Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 34: Crom và hợp chất của Crom

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron

  • Crom ở ô số 24, thuộc nhóm VIB, chu kì 4 của bảng tuần hoàn.
  • Cấu hình electron:  [Ar]3d54s1.

II. Tính chất vật lí

  • Crôm có màu trắng bạc, rất cứng ( độ cứng thua kim cương)
  • Khó nóng chảy, là kimloại nặng, d = 7,2 g/cm3.

III. Tính chất hóa học

  • Có tính khử mạnh hơn sắt. Trong hợp chất crom có số oxi hóa biến đổi từ +1 đến +6.

1. Tác dụng với phi kim

  • Tác dụng với các phi kim cở nhiệt độ cao trừ flo

4Cr  +  3 O2  →(to)   2 Cr2O3

2Cr   +   3Cl2  →(to)  2 CrCl3

2. Tác dụng với nước: không tác dụng với nước do có màng oxit bảo vệ.

3. Tác dụng với axit: tạo thành muối crom (II)

Cr  +  2HCl  →  CrCl2   +   H2

Chú ý: Crom thụ động trong axit H2SO4 và HNO3 đặc, nguội

IV. Hợp  chất của crom

1. Hợp  chất crom (III).

  • Crôm (III) oxit: Cr2O ( màu lục thẩm)
    • Cr2O3  là oxit lưỡng tính, tan trong axit và kiềm đặc.
  • Crôm (III) hidroxit: Cr(OH)3   là chất rắn màu xanh nhạt.
    • Cr(OH)3 là hidroxit lưỡng tính

        Cr(OH)3  + NaOH  →  Na[Cr(OH)4]            

Cr(OH)3 +  3HCl  → CrCl3  +   3H2O

  • Ở trạng thái số oxi hóa trung gian Cr3+ vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

2. Hợp chất crom (VI)

  • Crôm (VI) oxit: CrO3
    • Là chất rắn màu đỏ.
    • CrO3 là chất oxi hoá rất mạnh

2CrO3 + 2 NH3 →  Cr2O3  +N2  +3 H2O

    • CrO3 là một oxit axit, tác dụng với H2O tạo ra hỗn hợp 2 axit.

CrO3   +  H2O   →  H2CrO4 : axit cromic

2CrO3  + H2O  →  H2Cr2O7 : axit đi cromic

  • Muối crom (VI)
    • Là những hợp chất bền
    • Muối crômat: Na2CrO4,...là những hợp chất có màu vàng của ion CrO42-.
    • Muối đicrômat: K2Cr2O7... là muối có màu da cam của ion Cr2O72-.
    • Giữa ion CrO42- và ion Cr2O72- có sự chuyển hoá lẫn nhau theo cân bằng.

 Cr2O72-  +  H2O  → 2CrO42-  +  2H+

(da cam)                            (vàng)

Bài tập

Có thể bạn quan tâm