Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 6 trường THCS Giao Hà năm 2019-2020

ea415ff789198efd49e06cd43ebfa719
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 13 tháng 1 2022 lúc 16:49:41 | Được cập nhật: 25 tháng 4 lúc 12:28:19 | IP: 14.185.25.223 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 39 | Lượt Download: 0 | File size: 0.025073 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG

THCS GIAO HÀ

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019-2020

MÔN NGỮ VĂN 6

(Thời gian: 90 phút)

Phần I: Tiếng Việt (2,0 điểm)

Hãy viết chữ cái đứng trước phương án đúng vào bài làm.

Câu 1: Câu văn: “Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại” (Khái Hưng) có sử dụng biện pháp tu từ

A. nhân hóa. B. so sánh. C. ẩn dụ. D. hoán dụ.

Câu 2: Câu văn: “Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá” (Đoàn Giỏi) có

A. một cụm danh từ. C. ba cụm danh từ.

B. hai cụm danh từ. D. bốn cụm danh từ.

Câu 3: Câu văn nào sau đây mắc lỗi dùng từ?

A. Mùa xuân đã đến thật rồi!

B. Anh ấy là người có tính khí rất nhỏ nhoi.

C. Em bé trông dễ thương quá!

D. Bình minh trên biển thật đẹp.

Câu 4: Trong các từ Hán Việt sau, từ có yếu tố “sinh” có nghĩa là “đẻ”

A. sinh kế. B. dưỡng sinh. C. sinh hoạt. D. bẩm sinh.

Câu 5: Dòng nào sau đây chỉ toàn các từ láy?

A. Xinh xinh, thấp thoáng, buôn bán, bạn bè.

B. Tươi tắn, đẹp đẽ, xa xôi, tươi tốt.

C. Lấp lánh, lung linh, lao xao, xào xạc.

D. Đỏ đen, lom khom, ầm ầm, xanh xanh.

Câu 6: Từ chân được sử dụng với nghĩa gốc trong câu

A. Cô ấy có chân trong đội tuyển thi đấu cờ vua của trường.

B. Nó bị đau chân.

C. Cái chân bàn này rất chắc chắn.

D. Chân trời đằng đông đã ửng hồng.

Câu 7: Trường hợp nào sau đây có sử dụng phép tu từ ẩn dụ?

A. Thuyền về có nhớ bến chăng?

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

B. Trâu ơi, ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

C. Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

D. Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

Câu 8: Phó từ là những từ

A. chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.

B. chỉ số lượng và thứ tự của sự vật.

C. chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.

D. chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm…

II. Đọc hiểu văn bản (3điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.

Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm công nghìn việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân:

Cánh đồng ta năm đôi ba vụ

Tre với người vất vả quanh năm

Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ “văn minh”, “khai hóa” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắc. Tre vẫn còn phải vất vả mãi với người. Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.

(Theo Ngữ văn 6, tập 2, NXB Giáo dục, 2014, tr.96)

  1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác?

  2. Nêu phương thức biểu đạt chính và nội dung của đoạn văn trên.

  3. Trong đoạn văn tác giả đã sử dụng chủ yếu phép biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.

  4. Em hãy tìm một số câu tục ngữ, ca dao hoặc truyện cổ tích Việt Nam có nói đến cây tre.

III. Tập làm văn

Em hãy viết bài văn tả lại hình ảnh thầy hoặc (cô giáo) đang giảng bài.

HẾT

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I: Tiếng Việt (2,0 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm..

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đấp án A A B D C B A C

Phần II: Đọc- hiểu văn bản: (3,0 điểm)

Câu Yêu cầu Điểm
Câu 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác?
  • Đoạn văn trích trong tác phẩm “cây tre Việt nam”

  • Của tác giả Thép Mới

 0,25đ.

0,25đ.

Câu2.Nêu phương thức biểu đạt chính và nội dung của đoạn văn trên

Phương thức biểu đạt: biểu cảm

Nội dung: Sự gắn bó của cây tre với cuộc sống con người VN

 0,5đ

 0,5đ

Câu 3: Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng chủ yếu biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy?

- Biện pháp nghệ thuật: Nhân hóa

- Tác dụng: Biện pháp nghệ thuật nhân hóa làm cho hình ảnh cây tre trở nên gần gũi với con người hơn. Gửi gắm được những suy nghĩ, tình cảm của tác giả đối với vai trò và ý nghĩa của cây tre.

0,25đ

0,5đ

Câu 4: Em hãy tìm một số câu tục ngữ, ca dao, thơ, truyện có nói đến cây tre.

