Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Kĩ năng khai thác Atlat và bản đồ

d467f38aaa01b49b2cd8a23112001d1e
Gửi bởi: ngọc nguyễn 27 tháng 12 2017 lúc 21:31:55 | Được cập nhật: 6 tháng 5 lúc 18:59:26 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 581 | Lượt Download: 0 | File size: 0 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG ATLAT VÀ XÁC ĐỊNH BIỂU ĐỒ 1. Nắm chắc các ký hiệu: HS cần nắm chắc các ký hiệu chung về khoáng sản, nông nghiệp, công nghiệp, lâm ngư nghiệp... trang của quyển Atlat, vì một số bản đồ trong Atlat không in chú thích kèm theo bản đồ như bản đồ khoáng sản trang 8, bản đồ công nghiệp chung trang 21, nông lâm nghiệp trang 18, 19... 2. Biết rõ câu hỏi để có thể dùng Atlat: Tất cả các câu hỏi trắc nghiệm có yêu cầu trình bày về phân bố sản xuất hoặc yêu cầu nói rõ ngành đó đâu, vì sao đó... đều có thể dùng bản đồ của Atlat để trả lời. Các câu hỏi có yêu cầu trình bày tình hình phát triển sản xuất hoặc quá trình phát triển của ngành này hay ngành khác, HS cũng có thể tìm thấy một vài số liệu các biểu đồ trong Atlat. 3. Biết khai thác biểu đồ có trong các bản đồ của Atlat: Thông thường mỗi bản đồ ngành kinh tế đều có từ đến biểu đồ (cột, đường, tròn...) bên cạnh thể hiện sự tăng, giảm về giá trị tổng sản lượng, về diện tích (đối với các ngành nông-lâm nghiệp) của các ngành kinh tế, HS cần biết cách khai thác các biểu đồ trong các bài có liên quan để đỡ phải nhớ nhiều số liệu trong phần trắc nghiệm lý thuyết. 4. Biết sử dụng đủ số bản đồ trong Atlat cho một câu hỏi trắc nghiệm địa lý Trên cơ sở nội dung câu hỏi cần xem phải trả lời một vấn đề hay nhiều vấn đề, HS có thể xác định những trang bản đồ trong Atlat cần thiết dựa vào phần mục lục cuối cuốn Atlat (trang 31). Những câu hỏi trắc nghiệm địa lý chỉ cần sử dụng một trang bản đồ của Atlat để trả lời như: “Hãy trình bày nguồn tài nguyên khoáng sản nước ta”. Với câu hỏi này chỉ sử dụng bản đồ "Địa chất-khoáng sản” trang là đủ. “Hãy nhận xét tình hình phân bố dân cư nước ta?”. Trong trường hợp này, chỉ cần dùng bản đồ “Dân số” trang 15 là đủ. Những câu hỏi trắc nghiệm cần dùng nhiều trang bản đồ trong Atlat để trả lời như: Những câu hỏi trắc nghiệm đánh giá tiềm năng (thế mạnh) của một ngành như: Khi đánh giá tiềm năng của ngành công nghiệp năng lượng, HS không những chỉ sử dụng bản đồ khoáng sản để thấy khả năng phát triển các ngành công nghiệp này mà2 còn sử dụng bản đồ công nghiệp để thấy vai trò của ngành này với các ngành công nghiệp khác, sử dụng bản đồ sông ngòi để thấy tiềm năng phát triển thủy điện... Những câu hỏi trắc nghiệm tiềm năng (thế mạnh) của vùng kinh tế như: Khi phân tích các thế mạnh của vùng Đồng bằng sông Hồng, HS cần dựa vào bản đồ vùng kinh tế Trung du miền núi Bắc bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng trang 26 để xác định giới hạn của vùng, phân tích những khó khăn và thuận lợi về vị trí vùng. Đồng thời HS phải biết đối chiếu giữa bản đồ vùng kinh tế với các bản đồ khác (như đất, khí hậu, sông ngòi, dân cư...) nhằm xác định được đầy đủ các thế mạnh về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của vùng. Loại bỏ những bản đồ không phù hợp với câu hỏi trắc nghiệm Khi đánh giá tiềm năng phát triển cây công nghiệp, HS có thể sử dụng bản đồ: đất, địa hình, khí hậu, dân cư... nhưng không cần sử dụng bản đồ khoáng sản. Khi đánh giá tiềm năng công nghiệp có thể sử dụng bản đồ khoáng sản nhưng không cần sử dụng bản đồ đất, nhiều khi không sử dụng bản đồ khí hậu… 5. Cách nhận dạng các loại biểu đồ trong câu hỏi trắc nghiệm Biểu đồ tròn: khi đề bài yêu cầu thể hiện cơ cấu, tỉ lệ, tỉ trọng (%) của đối tượng mà dưới năm. Ví dụ thể hiện cơ cấu của ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ của Việt Nam năm 2012... Biểu đồ cột (đơn, đôi...): khi đề bài yêu cầu thể hiện sự biến động của một đối tượng qua nhiều năm hoặc so sánh các đối tượng khi có cùng đơn vị trong một năm. Ví dụ thể hiện sự biến động dân số, diện tích đất đai... Biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị): khi đề bài yêu cầu thể hiện sự thay đổi, tăng trưởng, diễn biến của các đối tượng khác nhau về đơn vị qua nhiều năm. Ví dụ thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế, gia tăng dân số… Biểu đồ kết hợp giữa đường và cột: khi đề bài yêu cầu thể hiện các đối tượng khác nhau về đơn vị nhưng có mối quan hệ với nhau. Hoặc đề bài có từ ba loại số liệu trở lên mà cần biểu diễn trên cùng một biểu đồ. Ví dụ thể hiện sản lượng khai thác, nuôi trồng và giá trị sản xuất của Việt Nam thì vẽ cột thể hiện sản lượng khai thác và nuôi trồng, đường thể hiện giá trị sản xuất... Biểu đồ miền: khi đề bài yêu cầu thể hiện rõ nhất sự thay đổi cơ cấu, tỉ trọng của hai hoặc ba nhóm đối tượng mà có từ năm trở lên. Ví dụ thể hiện cơ cấu ngành kinh tế3 của Việt Nam hoặc cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ từ năm 1990 2005. Biểu đồ cột chồng: khi đề bài yêu cầu thể hiện tốt nhất quy mô và cơ cấu của đối tượng (theo tỉ lệ tuyệt đối). Ngoài ra có dạng biểu đồ miền kết hợp với đường: thường dùng biểu đồ này trong trường hợp đặc biệt: ví dụ tỉ lệ xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân xuất nhập khẩu, tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử, tỉ lệ gia tăng tự nhiên… 6. Học phải đi đôi với hành Một trong điều cực kỳ quan trọng giúp các em vừa khắc sâu kiến thức, vừa rèn luyện kỹ năng làm bài thi trong quá trình ôn thi, thí sinh cần phải làm các dạng câu hỏi trắc nghiệm để củng cố, rèn luyện kiến thức và kĩ năng.