Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II-LỊCH SỬ 10 NĂM HỌC 2019-2020, THPT LÊ HỒNG PHONG - PHÚ YÊN

17f2c748e1ca36e746c4d38d4ca8ad8d
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 6 tháng 2 2021 lúc 7:35:33 | Được cập nhật: hôm kia lúc 9:55:15 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 414 | Lượt Download: 4 | File size: 0.1024 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II-LỊCH SỬ 10

Bài 19. Những cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm ở các thế kỷ X-XV - Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê - Kháng chiến chống Tống thời Lý - Kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần - Lập niên biểu hoặc rút ra đặc điểm nổi bậc của cuộc kháng chiến chống xâm lược của ông cha ta trong giai đoạn này với giai đoạn lịch sử trước đó Bài 29: Cách mạng tư sản Anh - Bối cảnh lịch sử hay nguyên nhân, nét chính, diễn biến cách mạng, tính chất và ý nghĩa lịch sử. Bài 30: Chiến tranh giành độc lập các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ - Nguyên nhân - Diễn biến - Kết quả và ý nghĩa lịch sử, tính chất cách mạng. - So với cuộc cách mạng tư sản 1861 – 1865 ở Mĩ. Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII: - Tình hình nước Pháp trước cách mạng. - Diễn biến cách mạng: Các giai đoạn cách mang. - Ý nghĩa cách mạng. Vì sao nói đây là cuộc cách mạng triệt để? Tìm những đặc điểm để chứng minh cách mạng tư sản Pháp triệt để hơn cách mạng tư sản Anh. Bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở Châu Âu và Mĩ. - Thế nào là cách mạng tư sản - Đặc trưng cách mạng tư sản Đức, Italia, Mĩ…. Bài 38: Quốc tế thứ nhất và công xã Pa-ri 1871: Vì sao công xã Pari 1871 là nhà nước kiểu mới?

GỢI Ý ĐỀ CƯƠNG

Bài 19. Những cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm ở các thế kỷ X-XV:

*Kháng chiến chống Tống thời tiền Lê

- Nguyên nhân:

+ Năm 980 nhân lúc triều nhà Đinh gặp khó khan, vua TỐng cử quân sang xâm lược nước ta.

- Diễn biến: (SGK/96)

- Kết quá:

+ Thắng lợi lớn nhanh chóng, thắng ngay ở vùng đông Bắc khiến vua Tống không dám nghĩ đến việc xâm lược Đại Việt, củng cố vững chắc nền độc lập.

+ Bình thường hóa mối quan hệ Việt – Tống.

- Ý nghĩa:

+ Đây là thắng lợi rất nhanh, rất lớn đè bẹp ý chí xâm lược của quân tống. Hàng tram năm sau nhân dân ta được sống trong cảnh yên bình. Năm 1075 nhà Tống mới dám nghĩ đến xâm lược Đại Việt.

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Triều đình nhà Đinh và Thái Hậu họ Dương sẵn sàng vì lợi ích dân tộc mà hy sinh lợi ích dòng học để tạo thuận lợi cho cuộc kháng chiến chống Tống.

+ Do ý chí quyết chiến bảo vệ độc lập của quân dân Đại Việt.

+ Do có sử chỉ huy mưu lược của Lê Hoàn.

*Kháng chiến chống Tống thời Lý:

- Nguyên nhân:

+ Sự khủng hoảng của nhà Tống: phía Bắc phải đối phó với nước Liêu (bộ tộc Khiết Đan), nước Ha (dân tộc Đảng Hạ), trong nước nông dân nổi dậy. Trong hoàn cảnh đó vua Tống và Tể tướng Vương An Thạch chủ trương đánh Đại Việt hy vọng dùng chiến công ngoài biên giới để lấn áp tình hình trong nước, doạ nạt Liêu và Hạ.

- Diễn biến: (SGK/97) Chú ý có 2 giai đoạn.

- Kết quá: + Toàn thắng đánh tan 30 vạn quân Tống đánh sang Đại Việt. - Ý nghĩa: + Đánh bại hoàn toàn mộng xâm lược nước ta của nhà Tống

+ Khẳng định nước ta là một nước độc lập.

+ Phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

+ Có giai đoạn diễn ra ngoài lãnh thổ (kháng chiến ngoài lãnh thổ được coi là cuộc kháng chiến rất đặc biệt trong lịch sử). - Nguyên nhân thắng lợi: + Sự lãnh đạo tài tình của Lý Thường Kiệt. +Ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của nhân nhân ta. * Kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần: - Nguyên nhân:

+ Do khát vọng làm chủ phương Nam, quân Mông – Nguyên 3 lần xâm lược nước ta.

