Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 35: Đồng và hợp chất của đồng

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử

  • Đồng (Cu) ở ô số 29, thuộc nhóm IB, chu kì 4 của bảng tuần hoàn
  • Cấu hình electron nguyên tử: 1s22s22p63s23p63d104s1
  • Trong hợp chất đồng có số oxi hóa +1, +2.

II. Tính chất vật lí

  • Đồng có màu đỏ, khối lượng riêng lớn, tương đối mềm, dễ kéo dài và dát mỏng. Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

III. Tính chất hóa học

Đồng là kim loại kém hoạt động, có tính khử yếu.

1.Tác dụng với phi kim

  • Tác dụng được một số phi kim: nhóm halogen, oxi, lưu huỳnh.

  Cu + O2 →(to)  CuO

2.Tác dụng với axit

  • Cu không khử được nước và ion H+ trong dd HCl, H2SO4 loãng
  • Với HNO3, H2SO4đặc: Cu khử S+6  và N+5 xuống số oxi hóa thấp hơn.

3Cu +8HNO3loãng→3Cu(NO3)2 +2NO +4H2O

Cu + 2H2SO4 đặc →(to) CuSO4 + SO2 +2H2O

IV. Hợp chất của đồng

1. Đồng (II) oxit - CuO

  • CuO là chất rắn màu đen, không tan trong nước.
  • CuO là một oxit bazơ:   CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
  • CuO dễ bị khử bởi H2, CO, C…

CuO + H2 →(to) Cu + H2O

2. Đồng (II) hiđroxit - Cu(OH)2

  • Cu(OH)2 là chất rắn màu xanh, không tan trong nước.
  • Cu(OH)2 là một bazơ:   Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O
  • Dễ bị nhiệt phân: Cu(OH)2 →(to)  CuO + H2O

3. Muối đồng (II)

  • Các dung dịch muối đồng đều có màu xanh

CuSO4.5H2O →(to)   CuSO4   +  5H2O

(màu xanh)               (màu trắng) 

4. Ứng dụng của đồng và hợp chất của đồng

  • Đồng dùng làm dây dẫn điện, làm hợp kim để chế tạo các chi tiết máy…
  • CuSO4 dùng chữa bệnh mốc sương cho cà chua, CuSO4 khan dùng phát hiện dấu vết của nước trong các chất lỏng…

Bài tập

Có thể bạn quan tâm