Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

HỆ THỐNG HÓA MỘT SỐ KIẾN THỨC PHẦN LỊCH SỬ 10 NÂNG CAO - THPT CHUYÊN VÕ NGUYÊN GIÁP, QUẢNG BÌNH.

cf8b3676dd2bababae04a2d46dca25ed
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 3 tháng 2 2021 lúc 11:36:34 | Được cập nhật: 20 tháng 4 lúc 14:44:52 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 403 | Lượt Download: 12 | File size: 0.035732 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

HỆ THỐNG HÓA MỘT SỐ KIẾN THỨC PHẦN LỊCH SỬ 10 NÂNG CAO.

Chuyên đề 1. Trung Quốc thời phong kiến.

1.Sự hình thành xã hội phong kiến

- Kinh tế:

+ Đồ sắt xuất hiện

+ Nông nghiệp phát triển nhanh, kĩ thuật SX được cải tiến => các công trình thủy lợi lớn.

+ Giao thông mở mang

- Xã hội: phân hóa

+ Nông dân:

=> Tự canh: tự sản xuất nuôi sống gia đình, nghĩa vụ lao dịch và nạp thuế cho Nhà nước.

=> Lĩnh canh (tá điền): mất ruộng đất, nghèo khổ, nhận ruộng của người khác để cày cấy và phải nộp hoa lợi cho chủ ruộng (địa tô).

+. GC địa chủ xuất hiện: gồm nông dân giàu có, quý tộc quan lại có nhiều ruộng đất, dùng ruộng đất đó để phát canh, thu tô.

- Quan hệ SX PK ra đời => XH PK dần hình thành // với quá trình thống nhất đất nước.

2. Chế độ PK thời Tần (221 TCN - 206 TCN), Hán (206 TCN - 220).

* Chính trị:

- Xác lập chế độ PK tập trung quyền vào tay vua.

- Sơ đồ bộ máy Nhà nước:

- Con em quý tộc được tiến cử vào bộ máy Nhà nước

- Nhà nước ban hành luật pháp, luật nhà Tần hà khắc vì chủ trương dùng pháp trị, nhà Hán chủ trương Lễ trị.

* Kinh tế:

- Chính sách của Nhà nước

- Sự phát triển của nông – thủ công – thương

- Sự xuất hiện của các thành thị sầm uất

* Đối ngoại: tham vọng bành trướng

* Tư tưởng: Nho giáo

- Người sáng lập là Khổng tử

- Người đề cao Nho giáo là Hán Vũ đế

- Nội dung cơ bản của Nho giáo: Tam cương – Ngũ thường Khi được đề cao, Nho giáo không ngừng được hoàn thiện bởi các nhà Nho Đổng Trọng Thư, Chu Di, Trình Hạo

- Những giá trị còn lưu lại đời sau: khẳng định giá trị con người, ý thức về bổn phận với cộng đồng, xã hội, sự quý trọng các quan hệ tinh thần.

* Văn học: phú

* Sử học: Sử kí của Tư Mã Thiên, Hán Thư của Ban Cố, Hậu Hán thư của Phạm Việt.

3. Chính quyền phong kiến được củng cố và mở rộng thời Đường (618-907) – Tống(960 -1279).

* Chính trị: - Nhà Đường ra sức củng cố bộ máy chính quyền: Vua có quyền tối cao, vô biên.

+ Cử người thân tín cai quản các địa phương, đặt chức Tiết độ sứ => các thân tộc, công thần

+ Đặt các khoa thi để tuyển chọn người làm quan.

- Thời Tống:

+ Bỏ chức Tiết độ sứ, cử quan lại ở kinh đô về nắm quyền các châu, huyện

+ Bỏ lệ tiến cử nhân tài, tổ chức thi và chọn nhiều hơn thời Đường.

* Đối ngoại: Thực hiện chính sách bành trướng. Nhà Đường lãnh thổ mở rộng nhất.

* Tuy có nhiều cố gắng, nhưng các triều đại này vẫn có mâu thuẫn trong nội bộ, vua ăn chơi, quan lại ra sức bóc lột nông dân nên các cuộc KN liên tục nổ ra ở cuối triều đại.