- Diễn biến: (SGK/98)

- Kết quá:

+ Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của nhân dân ta.

- Ý nghĩa:

+ Chiến thắng Bạch Đằng mãi mãi ghi sâu vào lịch sử đấu tranh anh hùng của dân tộc Việt Nam.

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Nhà Trần có vua hiền, tường tài, triều đình quyết tâm đoàn kết nội bộ và đoàn kết nhân dân chống xâm lược.

+ Nhà Trần vốn được lòng dân bởi những chính sách kinh tế của mình nhân dân đoàn kết xung quanh triều đình vân mệnh kháng chiến.

*Niên biểu các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm:

Cuộc kháng chiến

Thời gian

Quân xâm lược

Người chỉ huy

Trận quyết chiến chiến lược

Chống Tống thời Tiền Lê

981

Tống

Lê Hoàn

Vùng Đông Bắc

Chống Tống thời Lý

1075 - 1077

Tống

Lý Thường Kiệt

Trên bờ song Như Nguyệt ( Bắc Ninh )

Kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII

1258,1285,1287 - 1288

Mông - Nguyên

Vua quan nhà Trần

Sông Bạch Đằng năm 1288

*Đặc điểm nổi bậc:

+ Là giai đoạn phong kiến độc lập: Tự chủ vừa xây dựng đất nước, vừa đánh giặc

+ Ngoài xâm khác với giai đoạn nước ta bị đô hộ bởi phong kiến phương Bắc còn mang thân phận nô lệ

+ Nhiều phong trào nổ ra liên tục, kéo dài

+

+

Bài 29: Cách mạng tư sản Anh

*Bối cảnh lịch sử/ Nét chính/ Nguyên nhân:

- Kinh tế:

+ Thế kỉ XVII Anh có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu.

+ Nhiều công trường thủ công xuất hiện, Luân Đôn trở thành trung tâm thương mại tài chính lớn nhất nước Anh.

+ Chủ nghĩa tư bản thâm nhập vào nông nghiệp. Nhiều quý tộc phong kiến đã chuyển sang kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa -> Quá trình ‘’ Rào đất cướp ruộng ‘’.

- Xã hội:

+ Giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới xuất hiện họ có thế lực về kinh thế

- Chính trị:

+ Chế dộ phong kiến ngày càng cản trở con đường kinh doanh, làm giàu của tư sản và quý tộc mới

+ Giai cấp tư sản và quý tộc mới đã liên minh với nhau để lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế.

*Diễn biến:

- Nguyên nhân trực tiếp: 1640 vua Sắc – Lơ I triệu tập Quốc hội để tang thuế -> Bị quốc hội phản đối.

- Diễn biến gồm 2 giai đoạn:

+ 1642 -1648: Nội chiến

+ 1642 – 1649:

- 1649 Sắc – Lơ I bị xử tử -> Nền cộng hòa được thiết lập, cách mạng đạt đến đỉnh cao

- 1653 Cromoen được đưa lên làm Bảo hộ công -> Nền độc tài quân sự được thiết lập.

- 1688 Quốc hội làm chính biến đưa Vin hem Ô – ran – giơ lên làm vua -> Nền quân chủ lập hiến được thiết lập (Nền độc tài không còn phù hợp, bản chất tư sản 2 mặt)

* Kết quả/Tính chất và ý nghĩa lịch sử:

- Cách mạng tư sản Anh đã lật đổ phong kiến mở đường chủ nghĩa tư bản phát triền.

- Quan trọng trong thời kì quá độ từ chết độ phong kiến sang tư bản -> Tư bản không triệt để. Bài 30: Chiến tranh giành độc lập các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ:

*Nguyên nhân:

- Giữa thế kỉ XVIII nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở 13 bang phát triển mạnh.

+ 8 bang miền Bắc và miền Trung công trường thủ công phát triền

+ 5 bang miền Nam kinh tế đồn điền chiếm ưu thế.

- Chính sách của thực dân Anh:

+ Kinh tế: Kiềm hãm sự phát triển của 13 bang thuộc địa.

+ Chính trị và xã hội: Áp bức giai cấp, áp bức dân tộc.

