Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 32: Hợp chất của sắt

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. HỢP CHẤT SẮT (II)

Tính chất hoá học đặc trưng của hợp chất sắt (II) là tính khử 

   Fe2+ →   Fe3+ + 1e

1. Sắt (II) oxit FeO

  • Là chất rắn, màu đen, không có trong tự nhiên
  • Tác dụng với axit HNO3, H2SOđặc nóng tạo muối sắt (III).

Bài 32: Hợp chất của sắt

Bài 32: Hợp chất của sắt

  •  Điều chế FeO:  khử Fe2O3 bằng CO, H2 ở nhiệt độ cao

Fe2O3 + CO →(to)  2FeO + CO2.

2. Sắt (II) hiđroxit -Fe(OH)2

  • Sắt (II) hiđroxit là chất rắn màu trắng , hơi xanh, không tan trong nước.
  • Điều chế:  FeCl2 + 2NaOH →  Fe(OH)2 + 2NaCl
  • Trong không khí Fe(OH)dễ bị oxi hoá thành Fe(OH)màu nâu đỏ:

       4Fe(OH)2 + O2  + 2H2O →   4Fe(OH)3 nâu đỏ.

3. Muối sắt (II)

  •  Muối sắt (II) dễ bị oxi hoá tạo thành muối sắt (III)

      FeCl2 + Cl2 →   2FeCl3.

  • Điều chế: Cho Fe, FeO, Fe(OH)2 tác dụng với HCl, H2SO4 loãng

   Fe + 2HCl →   FeCl2 + H2.

II. HỢP CHẤT SẮT (III)

Tính chất hoá học chung: Tính oxi hoá

Fe3+ + 1e →   Fe2+         

Fe3+ + 3e →   Fe0 

1.Sắt (III) oxit Fe2O3

  • Sắt (III) oxit  là chất rắn, đỏ nâu, không tan trong nước.
  • Fe2O3 là những oxit bazơ có thể tác dụng với axit tạo muối sắt (III) :

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O.

  • Ở nhiệt độ cao bị CO hoặc H2 , Al khử thành sắt.

Fe2O3 +3CO →(to) 2Fe + 3CO2

  • Điều chế : 2Fe(OH)3   →(to )  Fe2O3  + 3H2O
  • Trong tự nhiên tồn tại dưới dạng quặng hematit dùng để luyện gang.

2. Sắt (III) hiđroxit - Fe(OH)3 

  • Sắt (III) hiđroxit là chất rắn , nâu đỏ, không tan trong nước,
  • Bị phân hủy ở nhiệt độ cao:      2Fe(OH)3  →(to )  Fe2O3  + 3H2O
  • Tác dụng với dung dịch axit :     Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O
  • Điều chế :  FeCl+ 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaOH

3. Muối sắt (III)

  • Muối sắt (III) đa số tan trong nước, kết tinh dạng ngậm nước
  • Dung dịch muối sắt (III) có tính oxi hóa dễ bị khử thành Fe2+

Bài 32: Hợp chất của sắt

  • Ứng dụng:  FeCl3 dùng làm chất xúc tác trong tổng hợp chất hữu cơ.

Bài tập

Có thể bạn quan tâm