Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 môn Sử lớp 10 ĐỀ SỐ 2

4d15b2b141dd8fcfda3cdd2a9078fa56
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 27 tháng 9 2022 lúc 22:27:57 | Được cập nhật: 40 phút trước | IP: 251.204.110.147 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 244 | Lượt Download: 0 | File size: 0.027798 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ 2

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn LỊCH SỬ LỚP 10

Thời gian: 45 phút

A - PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 4 đ )

Câu 1: Sự ra đời và ngày càng lớn mạnh của các hội chợ ở Châu Âu trung đại nhằm mục đích gì?

A. Thúc đẩy thủ công nghiệp phát triển

B. Thúc đẩy hoạt động thương mại

C. Chống lại các thế lực phong kiến

D. Bảo vệ thương hội

Câu 2: Công trình kiến trúc nổi tiếng của Lào là gì?

A. Bay-on. B. Ăng co Vát C. Ăng co Thom D. Thạt Luổng

Câu 3: Thời kì phát triển của Vương quốc Cam- phu- chia còn gọi là thời kì gì?

A. Thời kì thình đạt B. Thời kì hoàng kim

C. Thời kì Ăng –co D. Thời kì Bay-on

Câu 4: Thế nào là Văn hoá Phục hưng?

A. Phục hưng tinh thần của nền văn hoá Hi Lạp, Rô-ma và sáng tạo nền văn hoá mới của giai cấp tư sản

B. Khôi phục lại những gì đã mất của văn hoá

C. Phục hưng lại nền văn hoá phong kiến thời trung đại

D. Khôi phục lại toàn bộ nền văn hoá cổ đại

Câu 5: Trong thời Phục hưng đã xuất hiện rất nhiều nhà văn hoá, khoa học thiên tài, người ta thường gọi là?

A. Đó là “những con người thông minh”

B. “Đó là những con người xuất chúng”

C. Đó là “những con người khổng lồ”

D. Đó là “những con người vĩ đại’’

Câu 6: Cuộc phát kiến địa lí của các thương nhân châu Âu chủ yếu hướng về đâu?

A. Nhật Bản và các nước phương Đông

B. Ấn Độ và các nước phương Tây

C. Trung Quốc và các nước phương Đông

D. Ấn Độ và các nước phương Đông

Câu 7: Văn hoá phục hưng đã đề cao vấn đề gì?

A. Khoa học kĩ thuật

B. Giá trị con người và tự do cá nhân

C. Khoa học- xã hội nhân văn

D. Tôn giáo

Câu 8: Trong xã hội phong kiến Tây Âu gồm có những giai cấp cơ bản nào?

A. Lãnh chúa và nông nô B. Địa chủ và nông dân

C. Lãnh chúa và nông dân tự do D. Giai cấp nông nô

Câu 9: Cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV-XVI đã đạt được kết quả ngoài mong muốn con người, đó là gì?

A. Phát hiện ra vùng đất mới, dân tộc mới

B. Phát hiện ra con đường buôn bán giữa phương Đông và phương Tây

C. Phát hiện ra châu Đại Dương

D. Phát hiện ra châu Mĩ

Câu 10: Nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trong các lãnh địa phong kiến Tây Âu được biểu hiện như thế nào?

A. Tất cả những vật phẩm cần dùng cho đời sống của lãnh chúa và nông nô đều được làm ra trong lãnh địa

B. Đất khầu phần được lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu tô thuế.

C. Mỗi lãnh địa có một khu vực đất đai rộng lớn, trong đó có ruộng đất, ao, hồ, rừng rú, sông đầm, bãi hoang…. để cho nông nô sản xuất

D. Nông nô bị buộc chặt vào ruộng đất phong kiến và lãnh địa, nếu ai bỏ trốn sẽ bị trừng phạt hết sức giã man

Câu 11: Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là ai?

A. Lãnh chúa phong kiến B. Giai cấp nông nô

C. Giai cấp nô lệ D. Giai cấp nông dân tự do

Câu 12: Sự hình thành chế độ phong kiến ở Tây Âu gắn liền với sự kiện nào?

A. Quá trình xâm nhập của các bộ tộc người Giéc-man vào lãnh thổ đế quốc Rô-ma

B. Sự suy yếu của đế quốc Rô ma

C. Các cuộc đấu tranh của nô lệ chống lại chủ nô Rô-ma

D. Bị bộ tộc Hung-nô xâm chiếm

Câu 13: Một trong những nguyên nhân nào dưới đây dẫn đến cuộc phát triển địa lí ở thế kỉ XV-XVI?