-> Mẫu thuẫn: GIữa nhân dân 13 bang thuộc địa và chính phủ Anh trở nên sâu sắc. *Diễn biến:

- 12-1773 nhân dân cảng Bô – Xtơn tấn công 3 tàu chè của Anh để phản đối chính sách thuế đáp lại thực dân Anh ra lệnh đóng cửa cảng

- 1744 đại hội thuộc địa lần thứ nhất được họp yêu cầu xóa bỏ những luật cấm vô lí nhưng không đạt được kết quả.

- Diễn biến: 2 giai đoạn + Giai đoạn 1: (1775 – 1777)| (SGK/148)

+ Giai đoạn 2: (1777 – 1781)| (SGK/149) *Kết quả và ý nghĩa lịch sử, tính chất cách mạng:

- Kết quả:

+ 1783 HIệp ước Véc – xai được kí kết công nhận nền độc lập của 13 bang thuộc địa và hợp chủng quốc Mĩ ra đời

+ 1787 Hiến pháp Mĩ được thong qua quyết định nước Mĩ là nước cộng hòa Liên bang được tổ chức theo nguyên tắc ‘’Tam quyền phân lập’’ Oa – sinh – tơn được bầu làm tổng thống đầu tiên.

- Ý nghĩa:

+ Hình thành nên các quốc gia độc lập mới mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

+ Góp phần thúc đấy phong trào cách mạng chống phong kiến và phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ La Tinh.

*So với cuộc cách mạng tư sản 1861 – 1865 ở Mĩ:

Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

Cách mạng tư sản 1861 – 1865 ở Mĩ

Mục tiêu

Giải phóng dân tộc

Thủ tiêu chế độ nô lệ

Giai cấp lãnh đạo

Tư sản, chủ nô

Tư sản

Hình thức dấu tranh

Giải phóng dân tộc

Nội chiến

Động lực cách mạng

Quần chúng nhân dân

Quần chúng nhân dân

Hướng tiến lên

Chủ nghĩa tư bản

Tư bản chủ nghĩa

Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

*Tình hình nước Pháp trước cách mạng: - Kinh tế: + Nông nghiệp lạc hậu

+ Công thương nghiệp có bước phát triền nhưng bị kiềm hãm nặng nề.

- Chính trị:

+ Tồn tại chế độ quân chu chuyển chế dưới sự cai trị của vua Lu – I XVI

- Xã hội: Duy trì sự phân chia xã hội làm 3 đẳng cấp

+ Tăng lữ nắm mọi độc quyền

+ Quý tộc có nhiều quyền lợi về Kinh tế - Chính trị - Xã hội

+ Đẳng cấp thứ 3: Tư sản nông dân, bình dân thành thị họ làm ra nhiều của cải phải đóng nhiều thuế không được hưởng quyền lợi xã hội. - Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng:

+ Xuất hiện trào lưu tư tưởng mới gọi là ‘’Triết học ánh sáng’’ Tiêu biểu là Mông – te –xki – ơ, Vôn – te, Ru – xô.

+ Lên án chế độ phong kiến đả kích giáo hội, đề cao tính nhân văn của con người và đòi tự do cá nhân

+ Là bước dòn đường cho cách mạng bùng nổ *Diễn biến cách mạng: Các giai đoạn cách mang:

- Cách mạng bùng nổ, nền quân chủ lập hiến:

+ Duyên cớ: 5/5/1789 vua Lu - I XVI triệu tập hội nghị 3 đẳng cấp để giải quyết vẫn đề tài chính nhưng không được chập nhận.

+ Quốc hội tự tuyên bố là ‘’Quốc hội lập hiến’’

+ Diễn biến:

Thời gian

Sự kiện

14/7/1789

Dưới sự lãnh đạo của phái lập hiến quần chúng nhân dân tấn công ngục Ba - xti

8/1789

Phái lập hiến thông qua tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền

9/1789

Ban hành Hiến pháp xác lập chế độ quân chủ lập hiến

4/1792

Liên minh Áo – Phổ cùng bọn phản đống phá cách mạng

11/7/1792

Quốc hội tuyên bố ‘’Tổ quốc lâm nguy’’, ra sắc lệnh tổng động viên.

- Tư sản công thương cầm quyền nền cộng hòa được thành lập:

+ 10/8/1792 Nhân dân tấn công hoàng cung -> Chính quyền chuyển sang tay phái Ghirôngđanh

+ 21/9/1792 Thiết lập nền cộng hòa thứ nhất

+ 21/1/1793 Xử tử vua Lu – I XVI vì tội phản quốc

- Nền chuyên chính Giacôbanh – đỉnh cao của cách mạng:

+ 2/6/1793 Chính quyền chuyển sang tay phái Giacôbanh

Chính sách của phải Giacôbanh:

+ Kinh tế: Chia ruộng đất cho nhân dân ban hành giá tối đa ban hành

+ Chính trị: 6/1793 hiến pháp mới được thông qua.