* Kinh tế

+ Nông nghiệp

- Chính sách quân điền (Đường Thái Tông => nền thịnh trị thời Trinh Quân).

- Chính sách thuế

- Ruộng đất tư hữu phát triển => về sau làm cho chính sách quân điền mất tác dụng

- Nhà Tống thực hiện cải cách của Vương An Thạch

+ Thủ công: Phát triển mạnh => xuất hiện các phường hội.

- Dệt lụa in hoa, thêu kim tuyến (Hàng Châu)

- Gốm sứ ( Giang Tô, Long Truyền)

- Dệt vải bông, gỗ mĩ nghệ, in, chế tác ngọc và kim hoàn …

+ Thương nghiệp: Ngoại thương đặc biệt PT

- Quan hệ buôn bán mở rộng với hầu hết các nước châu Á.

- Xuất hiện con đường tơ lụa

* Đời sống nhân dân

- Tô thuế nặng nề, bị quan lại địa chủ bóc lột, hà hiếp …

- Chiến tranh xâm lược ảnh hưởng đến đời sống, SX của người dân (Tư tưởng lên án CT trong thơ Đường).

- Mất mùa, đói kém …

=> Các cuộc KN của nông dân.

* Văn học:

+ Thơ Đường (thể thơ, cấu trúc, các nhà thơ nổi tiếng).

+ Từ là bài văn xuôi, ngắn, lời văn có hình ảnh, âm điệu, giàu cảm xúc, tư duy là một loại hình văn học phổ biến thời Tống. Những tác giả nổi tiếng là Tô Thức, Liễu Vĩnh.

*Tư tưởng, tôn giáo

+ Nhà Đường Phật giáo được truyền bá và thịnh hành ở Trung Quốc

+ Nho giáo được đề cao và thời Tống được phát triển thêm về lí luận. Vua Tống tôn sùng các nhà Nho, phong Khổng tử là Thánh – tứ phối và 72 vị hiền tài…

4. Trung Quốc thời Minh (1368-1644) - Thanh (1644-1911).

+ Tình hình chính trị

* Nhà Minh: hoàn chỉnh bộ máy triều đình

- Xây dựng chế độ chuyên chế, tập trung quyền lực vào tay vua (đứng đầu đất nước và Tổng chỉ huy quân đội).

- Bỏ Thái úy, Thừa tướng, lập ra 6 bộ chuyên trách

- Ban cấp đất đai cho các công thần, người trong hoàng tộc => làm chỗ dựa cho triều đình.

* Nhà Thanh: Vừa dụ dỗ, mua chuộc quý tộc Hán vừa thực hiện chính sách áp bức dân tộc.

- Đối ngoại: Tiến hành các cuộc chiến tranh mở rộng lãnh thổ, phô trương sức mạnh triều đại.

+ Sự phát triển kinh tế

* Nông nghiệp

- Tiến bộ về KT gieo trồng, diện tích canh tác tăng, năng suất cao hơn trước.

- Tình trạng chấp chiếm ruộng đất gia tăng, tư hữu ruộng đất phát triển.

- Sự thịnh suy của nông nghiệp có tình chất chu kì, gắn với tình hình chính trị.

* Thủ công - thương nghiệp: phát triển

- Công trường thủ công xuất hiện: dệt lụa ở Tô Châu, sứ Giang Tây, dệt vải ở Tùng Giang.

- Hiện tượng bao mua sản phẩm trong nghề dệt, nấu đường..., các trung tâm đô thị xuất hiện.

=> Mầm mống kinh tế TBCN xuất hiện, nhưng không phát triển thành QHSX mới.

+ Văn hóa thời Minh, Thanh

- Văn học: tiểu thuyết chương hồi

- Lịch sử: Minh sử, Minh thực lục, Vĩnh Lạc đại điển, Tứ khố toàn thư…

- Kiến trúc: Di Hòa Viên,

- Nghệ thuật: âm nhạc, kịch, hội họa, điêu khắc

Chuyên đề 1. Đông Nam Á thời phong kiến.

1. Thiên nhiên và con người

- Vị trí: ĐNA

- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa nóng ẩm – hệ động thực vật phong phú, đa dạng.

- Địa hình: chia cắt, cảnh quan đa dạng

- Sông ngòi: nhiều, ngắn và dốc

Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cuộc sống của con người.

