Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 12 Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp

c18fe223de32cbe293aab56c5093d021
Gửi bởi: ngọc nguyễn 8 tháng 2 2018 lúc 6:22:30 | Được cập nhật: 5 tháng 5 lúc 22:59:20 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 473 | Lượt Download: 0 | File size: 0 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Địa lí các ngành kinh tế Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp Trang 114 sgk Địa Lí 12: Quan sát biểu đồ hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta. Trả lời: Từ năm 1996 đến năm 2005, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ba nhóm ngành của nước ta có sự chuyển dịch theo hướng: Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, từ 79,9% (năm 1996) lên 83,2% (năm 2005), tăng 3,3%. Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác, từ 13,9% (năm 1996) xuống còn 11,2% (năm 2005), giảm 2,7%. Giảm tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước, từ 6,2% (năm 1996) xuống còn 5,6% (năm 2005), giảm 0,6%. Trang 116 sgk Địa Lí 12: Dựa vào hình SGK hoặc Atlat Địa lí Việt Nam, hãy trình bày sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp nước ta Trả lời: Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu một số khu vực: Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hoá khác nhau lan toả đi nhiều hướng dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch: Hải Phòng Hạ Long Cẩm Phả (cơ khí khai thác than), Đáp Cầu Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hoá học), Đông Anh Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim), Việt Trì Lâm Thao Phú Thọ (hoá chất giấy), Hà Đông Hoà Bình (thuỷ điện), Nam Định Ninh Bình Thanh Hoá (dệt, điện, xi măng). Nam Bộ hình thành một dải phân bố công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu. Dọc theo duyên hải miền Trung có các trung tâm: Đà Nẵng (quan trọng nhất), Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang.... các khu vực còn lại, nhất là vùng núi, hoạt động công nghiệp phát triển chậm; phân bố rời rạc, phân tán.Bài (trang 117 sgk Địa Lí 12): Chứng minh rằng cơ cấu của ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng. Lời giải: Theo cách phân loại hiện hành, nước ta có nhóm với 29 ngành công nghiệp: nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành), nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành) và nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành). Một số ngành công nghiệp trọng điểm: năng lượng, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may, hoá chất phân bón cao su, vật liệu xây dựng, cơ khí điện tử,... Bài (trang 117 sgk Địa Lí 12): Tại sao cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch? Lời giải: Trong xu hướng toàn cầu hoá, nước ta đẩy mạnh hội nhập quốc tế và khu vực, cơ cấu ngành của công nghiệp có sự chuyển dịch nhằm thích nghi với tình hình mới để có thể hội nhập vào thị trường thế giới và khu vực. Bài (trang 117 sgk Địa Lí 12): Chứng minh rằng ngành công nghiệp của nước ta có sự phân hoá về mặt lãnh thổ. Tại sao lại có sự phân hoá đó? Lời giải: Hai khu vực tập trung công nghiệp của nước ta là Đồng bằng sông Hồng và phụ cận, Đông Nam Bộ và phụ cận. Ngoài ra, dọc Duyên hải miền Trung rải rác có một số trung tâm công nghiệp. các khu vực còn lại, mức độ tập trung công nghiệp rất thấp. Sự phân hoá công nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố. Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lí thuận lợi. Những khu vực gặp nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp (trung du và miền núi) là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải. Bài (trang 117 sgk Địa Lí 12): Hãy nêu nhận xét về cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta. Lời giải: Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế gồm: khu vực Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Khu vực kinh tế Nhà nước có: Trung ương và địa phương.+ Khu vực ngoài Nhà nước có: tập thể, tư nhân, cá thể. Xu hướng chung của sự thay đổi cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế là: giảm mạnh tỉ trọng của khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.