Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020

1d3f44e0f33df564257f7d29bb2898f5
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 13 tháng 1 2022 lúc 16:26:22 | Được cập nhật: 17 tháng 4 lúc 5:02:33 | IP: 14.185.25.223 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 39 | Lượt Download: 0 | File size: 0.027593 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT QUẬN …………….

TRƯỜNG THCS VÀ THPT ……

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn kiểm tra: Ngữ Văn 6

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề kiểm tra gồm: 1 trang)

Câu 1 (5 điểm):

Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, nhà thơ Minh Huệ viết:

Anh đội viên nhìn Bác

Càng nhìn lại càng thương

(Ngữ văn 6, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2019)

  1. Ghi lại chính xác 6 dòng tiếp theo hai dòng thơ trên.

  2. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

  3. Bài thơ sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

  4. Trong câu Bác vẫn ngồi đinh ninh / Chòm râu im phăng phắc có hai từ láy đinh ninh, phăng phắc. Hãy nêu tác dụng của hai từ láy này trong việc miêu tả chân dung Bác.

  5. Viết đoạn văn (5 - 7 câu) trình bày tác dụng của phép tu từ ẩn dụ được sử dụng trong đoạn thơ vừa chép ở trên.

Câu 2 (5 điểm): Học sinh chọn một trong hai đề sau:

Đề 1: Hãy viết bài văn miêu tả cảnh bình minh trên biển.

Đề 2: Miêu tả quang cảnh một phiên chợ theo tưởng tượng của em.

................................ Hết ..................................

Ghi chú: Câu 1: a (1 điểm), b (0.5 điểm), c (0.5 điểm), d (1 điểm), e (2 điểm)

Câu 2 (5 điểm)

Họ và tên thí sinh............................................................................. Số báo danh.........................................

PHÒNG GD&ĐT QUẬN NAM TỪ LIÊM

TRƯỜNG THCS VÀTHPT M.V.LÔMÔNÔXỐP

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn kiểm tra: Ngữ Văn 6

Thời gian làm bài: 90 phút

I. Hướng dẫn chung

- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm.

- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm để định điểm bài của học sinh sao cho chính xác, hợp lí; cần trân trọng những bài viết có ý tưởng riêng, sáng tạo và giàu chất văn.

- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm.

II. Đáp án và thang điểm

Câu 1

(5 điểm)

Ý Đáp án đề 1

Biểu

điểm

a

Chép chính xác đoạn thơ theo yêu cầu

Anh đội viên nhìn Bác

Càng nhìn lại càng thương

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

Rồi Bác đi dém chăn

Từng người từng người một

Sợ cháu mình giật thột

Bác nhón chân nhẹ nhàng

Bác nhón chân nhẹ nhàng

* Lưu ý: Sai 1 lỗi chính tả trừ 0,25

Chép sai hoặc thiếu 1 câu thơ trừ 0.5đ

1
b - Bài thơ được sáng tác vào năm 1951, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. 0.5
c Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt: biểu cảm đan xen tự sự và miêu tả. 0.5
d

- Hai từ láy đinh ninh, phăng phắc có vai trò lớn trong việc miêu tả chân dung Bác:

+ Khắc họa (miêu tả) cụ thể tư thế, dáng vẻ điềm tĩnh, sự tập trung suy nghĩ cao độ của Bác trong đêm không ngủ.

+ Góp phần làm cho lời thơ thêm sinh động, giàu sức gợi hình, gợi cảm; thể hiện tình cảm yêu kính, trân trọng của nhà thơ với Bác.

0.5

0.5

e

* Hình thức (0.5 điểm): Viết thành đoạn văn hoàn chỉnh có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn, diễn đạt trôi chảy, sinh động.

* Nội dung (1.5 điểm):

- Gọi tên phép tu từ có trong đoạn thơ. (0.25đ)

- Chỉ ra được hình ảnh ẩn dụ: Dùng từ người Cha để gọi thay cho Bác Hồ. Vì Bác Hồ và người cha có những điểm tương đồng với nhau. (Bác cũng có mái tóc bạc như những người cha già, Bác đốt lửa sưởi ấm cho các anh, dém chăn, nhón chân nhẹ nhàng, nâng niu giấc ngủ của các anh đội viên…; yêu thương và chăm sóc các anh như người cha già chăm sóc đàn con của mình).(0.25đ)

- Tác dụng (1đ):

+ Thấy được tấm lòng yêu thương bao la của Bác dành cho chiến sĩ. Bác lớn lao, vĩ đại mà giản dị, gần gũi vô cùng.

+ Thể hiện tình cảm kính yêu, sự biết ơn vô hạn của anh đội viên đối với Bác.

+ Góp phần làm cho đoạn thơ trở nên sinh động, giàu sức gợi hình, gợi cảm…

+ Thái độ, tình cảm của tác giả: niềm tự hào, thành kính,…

2

Câu 2

(5 điểm)

a. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu đối tượng miêu tả: cảnh bình minh trên biển.

Ấn tượng, tình cảm ban đầu của em.

b. Thân bài: Miêu tả chi tiết theo trình tự thời gian từ bao quát đến cụ thể chi tiết.

* Trước khi mặt trời lên.

* Khi mặt trời mới lên.

* Khi mặt trời nhô lên cao.

- Hình ảnh mặt trời và bầu trời.

- Sự vật dưới ánh mặt trời: mặt biển, cỏ cây, chim chóc, không khí, nắng, gió,...

- Sinh hoạt của con người.

c. Kết bài: Cảm nghĩ của em.

0.5

1

1.5

1.5

0.5

Chú ý:

- Bài viết tái hiện được những hình ảnh tiêu biểu, làm nổi bật đối tượng miêu tả; có bố cục rõ ràng, trình tự miêu tả hợp lí, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh, lưu loát, sinh động.

- Biết sử dụng các biện pháp tu từ; các kĩ năng: quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét,…trong văn miêu tả; huy động các giác quan để quan sát, miêu tả.

- Biết kết hợp miêu tả với các yếu tố tự sự, biểu cảm.

- Trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp

Biểu điểm

- Điểm 4 - 5: Dành cho bài viết có lời văn sinh động, sáng tạo, diễn đạt trôi chảy, lưu loát, làm nổi bật đối tượng miêu tả.

- Điểm 3 - 3.5: Dành cho những bài viết biết cách tái hiện hình ảnh, diễn đạt khá trôi chảy, lưu loát.

- Điểm 2 - 2.5: Dành cho những bài viết bước đầu biết cách miêu tả, diễn đạt đôi chỗ chưa trôi chảy, lưu loát.

- Điểm 1 - 1.5 : Dành cho những bài viết chưa biết cách tả, nhầm sang kiểu bài khác, diễn đạt còn vụng về.

* Sau khi cộng điểm toàn bài kiểm tra nếu học sinh mắc từ 8 đến 10 lỗi câu, chính tả, dùng từ,... trừ 0.5 điểm; sai quá 10 lỗi trừ 1 điểm.

Giáo viên ra đề

(Ghi rõ họ, tên, ký)

Tổ trưởng chuyên môn

(Ghi rõ họ, tên, ký)

Ban giám hiệu

(Ghi rõ họ, tên, ký)