A. Do xã hội Tây Âu nảy sinh nhiều mâu thuẫn về kinh tế và xã hội

B. Do khoa học- kí thuật lúc này đã có những bước tiến quan trọng

C. Do sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất làm cho nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày càng tăng.

D. Do nhu cầu muốn tiến hành chiến tranh xâm lược các nước

Câu 14: Nước nào là quê hương của phong trào Văn hoá phục hưng?

A. Hà Lan B. I-ta-li-a C. Pháp D. Đức

Câu 15: Đế quốc Rô-ma hùng cứ một thời, đến năm 476 bị bộ tộc nào xâm chiếm?

A. Bị bộ tộc Tây Gốt xâm chiếm

B. Bị bộ tộc Giéc-man xâm và Hung –nô xâm chiếm

C. Bị bộ tộc Giéc-man xâm chiếm

D. Bị bộ tộc Hung-nô xâm chiếm

Câu 16: Dưới ách áp bức, bóc lột của lãnh chúa phong kiến, nông nô đã làm gì?

A. Bỏ trốn vào rừng

B. Nhẫn nhục chịu đựng

C. Đốt cháy kho tàng của lãnh chúa

D. Thường xuyên đấu tranh chống lãnh chúa bằng nhiều hình thức khác nhau

B- PHẦN TỰ LUẠN ( 6 đ )

Câu 1: Sự hình thành, phát triển, thành tựu văn hóa của vương quốc Campuchia?

Câu 2: Tiền đề, hệ quả của phát kiến địa lí. Trình bày các cuộc phát kiến địa lí?

------ HẾT ------

ĐÁP ÁN

Phần đáp án câu trắc nghiệm:

ĐA
1 B
2 D
3 C
4 A
5 C
6 D
7 B
8 A
9 D
10 A
11 B
12 A
13 C
14 B
15 C
16 D

Phần đáp án câu tự luận:

Câu 1: Sự hình thành, phát triển, thành tựu văn hóa của vương quốc Campuchia:

- Ở Cam-pu-chia tộc người chủ yếu là Khơ me.

- Địa bàn sinh sống ban đầu là phía bắc nước Cam-pu-chia ngày nay trên cao nguyên Cò Rạt và mạn trung lưu sông Mê Công; đến thế kỷ VI Vương quốc người Cam-pu-chia được thành lập.

- Thời kỳ Ăng-co (802 - 1432) là thời kỳ phát triển nhất của vương quốc Cam-pu-chia, họ quần cư ở bắc Biển Hồ, kinh đô là Ăng-co được xây dựng ở tây bắc Biển Hồ.

- Biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt:

+ Về kinh tế: nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp đều phát triển.

+ Xây dựng nhiều công trình kiến trúc lớn.

+ Ăng co còn chinh phục các nước láng giềng, trở thành cường quốc trong khu vưc.

- Văn hóa: Sáng tạo ra những chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ. Văn học dân gian và văn học viết với những câu chuyện có giá trị nghệ thuật.

- Kiến trúc, nổi tiếng nhất là quần thể kiến trúc Ăng co.

Câu 2: Tiền đề, hệ quả của phát kiến địa lí. Trình bày các cuộc phát kiến địa lí:

- Nguyên nhân phát kiến địa lý:

+ Sản xuất phát triển dẫn đến nhu cầu về hương liệu, vàng bạc thị trường cao.

+ Con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc chiếm.

+ Khoa học - kỹ thuật có những bước tiến quan trọng như kỹ thuật mới trong đóng tàu xa bàn, hải đồ...

- Các cuộc phát kiến địa lý lớn:

+ Năm 1498 B.Đi-a-xơ đã đi vòng cực Nam của lục địa Phi, đặt tên mủi Hảo Vọng.

+ Va-xcô đơ Ga-ma đã đến được Ca-li cut Ấn Độ (5- 1498).

+ Tháng 8-1492 C.Cô-lôm-bô đến được Cu Ba và một số đảo vùng Caribe. Ông là người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ.

+ Ma-gien-lan là người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển (1519 - 1521).

- Hệ quả của phát kiến địa lý:

+ Đem lại hiểu biết mới về trái đất, về những con đường mới, dân tộc mới. Thị trường thế giới được mở rộng.

+ Thúc đẩy nhanh sự tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.

+ Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.