*Con người: ĐNA là một trong những “cái nôi của loài người”.

- Dấu vết của quá trình chuyển hóa từ vượn thành người: Vượn bậc cao Pong-đa-ung (40 triệu năm), vượn khổng lồ In-đô-nê-xia (5 triệu năm)

- Người tối cổ: tìm thấy nhiều ở Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Mianma…

- Người tinh khôn: ở hậu kì đồ đá cũ. Thời đá mới, con người đã chuyển sang nông nghiệp trồng lúa, chăn nuôi gia súc, làm gốm và dệt. Quá trình phát triển từ đá mới sang đồ sắt diễn ra khá liên tục

2. Sự xuất hiện các vương quốc cổ ĐNA

- Thời gian: đầu công nguyên đến TK VII

- Điều kiện lịch sử:

. Kinh tế và trình độ kỹ thuật: nghề nông và chăn nuôi nguyên thủy ra đời, ngày càng phát triển. Sử dụng đồ đồng, sắt.

. Xã hội: định cư lâu dài tại các địa bàn thuận lợi, dân số đông, diễn ra quá trình phân hóa giàu nghèo.

. Văn hóa: Tiếp thu văn hóa ấn Độ, TQ, định hình những nét cơ bản của văn hóa mỗi tộc người.

- Đặc điểm: Sơ kỳ, còn chưa hoàn thiện. Được thành lập dựa trên cơ sở địa vực. Quốc gia nổi bật là Phù Nam.

3. Sự hình thành và bước đầu phát triển của các quốc gia phong kiến ĐNA

- Các thời kỳ:

+ Từ TK VII đến TK X: hợp nhất các tiểu quốc, hình thành quốc gia PK.

+ Từ TK X đến TK XIII: Bước đầu phát triển của các quốc gia phong kiến. Mỗi quốc gia đều có một dân tộc người đa số làm nòng cốt, có một nền kinh tế tự chủ, một nền văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

- Một số quốc gia:

+ Ăngco: người Khơme xây dựng trên nền tảng quốc gia Phù Nam. Hai vị vua nổi tiếng là Giâyvacman II, VII. Đất nước cường thịnh, lãnh thổ mở rộng.

+ Pagan: Thành lập từ TK IX, mạnh lên đến TK XI đã thống nhất MĐ và lập ra vương quốc Pagan. Sụp đổ năm 1283.

+ Kalinga (Ma-ta-ram), dựa trên cơ sở sự thống nhất đảo Giava và Sumatơra

4. Thời kỳ phát triển thịnh đạt của các quốc gia ĐNA

* ở thế kỉ XIII:

+ Quân Nguyên – Mông xâm lược ĐNA, nhà nước Pagan sụp đổ.

+ Sự xuất hiện của nhà nước Ayuthaya, Sukhôthay.

+ Sự di cư của người Thái vào Lào, chuẩn bị ĐK cho sự ra đời của nước Lan Xang thế kỉ sau.

* Từ TK XIII đến TK XVII: là giai đoạn phát triển thịnh vượng của các quốc gia ĐNA

+ Lãnh thổ: thống nhất rộng lớn

+ Kinh tế: sự ổn định kinh tế của các quốc gia đã dẫn đến sự ra đời của nền kinh tế khu vực, hình thành những vùng kinh tế quan trọng, tham gia thương mại với các nước khác trong và ngoài khu vực

+ Văn hóa: Sự ra đời của quốc gia dân tộc đã tạo điều kiện cho sự hình thành nền văn hóa riêng, mang bản sắc của mỗi dân tộc

5. Thời kỳ suy thoái của các quốc gia phong kiến ĐNA

- Thời kỳ suy thoái: nửa sau TK XVIII

- Nguyên nhân (SGK)

- Biểu hiện cụ thể:

+ Campuchia TK XIII

+ Champa: TK XV

+ Đại Việt TK XVIII

+ Lào ....

- Sự chênh lệch giữa các nước là do ĐK cụ thể, cho nên lịch sử vừa mang tính thống nhất, nhưng cũng mang tính đa dạng.

6. Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây vào ĐNA

- Quá trình các nước phương Tây đến với ĐNA: buôn bán => truyền giáo => xâm lược.

