Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 6 trường THCS Việt Hưng năm 2019-2020

3a10eefb629a06834a5c154e35e8e3f3
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 13 tháng 1 2022 lúc 19:29:50 | Được cập nhật: 3 giờ trước (16:51:58) | IP: 14.185.25.223 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 191 | Lượt Download: 1 | File size: 0.02272 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN

Năm học 2019-2020

Thời gian làm bài: 90 phút

Phần I (5 điểm):

Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi:

Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày dông bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.

(SGK Ngữ văn 6, tập hai, NXB Giáo dục)

Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (0,5 điểm): Tìm một phó từ được sử dụng trong câu văn “Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa” và nêu tác dụng của nó.

Câu 3 (1 điểm): Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.

Câu 4 (3 điểm): Viết một đoạn văn khoảng 6-8 câu nêu cảm nhận của em về cảnh được miêu tả trong đoạn văn trên, trong đoạn văn có sử dụng một phó từ (gạch chân chú thích rõ)

Phần II (5 điểm):

Học sinh chọn một trong hai đề sau:

Đề 1: Tả cảnh sân trường giờ ra chơi.

Đề 2: Tả một người mà em yêu mến

HẾT

HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 6


Học kỳ II năm học 2019 - 2020

Câu Hướng dẫn chấm Biểu điểm

Phần I

(5,0 điểm)

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Phần II

(5,0 điểm)

Đoạn văn trên trích trong văn bản “Cô Tô”

Của tác giả Nguyễn Tuân

- Xác định đúng phó từ: lại, nữa

- Nêu tác dụng

- BPTT: ẩn dụ “vàng giòn”

- Tác dụng: cảm nhận tinh tế, mới lạ, độc đáo về vẻ đẹp của cát biển Cô Tô, cát vàng, có độ tơi, khô, xốp,…

*Hình thức: đoạn văn

Có sử dụng và chú thích phó từ

(Nếu số lượng câu không chính xác, mắc lỗi diễn đạt thì trừ 0,25-0,5đ)

*Nội dung: Cảm nhận về Cô Tô sau bão qua:

- Cảm nhận về khung cảnh: Bầu trời, cây cối, nước biển, cát,...

- NT: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, tính từ miêu tả, lựa chọn chi tiết miêu tả tiêu biểu,....

=> Cảnh Cô Tô sau bão trong sáng, tươi đep, tràn đầy sức sống

Hình thức:

- Bài văn bố cục 3 phần

- Các ý rõ ràng, mạch lạc (thân bài có tách đoạn)

Diễn đạt trôi chảy, giàu hình ảnh.

Nội dung:

Đề 1:

Mở bài: giới thiệu đối tượng miêu tả: sân trường giờ ra chơi

Thân bài:

  • Lần lượt miêu tả theo trình tự hợp lý:

(Học sinh có thể miêu tả theo trình tự thời gian (sân trường trước giờ ra chơi vắng lặng, trong giờ ra chơi sôi động, sau giờ ra chơi lại trở về yên ắng...) hoặc theo trình tự không gian (tả từ bao quát đến chi tiết các góc trong sân trường).

  • Học sinh thể hiện các đặc trưng của văn miêu tả:

lời văn mượt, có sử dụng so sánh, liên tưởng, tưởng tượng,...

Kết bài: Cảm xúc, suy nghĩ của em về đối tượng miêu tả: sân trường giờ ra chơi

Đề 2:

Mở bài: giới thiệu đối tượng miêu tả: Mẹ

Thân bài:

-Tả ngoại hình của mẹ (khuôn mặt, dáng hình,...)

-Tả tính cách của mẹ (khi ở nhà, khi làm việc,...)

- Liên tưởng một kỉ niệm với mẹ và tả (mẹ khi chăm em ốm, mẹ khi hướng dẫn em học bài,...)

Kết bài: Cảm xúc, suy nghĩ về đối tương miêu tả:mẹ

Lưu ý: GV tùy thuộc vào bài của học sinh để vận dụng hướng dẫn chấm cho phù hợp.

0,25

0,25

0,25

0,25

0,5

0,5

0,5

0,5

2,0

2,0

3,0