Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 7 trường THCS Đức Ninh Đông năm 2019-2020

e8605f51d4dea9cf2fa823be496af6fe
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 12 tháng 2 2022 lúc 16:58:14 | Được cập nhật: 2 giờ trước (17:47:26) | IP: 14.185.168.44 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 21819 | Lượt Download: 0 | File size: 0.022537 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD & ĐT ĐỒNG HỚI

TRƯỜNG THCS ĐỨC NINH ĐÔNG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2019 - 2020

MÔN NGỮ VĂN 7 - Thời gian: 90 phút

(Không kể thời gian giao đề)

MÃ ĐỀ 2

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

      Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“ Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hòa một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.

Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài .”

                                                                                                 (Ngữ văn 7, tập hai)

Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2( 0,5  điểm): Đoạn văn trên được viết  theo phương thức biểu đạt nào?

Câu 3 ( 1,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích ?

Câu 4 (1,0 điểm) Là học sinh, em sẽ làm gì để thể hiện lòng yêu thương con người?

II. KIỂM TRA KIẾN THỨC (2,0 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm): Nêu công dụng của dấu gạch ngang ?

Câu 2 (0,5 điểm): Trong  câu  : “ Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt.” tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

Câu 3 (1,0 điểm) ): Nêu tác dụng của biện pháp tu từ mà em đã tìm được ở trong câu trên ?

III. LÀM VĂN  (5,0 điểm)

     Em hãy giải thích lời khuyên của Lê- nin: “Học, học nữa, học mãi”.

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

NĂM HỌC: 2019 – 2020

MÔN : NGỮ VĂN 7

MÃ ĐỀ 2

Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 3,0
1 - Trích trong văn bản  Nguồn gốc của văn chương. Tác giả Hoài Thanh 0,5
2  Phương thức biểu đạt: Nghị luận. 0,5
3 - Nội dung: Từ câu chuyện của một nhà thi sĩ Ấn Độ khóc thương con chim bị thương để tác giả khẳng định “Nguồn gốc của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài .”  1,0
4

Bài học:

  • Giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn như: mua tăm tre cho hội người mù, quyên góp quỹ bạn nghèo, ....

(HS có thể rút ra những bài học khác nhau nhưng không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật)

1,0
II KIỂM TRA KIẾN THỨC 2,0
1

Công dụng của dấu gạch ngang:

  • Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu;

  • Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê;

  • Nối các từ nằm trong một liên danh.

0,5
2 Biện pháp tu từ là: liệt kê 0,5
3 Tác dụng: Nói về những đồ vật được bày biện chung quanh quan lớn nhằm lên án gay gắt cuộc sống xa hoa hưởng lạc của Quan phụ mẫu khi đi hộ đê. 1,0
III LÀM VĂN 5,0
Giải thích lời khuyên của Lê- nin: “Học, học nữa, học mãi”.
a.Đảm bảo cấu trúc bài văn với các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài theo yêu cầu của bài văn nghị luận giải thích. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. 0,5
b.Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,5
c.Triển khai vấn đề theo yêu cầu: 3,5

Học sinh có thể triển khai nhiều cách nhưng về cơ bản cần trình bày được các ý cơ bản sau:

1. Mở bài:

- Giới thiệu vai trò của việc học tập đối với mỗi con người: Là công việc quan trọng, không học tập không thể thành người có ích.

- Trích dẫn lời khuyên của Lê-nin.

2.Thân bài:

*Học, học nữa, học mãi nghĩa là như thế nào?

- Lời khuyên ngắn gọn như một khẩu hiệu thúc giục mỗi người học tập. Lời khuyên chia thành ba ý mang tính tăng cấp:

+ Học: Thúc giục con người bắt đầu công việc học tập, tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức.

+ Học nữa: hàm ý là đã học rồi, nhưng cần tiếp tục học thêm nữa.

+ Học mãi: nghĩa là học tập là công việc suốt đời, mãi mãi, con người cần phải luôn luôn học hỏi ngay cả khi mình đã có được một vị trí nhất định trong xã hội.

*Tại sao phải “Học, học nữa, học mãi” ?

- Bởi học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại và sống tốt trong xã hội.

- Bởi xã hội luôn luôn vận động, cái mới luôn được sinh ra, nếu không chịu khó học hỏi, ta sẽ  nhanh chóng lạc hậu về kiến thức.

- Bởi cuộc sống có rất nhiều người tài giỏi, nếu ta không nỗ lực học tập ta sẽ thua kém họ, tự làm mất đi vị trí của mình trong cuộc sống.

* Học ở đâu và học như thế nào?

- Học trên lớp, trong sách vở, học ở thầy cô, bạn bè, cuộc sống...

- Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường, ta vẫn có thể học thêm trong sách vở, trong cuộc sống, trong công việc....

* Liên hệ: Bản thân và bạn bè đã và đang vận dụng câu nói của Lê-nin ra sao?

(không ngừng học tập, học lẫn nhau, tìm sách vở bổ trợ...)

c. Kết bài:

- Khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ trong lời khuyên của Lê-nin: Đó là lời khuyên đúng đắn và có ích đối với mọi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh chúng ta.

-  “Đường đời là cái thang không nấc chót. Việc học là cuốn sách không trang cuối”. Mỗi người hãy coi học tập là niềm vui, hạnh phúc của đời mình.

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,5

0,5

  1. Sáng tạo: Có quan điểm, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp; có cách trình bày, diễn đạt ấn tượng.

0,5

-----------------------------------------------Hết--------------------------------------

Đức Ninh Đông, Ngày 10/6/2020

Giáo viên duyệt đề Giáo viên ra đề

Kí, ghi rõ họ tên Kí, ghi rõ họ tên