- Các nước ĐNA bị phương Tây xâm lược:

Malaca 1511, Mianma TK XVIII, Pháp TK XIX....

- Mục đích: Khai thác tài nguyên, bóc lột sức lao động, thị trường tiêu thụ hành hóa cho chúng ...

7. Văn hóa.

* Tín ngưỡng

- Tục thờ cúng tổ tiên

- Thờ các hiện tượng tự nhiên

- Thờ sự sinh sôi, nảy nở (tín ngưỡng phồn thực)

* Tôn giáo

- Hin đu giáo

- Phật giáo

- Hồi giáo

=> Mỗi tôn giáo đều có những ảnh hưởng nhất định đến đời sống văn hóa của các quốc gia ĐNA. Đặc biệt là đạo Phật.

* Văn tự

- Chữ Phạn được du nhập vào ĐNA từ sớm, là cơ sở để các dân tộc ĐNA sang tạo ra chữ viết của mình.

- Chẳng hạn: Chữ của CPC dựa trên cơ sở chữ Phạn; chữ Lào dựa trên co sở chữ CPC và Mianma.

* Văn học

- Văn học dân gian

- Văn học viết dựa trên nền tảng văn học dân gian và văn học nước ngoài.

- Những công trình tiêu biểu:

* Kiến trúc:

- Tháp Mỹ Sơn (VN)

- Quần thể kiến trúc Bô-rô-bu-đua (Inđônêxia)

- Ăngco (CPC)

- Chùa Vàng (Mianma)

* Điêu khắc:

- Tượng thần và tượng Phật

- Điêu khắc gắn với kiến trúc, không phải là cái thêm vào mà là một bộ phận gắn bó hữu cơ, tạo nên vẻ đẹp tổng thể, hài hòa.

- Tuy có dấu ấn của điêu khắc tôn giáo, phong cách Ấn Độ nhưng mỗi quốc gia vẫn thể hiện một phong cách riêng.

Chuyên đề 3: Chế độ phong kiến Tây Âu.

1. Sự hình thành các vương quốc phong kiến Tây Âu

-    Từ thế kỷ III, đế quốc Rô ma  lâm vào tình trạng khủng hoảng suy vong, giữa lúc ấy người Giéc man  từ phương Nam tràn xuống xâm chiếm.

-    Năm 476, đế quốc Rô ma bị diệt vong, chế độ chiếm hữu nô lệ kết thúc, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu.

-   Khi vào lãnh thổ của Rô ma, người Giéc-man đã:

+Thủ tiêu bộ máy nhà nước Rô ma, lập nhiều  vương quốc mới  như vương quốc Ang lô- Xắc  xông, Phơ răng, Tây Gốt, Đông Gốt.

+Chủ  đất  của chủ nô cũ  được chia cho quý tộc  và tướng lĩnh quân sự.

+Tự phong các tước vị, hình thành tầng lớp quý tộc.

+ Ki tô giáo  dần dần  có vai trò và có ưu thế  trong đời sống nhân dân.

-Tác động:

+Tầng lớp quý tộc và tăng lữ  được hình thành  có đặc quyền và giàu có, trở thành các lãnh

chúa phong kiến, còn nô lệ  và nông dân  biến thành nông nô  phụ thuộc lãnh chúa.

+ Quan hệ sản xuất  phong kiến Châu Âu hình thành.

.

2. Xã hội phong kiến Tây Âu

* Sự hình thành

- Đến giữa thế kỷ IX, phần lớn đất đai đã được quý tộc và nhà thờ  chia nhau chiếm đoạt xong  gọi là lãnh địa phong kiến, đây là  thời kỳ phân quyền.

- Chủ của lãnh địa gọi là lãnh chúa.

- Lãnh địa gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.

- Người sản xuất chính là nông nô, nô lệ phụ thuộc vào lãnh chúa, phải nộp tô phục dịch, cung đốn cho lãnh chúa, bị bóc lột họ đã vùng lên đấu tranh

* Sự phát triển và đặc điểm kinh tế

- Kỹ thuật canh tác tiến bộ.

- Quan hệ sản xuất phong kiến: lãnh chúa  bóc lột nông nô. 

+ Kinh tế tự cung tự cấp.

