Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi kì 2 Văn 6 năm 2019-2020

8d1116ffb1adaa89bf0b1ca05ea0362d
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 12 tháng 1 2022 lúc 18:29:23 | Được cập nhật: 17 tháng 4 lúc 4:59:24 | IP: 14.185.25.223 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 38 | Lượt Download: 0 | File size: 0.030011 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019 - 2020

MÔN NGỮ VĂN 6

Thời gian làm bài: 90 phút.

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2 điểm):

Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách ghi vào tờ giấy thi chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Từ láy nào trong bài thơ “Lượm” của Tố Hữu không phải là từ được dùng trực tiếp tả Lượm?

A.Loắt choắt. B.Xinh xinh. C. Thoăn thoắt. D. Nghênh nghênh.

Câu 2: Trong văn bản “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ, lí do nào khiến Bác không ngủ được?

A. Bác có nhiều việc phải suy nghĩ.

B. Bác vốn là người ít ngủ.

C. Trời lạnh quá mà mái lều tranh xơ xác.

D. Bác thương dân công, chiến sĩ và lo cho chiến dịch.

Câu 3:Ba truyện “Bài học đường đời đầu tiên”; “Bức tranh của em gái tôi”; “ Buổi học cuối cùng” có gì giống nhau về ngôi kể và thứ tự kể?

A. Ngôi thứ ba, thứ tự kể theo thời gian.

B. Ngôi thứ nhất, thứ tự kể theo sự việc.

C. Ngôi thứ ba, nhân hóa.

D. Ngôi thứ nhất, thứ tự kể theo thời gian và sự việc.

Câu 4: Đâu là đối tượng được tập trung miêu tả nổi bật trong văn bản “ Vượt thác” của Võ Quảng ?

A. Dượng Hương Thư.

B. Cảnh sông Thu Bồn.

C. Dượng Hương Thư và chú Hai.

D. Cả ba đối tượng trên.

Câu 5: Nội dung chính văn bản “Cô Tô” của Nguyễn Tuân viết về điều gì?

A.Thiên nhiên vùng biển Quảng Ninh .

B. Cuộc sống của một vùng biển đảo.

C. Vẻ đẹp Cô Tô sau cơn bão.

D. Thiên nhiên và con người ở vùng đảo Cô Tô.

Câu 6: Dòng nào không nói đúng lí do vì sao cây tre (trong bài “ Cây tre Việt Nam “ – Thép Mới)trở thành biểu tượng của đất nước và con người Việt Nam?

A.Cây tre có vẻ đẹp bình dị, thân thương.

B. Cây tre có nhiều phẩm chất quý báu.

C. Cây tre có sự gắn bó thân thiết lâu đời với người Việt.

D. Cây tre là loài cây được trồng ở quanh làng.

Câu 7: Hai câu thơ: “Vì sao Trái Đất nặng ân tình/ Nhắc mãi tên Người Hồ Chí Minh” sử dụng biện pháp tu từ nào?

A.So sánh. B.Nhân hóa. C. Ẩn dụ. D. Hoán dụ.

Câu 8: Câu nào sau đây không phải là câu trần thuật đơn có từ “là”?

A.Tôi là một học sinh .

B. Tre là cánh tay của người nông dân.

C. Mẹ tôi là cô giáo.

D. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh.

PHẦN II: TỰ LUẬN (8 điểm)

Câu 1: (3 điểm): Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Chú bé loắt choắt Ca lô đội lệch

Cái xắc xinh xinh Mồm huýt sáo vang

Cái chân thoăn thoắt Như con chim chích

Cái đầu nghênh nghênh Nhảy trên đường vàng

(Lượm – Tố Hữu.)

a, Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?

b, Ghi lại ít nhất 02 từ láy trong đoạn thơ ?

c, Nêu nội dung của đoạn thơ.

d,Qua đoạn thơ, em có tình cảm gì với chú bé Lượm?.

Câu 2: (5 điểm): Em hãy tả lại người mẹ yêu quý của em.

----------------------------------------

Họ và tên thí sinh: ………………………………………… SBD: ……………………..

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 6

KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2019 – 2020.

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2 điểm): Mỗi câu trả lời đúngđược 0,25 đ.

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án B D D A D D D D

PHẦN II: TỰ LUẬN (8 điểm)

Câu ý Yêu cầu Điểm
1 a Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả. 0,5 điểm
b HS ghi lại được 02 từ láy xinh xinh ,loắt choắt ,chim chích 0,5 điểm
c Đoạn thơ miêu tả hình ảnh Lượm: một chú bé nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và rất đáng yêu 1,0 điểm
d

Hs trình bày theo cảm nhận, có thể đảm bảo các ý:

- Yêu quý.; Tự hào; Biết ơn,…

1,0 điểm
2

- Học sinh có kĩ năng làm một bài văn miêu tả. (Tả người).

- Bài viết phải có bố cục chặt chẽ, rõ ràng, đủ ba phần của bài văn miêu tả.

- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

MB - Giới thiệu chung về người mẹ của em 0,25 điểm
TB

- Tả người:

+ Hình dáng ( Tuổi tác, dáng người,khuôn mặt, làn da, đôi mắt, hàm răng, mũi, miệng, đôi bàn tay ,…).

1,5điểm
+ Tả tính tình (Ăn mặc, sinh hoạt hàng ngày, công việc, tình cảm với mọi người xung quanh và gia đình, sự yêu thương chăm sóc dạy dỗ của mẹ dành cho riêng em, điều em thích nhất ở mẹ…). 1,25điểm.
+ Một kỉ niệm khó quên của em với mẹ) 0,25điểm
KB -Tình cảm của em với mẹ, lời thầm hứa.. 0,25điểm

*Hình thức trình bày: 1,0 điểm:

- Đảm bảo cấu trúc bài văn miêu tả gồm 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. (0,5 điểm).

-Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.(0,5 điểm).

*Sáng tạo: (0,5 điểm):

-Thể hiện được kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét.

-Có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo. (viết câu, sử dụng từ ngữ, …).

TRƯỜNG THCS ĐỨC HÒA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN VĂN 6

Ngày ra đề: 19/06/2020 NĂM HỌC 2019-2020

Người ra đề: Nguyễn Thị Hoa Thời gian: 90 phút

A.Đề bài

Phần I:

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu !”

1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Văn bản đó thuộc thể loại nào?

2. Phân tích cấu tạo câu thứ 2 của đoạn văn trên và cho biết câu đó thuộc kiểu câu gì?

3. Hãy đặt một câu trần thuật đơn có từ là để giới thiệu về cây tre.

4.Từ đoạn trích trên và cũng từ sự hiểu biết của mình, hãy viết một bài văn miêu tả cây tre ở làng quê em. Trong bài viết, có sử dụng một trong các biện pháp tu từ đã học và gạch chân dưới biện pháp tu từ đó.

Phần II.

Cho dòng thơ sau: “Ngày Huế đổ máu”

1. Hãy chép 3 dòng thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ.

2. Từ khổ thơ em vừa chép, hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng ? Chỉ rõ và nêu tác dụng?

B.Hướng dẫn chấm

Phần Câu Nội dung Điểm
Phần I Câu 1

- Đoạn văn trích trong văn bản “Cây tre Việt Nam”

- Tác giả: Thép mới

- Thể loại: Kí

0.5

0.5

0.5

Câu 2

-Phân tích cấu tạo câu thứ 2:

+ Tre xung phong vào xe tăng, đại bác

CN VN1 VN2

-Câu trên thuộc kiểu câu trần thuật đơn ( không có từ là)

0.5

0.5

Câu 3

-Đặt câu:

+ Tre là người bạn đồng hành của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm

0.5
Câu 4

*Viết bài văn:

-Hình thức:

+Trình bày cấu trúc bài văn theo 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Các câu, các đoạn, các phần phải liên kết chặt chẽ với nhau, sử dụng một biện pháp tu từ đã học và gạch chân.

+ Viết đúng chính tả, dùng từ, đặt câu đúng ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt

-Nội dung:

1.Mở bài: Giới thiệu khái quát về cây tre ở làng quê em

2. Thân bài:

a. Tả khái quát

- Nhìn từ xa, bụi tre lớn như chiếc ô khổng lồ…

b.Tả chi tiết

- Miêu tả hình dáng của cây tre (gốc tre, thân tre, cành tre, Lá, măng tre…)

- Công dụng, ý nghĩa của cây tre

+ Làm bóng mát cho con người

+ Từ tre làm ra rất nhiều sản phẩm trong đời sống sinh hoạt của con người: ghế tre, đũa tre, quạt nan bằng tre...

+Thời kì kháng chiến, tre cùng con người tham gia chiến đấu…

+ Phẩm chất của tre: (đoàn kết, cần cù, siêng năng, kiên cường, bất khuất..)

+ Kỉ niệm của em gắn với cây tre

3.Kết bài: Nêu tình cảm của em đối với cây tre

0.5

0.5

2.5

0.5

Phần II Câu 1

-Chép đúng khổ thơ:

“Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

Tình cờ chú, cháu

Gặp nhau hàng bè”

0.75
Câu 2

-Biên pháp tu từ được sử dung: Hoán dụ

-Chỉ rõ:

+ Huế : chỉ những người dân sống ở Huế

=>Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

+ Đổ máu: Chỉ chiến tranh

=>Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

-Tác dụng:

+Gợi hình ảnh thơ hàm xúc, cô đọng

+ Gợi ra sự khốc liệt của chiến tranh đẫm máu, nỗi đau thương của người dân xứ Huế nói riêng và của dân tộc ta nói chung

+ Thể hiện sự xót xa của tác giả

0.5

0.5

0.5

0.25

0.25

0.25

Kí duyệt của chuyên môn Kí duyệt của tổ trưởng

C.Thống kê chất lượng:

Lớp Giỏi (%) Khá (%) TB (%) Yếu, kém (%)
6A
6B
6C
6D