+ Quân sự: 23/8/1793 thông qua sắc lệnh ‘’Tổng động viên’’

-> Qua những chính sách đó cách mạng đạt đến đính cao

+ 27/7/1794 Tư sản phản cách mạng -> Chấm dứt thời kì đi lên của cách mạng.

- Thời kì thoái trào:

+ 1794 thời kì đốc chính tình hình nước pháp ngày càng khó khăn

+ 11/1799 thiết lập chế độ nền độc tài quân sự.

*Ý nghĩa cách mạng:

- Lật đổ chế độ phong kiến.

- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân

- Thông nhất được thị trường mở ra một thời kì thắng lợi và củng cố chủ nghĩa tư bản trên thế giới.

-> Xứng đáng là một cuộc đại cách mạng.

*Vì sao nói đây là cuộc cách mạng triệt để:

- Xóa bỏ được mọi tàn tích của xã hội phong kiến

- Giải quyết được triệt để vấn đề ruộng đất cho nhân dân 

- Xóa bỏ mọi sự cản trở đến việc phát triển công, thương nghiệp 

- Thống nhất được thị trường dân tộc

*Tìm những đặc điểm để chứng minh cách mạng tư sản Pháp triệt để hơn cách mạng tư sản Anh:

- Thủ tiêu chế độ phong kiến

- Quy mô lớn

- Đỉnh cao là phái Gia Cô banh

- Xóa bỏ được mọi tàn tích của xã hội phong kiến

- Giải quyết được triệt để vấn đề ruộng đất cho nhân dân 

- Xóa bỏ mọi sự cản trở đến việc phát triển công, thương nghiệp 

- Thống nhất được thị trường dân tộc

Bài 32: Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu:

*Cách mạng công nghiệp ở Anh:

- Nguyên nhân:

+ Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển

+ Các cuộc cách mạng tư sản hoàn thành ở một số nước đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền

+ Hệ thống thuộc địa được mở rộng -> sản xuất được mở rộng, đẩy mạnh: Tư bản, nhân công khoa học kĩ thuật ( Bổ xung kiến thức: +Tư bản (Vốn) có được nhờ: Sự bóc lột nhân dân trong nước, bóc lột thuộc địa, buôn bán nô lệ

+Nhân công có được nhờ: Cướp đoạt ruộng đất

+ Khoa học kĩ thuật phát triển.)

- Những phát minh:

+ Năm 1764 Giêm Ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gienni.

+ Năm 1769 Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng hơi nước.

+ Năm 1779 Crôm-tơn cải tiến máy kéo sợi tạo ra sản phẩm đẹp, bền hơn.

+ Năm 1785 Các-rai chế tạo máy dệt chạy bằng sức nước, năng suất tăng 40 lần.

+ Năm 1784 Giêm Oát phát minh ra máy hơi n­ước và đưa vào sử dụng. Tốc độ sản xuất và năng xuất lao động cũng được tăng lên rõ rệt, lao động bằng tay dần được thay thế bằng máy móc sự kiện này khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở nước Anh.

- Luyện kim: Năm 1735 phát minh ra phương pháp nấu than cốc luyện gang thép, năm 1784 lò luyện gang đầu tiên được xây dựng.

- Giao thông vận tải: Năm 1814 Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa.

-> Thúc đẩy nền kinh tế Anh từ một nước nông nghiệp lạc hậu vươn lên’’Công xưởng của thế giới’’ *Hệ quả của cách mạng công nghiệp:

- Về kinh tế:

+ Nâng cao năng suất lao động làm ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội.

+ Thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân ra đời.

+ Làm chuyển biến mạnh mẽ trong các ngành kinh tế.

- Về xã hội:

+ Hình thành 2 giai cấp mới là tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.

+ Tư sản công nghiệp nắm tư liệu sản xuất và quyền thống trị.

+ Vô sản công nghiệp làm thuê, đời sống cơ cực dẫn đến đấu tranh giữa vô sản với tư sản.

+ Giai cấp tư sản công nghiệp tăng cường bóc lột đối với giai cấp công nhân dẫn đến mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản hết sức gay gắt từ đó dẫn đến các cuộc đấu tranh.