- Mỗi lãnh địa là một đơn vị độc lập, chế độ phong kiến phân quyền.

- Các lãnh chúa sống nhàn rỗi, xa hoa, họ bóc lột tô thuế  và sức lao động của nông nô. Nông nô nổi dậy đấu tranh  như khởi nghĩa Giắc cơ ri ở Pháp năm 1358..

3. Sự xuất hiện thành thị trung đại.

+Nguồn gốc: Do sản xuất phát triển từ  thế  kỷ XI, nên xuất hiện  tiền đề nền kinh tế hàng hóa. Năng suất lao động tăng  tạo ra nhiều sản phẩm thừa.

+ Biểu hiện:

-Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp, và tách khỏi lãnh địa, hàng hóa bán ra thị trường một cách tự do, thường tập trung ở nơi đông người, các ngã ba đường, bến sông  để buôn bán trao đổi, lập ra thị trấn, sao trở thành thành thị.

- Trong thành thị có các thương hội và phường hội.

+ vai trò:

- Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp  trong thành thị đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên  của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển.

-Thành thị đã xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống  nhất quốc gia dân tộc.

- Mang không khí tự do, mở mang trí thức, các trường đại học ra đời như Bô lô nha ( Ý ). O- xphớt (Anh), Xooc – bon ( Pháp).

4. Các cuộc phát kiến địa lí.

- Nguyên nhân phát kiến địa lý:

+ Sản xuất phát triển dẫn đến nhu cầu về hương liệu, vàng bạc thị trường cao.

+ Con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc chiếm.

+ Khoa học - kỹ thuật có những bước tiến quan trọng như kỹ thuật mới trong đóng tàu xa bàn, hải đồ...

- Các cuộc phát kiến địa lý lớn:

+ Năm 1498 B.Đi-a-xơ đã đi vòng cực Nam của lục địa Phi, đặt tên mủi Hảo Vọng.

+ Va-xcô đơ Ga-ma đã đến được Ca-li cut Ấn Độ (5- 1498)

+ Tháng 8-1492 C.Cô-lôm-bô đến được Cu Ba và một số đảo vùng Ăngti. Ông là người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ.

+ Ma-gien-lan là người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển (1519 - 1521).

- Hệ quả của phát kiến địa lý:

+ Mở ra trang sử mới về những con đường mới, vùng đất mới, dân tộc mới.

+ Thị trường thế giới được mở rộng.

-Tác động:

+ Thúc đẩy nhanh sự tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.

+ Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ

5. Phong trào văn hóa phục hưng.

- Nguyên nhân:

+ Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế, song chưa có địa vị về xã hội tương ứng.

+ Những quan điểm lỗi thời của xã hội phong kiến kìm hãm sự phát triển của giai cấp tư sản.

- Thành tựu:

+Phong trào Văn hóa Phục hưng khôi phục tinh hoa văn hóa sáng lạng cổ đại Hy Lạp, Rô-ma, xây dựng một nền văn hóa mới đề cao giá trị chân chính của con người, đòi quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa học kỹ thuật.

- Ý nghĩa:

+ Lên án giáo hội Ki-tô, tấn công vào trật tự phong kiến, đề cao tự do, xây dựng thế giới quan tiến bộ.

+ Đây là cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến trên mặt trận văn hóa tư tưởng.

6. Sự nảy sinh CNTB ở châu âu.

- Nguyên nhân:

+ Kinh tế châu Âu phát triển nhanh. Tầng lớp quí tộc, thương nhân Tây Âu ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên vàng bạc của các nước châu Mĩ, châu Phi và châu Á.

+ Giai cấp tư sản còn cướp đoạt ruộng đất của nông dân biến thành các đồn điền.

- Biểu hiện nảy sinh CNTB:

+ Trong thủ công nghiệp, các công trường thủ công mọc lên thay thế phường hội hình thành quan hệ chủ với thợ.

+ Ở trong nông nghiệp, các đồn điền trang trại được hình thành, người lao động biến thành công nhân nông nghiệp.

+ Trong thương nghiệp, các công ty thương mại lớn thay thế cho các thương hội.

- Xã hội Tây Âu có sự biến đổi, các giai cấp mới được hình thành - giai cấp tư sản và giai cấp công nhân.

