tới thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên? - Nghệ thuật quân sự của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống? - Nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thế kỷ XXV? - Ý nghĩa lịch sử của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thế kỷ X-XV? - Liên hệ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay. - Trách nhiệm của công dân đối với công cuộc bảo vệ đất nước. 8 Tiết 26 BÀI 20: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG CÁC THẾ KỈ X – XV I. Tư tưởng, tôn giáo Ở thời kì độc lập Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo có điều kiện phát triển mạnh. a. Phật giáo: - Phát triển mạnh dưới thời Lí, Trần, trở thành quốc giáo. - Chùa chiền được xây dựng khắp nơi, sư sãi đông. - Thời Lê sơ: đạo Phật thu hẹp dần b. Nho giáo: - Phát triển mạnh dưới thời Lê sơ (thế kỉ XV), trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị, chi phối nội dung giáo dục thi cử. Thế kỉ XV: - Nho giáo chiếm vị trí độc tôn trở thành Quốc giáo. - Phật giáo, đạo giáo suy yếu. c. Đạo giáo - Tuy là không phát triển nhưng hòa lẫn với các tín ngưỡng dân gian. Các đạo quán đã được xây dựng. - Đạo giáo tồn tại song song Phật giáo và Nho giáo => Tam giáo đồng nguyên. II. Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học - kĩ thuật. 1. Giáo dục: Từ thế kỉ XI -XV Giáo dục Đại Việt phát triển trở thành nguồn đào tạo quan lại, nhân tài cho đất nước. - 1070: Nhà Lý lập Văn miếu - 1075: Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên - 1484: Nhà Lê sơ dựng bia tiến sĩ Thời Lê Thánh Tông tổ chức được 12 Khoa thi. Chính vì vậy trong dân gian số người đi học và đổ đạt ngày càng nhiều => Góp phần quan trọng vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước 2. Văn học: - Văn học chữ hán, chữ nôm đều phát triển với nhiều tài năng: Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi, Trần Quốc Tuấn - Các tác phẩm nổi tiếng như Hịch tướng sĩ, Nam quốc sơn hà, Bình ngô đại cáo - Đặc điểm: + thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tự hào dân tộc. + Ca ngợi chiến công oai hùng ... cảnh đẹp của quê hương đất nước. 3. Nghệ thuật : - Kiến trúc: Theo hướng Phật giáo: Chùa, tháp, đền. Có các công trình nghệ thuật mang tư tưởng Phật giáo như: chùa Một Cột, chùa Dâu, chùa phật tích, tháp Báo thiên,tháp Phổ Minh… 9 Theo hướng Nho giáo: Cung điện thành quách như Thành Nhà Hồ, Hoàng Thành Thăng Long. - Điêu khắc: Chạm khắc - Nghệ thuật sân khấu ca múa nhạc mang đậm tính dân gian truyền thống như chèo, tuồng, múa rối nước. Có các nhạc cụ dân tộc như trống cơm, sáo, tiêu, đàn cầm, đàn tranh. => Văn hóa nghệ thuật phát triển phong phú đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc. 4. Khoa học -Kĩ thuật - Sử học: Đại Việt sử kí, Lam Sơn thực lục, Đại Việt sử kí toàn thư. - Địa lý: Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ. - Quân sự: Binh thư yếu lược - Toán học: Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp. - Chế tạo súng thần cơ, đóng thuyền chiến có lầu -------------------Câu hỏi luyện tập - Vì sao Phật giáo phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần? Liên hệ thực tế - Sự phát triển của Nho giáo ở nước ta. Vì sao Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị? Liên hệ thực tế - Đặc điểm Văn học thế kỉ XI - XV? - Thành tựu trong lĩnh vực nghệ thuật, khoa học kĩ thuật thế kỷ X-XV - Lập bảng thống kê các thành tựu khoa học - kĩ thuật theo mẫu sau: Lĩnh vực - Thành tựu chính Tác giả Liên hệ bản thân trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam 10 Tiết 27 BÀI 21: NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TRONG CÁC THẾ KỈ XVI-XVIII 1. Sự sụp đổ của nhà Lê sơ, nhà Mạc được thành lập - Đầu thế kỉ XVI nhà Lê suy vong + Các thế lực phong kiến nổi dậy tranh chấp quyền lực - mạnh nhất là thế lực của Mạc Đăng Dung. + Năm 1527 nhà Lê sụp đổ, nhà Mạc thành lập. - Chính sách của nhà Mạc: + Xây dựng chính quyền theo mô hình của nhà Lê. +Tổ chức thi cử chọn quan lại + Xây dựng quân đội mạnh + Giải quyết ruộng đất cho nông dân => Bước đầu ổn định đất nước. - Cựu thần nhà Lê chống đối - Chính sách thuần phục nhà Minh của nhà Mạc bị nhân dân phản đối. => nhà Mạc cô lập. 2. Đất nước bị chia cắt a. Chiến tranh Nam - Bắc triều - Cựu thần nhà Lê đứng đầu Nguyễn Kim tập hợp lực lượng chống nhà Mạc, thành lập chính quyền ở Thanh Hóa: Sử cũ gọi là Nam Triều Nhà Mạc => Thăng Long=> Bắc Triều - 1545 chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ => đất nước bị chia cắt - 1592: chiến tranh kết thúc, nhà Mạc sụp đổ => đất nước thống nhất. b. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn - Sau chiến tranh Nam - Bắc triều, quyền lực tập trung vào tay họ Trịnh (Trịnh Kiểm) - Phía Nam (Thuận Hóa) họ Nguyễn ( Nguyễn Hoàng) xây dựng chính quyền riêng. - 1627 chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ - 1672 chiến tranh kết thúc 2 bên giảng hòa, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới Đàng Trong - Đàng Ngoài với hai chính quyền riêng. Đất nước bị chia cắt kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII. 3. Nhà nước phong kiến Đàng Ngoài - Cuối thế kỉ XVI, Nam Triều chuyển về Thăng Long. - Tổ chức chính quyền Trung ương: Triều đình Vua Lê - Chúa Trịnh (Bù nhìn ) (Nắm quyền ) Quan văn Quan võ 6 phiên - Chính quyền địa phương: 12 Trấn => Phủ => Huyện => Châu => Xã. - Tuyển chọn quan lại: Thi cử - Luật pháp: Quốc triều hình luật (bổ sung) 11 - Quân đội: + Quân thường trực (ưu binh) + Ngoại binh. - Đối ngoại: Giữ hòa hiếu với TQ --------------------Câu hỏi luyện tập - Sự sụp đổ của nhà Lê sơ, nhà Mạc được thành lập như thế nào? - Chính sách của nhà Mạc có tác dụng gì? Trong thời gian cầm quyền nhà Mạc có khó khăn gì? Tại sao nhà Mạc bị cô lập? - Nguyên nhân chiến tranh Nam -Bắc triều, Trịnh - Nguyễn và hậu quả. - Liên hệ tình hình nước ta thời kì 1954-1975. - Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Lê -Trịnh - Tìm hiểu Chính quyền ở Đàng Trong. 12