  • Tre già măng mọc

  • Cây tre trăm đốt

  • Tre Việt Nam

  • Thánh Gióng…

HS tìm được 3 câu cho 0,75đ; 2 câu cho 0,5 đ; 1 câu cho 0,25đ

0,75đ.

 Phần III: Tập làm văn: (5,0 điểm)

Phần Yêu cầu Điểm
 

Em hãy viết bài văn tả lại hình ảnh thầy hoặc (cô giáo) đang giảng bài.

(5,0 điểm)

* Yêu cầu về kĩ năng: 0,5 đ

- Đảm bảo được bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.

- Diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Trình tự miêu tả hợp lí, tự nhiên; tư duy mạch lạc, rõ ràng. Bài viết trình bày sạch đẹp, khoa học, không gạch xóa.

* Yêu cầu về kiến thức (4,5đ)

Định hướng cho bài làm:

A. Mở bài: (0,25đ).

- Giới thiệu chung về đối tượng miêu tả: hình ảnh cô giáo(thầy giáo) em đang giảng bài.

B. Thân bài: (4,0 đ)

b1.Miêu tả chung về cô giáo em: 0,5đ.

+ Cô (thầy) giáo bao nhiêu tuổi, dạy em môn gì…

+ Miêu tả chung về ngoại hình (dáng người, khuôn mặt, đôi mắt..); tính cách (đằm thắm, dịu dàng…)

b2. Tả chi tiết cô giáo (thầy giáo) đang giảng bài: 3,0đ.

- Ngoại hình.

+ Trong giờ dạy cô thường mặc trang phục gì (quần áo, giày dép..)

+ Mái tóc, gương mặt, nụ cười , ánh mắt…

- Cử chỉ, hành động .

+ Trong khi giảng bài cô thường nở nụ cười thật duyên dáng để khích lệ chúng em học tốt.

+ Cô giáo cầm quyển sách giáo khoa trên tay, cô cầm phấn viết lên bảng những dòng chữ ngay ngắn, thẳng hàng.

+ Giọng giảng bài của cô trầm ấm, dịu dàng lôi cuốn học trò đắm chìm trong bài giảng. Cô giảng bài say sưa, những điểm quan trọng cần chú ý cô nhấn mạnh và lặp lại cho chúng em ghi.

+ Ánh mắt cô nhìn học trò đầy trìu mến yêu thương. Ánh mắt ấy như thay bao lời nói của cô. Đó là ánh mắt hài lòng khi học sinh hăng hái trong giờ học. Ánh mắt buồn phiền khi học sinh chưa chuẩn bài kĩ lưỡng trước khi đến lớp.

+ Những bạn nào hiểu bài và hăng hái phát biểu cô khen ngợi, những bạn chưa hiểu bài cô giảng lại rất tận tình.

+ Cô thường tổ chức những trò chơi nhỏ để tăng thêm phần sinh động cho buổi học.

+ Mỗi bài học cô đều kể những chuyện liên quan thu hút học sinh chúng em. Có những câu chuyện vui khiến cả lớp đều cười lăn cười bò rồi có những câu chuyện cảm động khiến các bạn trầm ngâm suy nghĩ.

+ Khi chúng em ghi bài cô thường đi quanh lớp đến từng bàn để xem chúng em có sai lỗi chính tả nào cô sẽ nhắc sửa lại.

b3. Cảm nhận của em sau mỗi bài giảng của cô

+ Giúp em hiểu bài, trau dồi thêm tri thức.

+ Cô còn dạy cho em những bài học làm người.

C. Kết bài: (0,25đ)

- Khẳng định lại tình cảm của bản thân đối với thầy cô giáo và tình cảm, cảm xúc khi nghe cô giảng bài.

0,5 đ

0,25đ

0,50đ

0,50đ

2,50đ

0,50đ

0,25đ

Chú ý:

- Học sinh có thể miêu tả hình ảnh thầy cô giáo gắn với một tiết học cụ thể hoặc miêu tả thầy cô giáo giảng bài nói chung.

- Tuy nhiên học sinh cũng không thể tuỳ tiện miêu tả lộn xộn, tự do mà cần phải đáp ứng tương đối trình tự và các ý theo hướng của lí thuyết đã học và các ý trong đáp án.

- Giám khảo tránh việc đếm ý cho điểm. Cần căn cứ vào chất lượng bài làm cụ thể của học sinh để điều chỉnh khung điểm cho phù hợp. Cần khuyến khích những bài làm tốt, có sáng tạo (không rập khuôn theo ngôn ngữ của đáp án).

Điểm toàn bài là điểm cộng đến 0,25, không làm tròn.