Chuyên đề 4: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam.

1. Nhà n­ước Văn Lang - Âu Lạc.

* Tổ chức nhà nước.

- N­ước Văn lang hình thành từ khoảng thế kỉ VII TCN

- Tổ chức nhà n­ước: đứng đầu nhà nước là vua Hùng, giúp việc có Lạc hầu – Lạc tướng. Cả nước chia làm 15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là lạc tướng. dưới bộ là các làng do Bồ chính cai quản => Đơn giản, làng xã mang tính tự trị.

- N­ước Âu Lạc ra đời dựa trên nhu cầu liên kết lực l­ượng chống xâm lăng (từ năm 214 đến năm 208 TCN), là b­ước phát triển mang tính kế tục của nước Văn Lang.

- Xã hội: phân hóa thành 3 tầng lớp: vua quan quý tộc, dân tự do, nô tì => xã hội cổ đại ph­ơng Đông

* Đời sống vật chất và tinh thần của c­ư dân Văn Lang - Âu Lạc

+ Đời sống vật chất

- Ăn: gạo nếp, gạo tẻ, rau củ, cá thịt Sử dụng các gia vị gừng, hành tỏi, tiêu..

- Mặc: cởi trần đóng khố, váy, áo chui đầu, hóa trang vào dịp lễ hội

- Ở: Nhà sàn làm từ gỗ, tre, nứa, lá, đi lại bằng thuyền

=> Nhận xét: sinh hoạt giản dị, sống thích ứng và hòa nhập với tự nhiên, biết khai thác tự nhiên và chế ngự tự nhiên để tạo dự­ng cuộc sống

+ Đời sống tinh thần

+ Tín ng­ưỡng: sùng bái tự nhiên, thờ người có công…

+ Phong tục: Lễ hội, hóa trang, nhảy múa, xăm mình.

2. Quốc gia cổ Champa hình thành và phát triển

+ Thời gian tồn tại, phát triển về lãnh thổ:

- Cuối TK II đến TK XV

- Lãnh thổ từ sông Gianh vào đến Bình Thuận

+ Đặc điểm kinh tế :

- Nông nghiệp trồng lúa

- Kĩ thuật có sự phát triển nhất định: đồ sắt, sức kéo trâu bò, làm guồng n­ớc

- Các nghề thủ công phát triển: gốm sứ, gạch, rèn sắt, dệt, đồ trang sức

+ Chính trị – xã hội

- TW: vua, quan lại trong triều

- Địa ph­ương: 4 châu => huyện => làng

- Quân đội: mạnh và khá thiện chiến, gồm cả thủy, bộ, kị, t­ượng

- Xã hội: Quý tộc, dân tự do, nô lệ

+ Văn hóa:

- Phong tục: làm sàn, nhuộm răng ăn trầu, hỏa táng ng­ời, nam trong lẽ hội vận xà rông

- Tôn giáo: Hindu, Phật giáo

- Chữ viết

- Kiến trúc, điêu khắc rất phát triển

3. Quốc gia cổ Phù Nam

+ Sự hình thành quốc gia cổ Phù Nam

- Sự xuất hiện của nền văn hóa óc Eo cách đây 1500 – 2000 năm là nền tảng cho sự ra đời của n­ớc Phù Nam cổ

- Thời gian tồn tại: Từ thế kỉ I, phát triển mạnh ở các thế kỉ III – V

+ Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa

- Kinh tế: nông nghiệp trồng lúa, cây ăn quả

chăn nuôi; thủ công rất phát triển cùng với ngoại th­ương đ­ường biển.

- Chính trị: vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành

- Xã hội: phân hóa thành 3 tầng lớp chính: quý tộc, bình dân, nô tì tù binh

- Văn hóa: Phong tục ở nhà sàn, hỏa táng, xăm mình, mặc áo chui đầu

- Tôn giáo: Phật giáo, Hindu giáo

- Nghệ thuật: kiến trúc, ca múa nhạc khá phát triển

=> Sự t­ương đồng về chính trị, văn hóa, xã hội của 3 quốc gia cổ. Điều này giải thích vì sao các quốc gia cổ đã hòa nhập trong một quốc gia Đại Việt lâu dài, đoàn kết, gắn bó.