Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 GDCD 6 tỉnh Hà Giang năm 2018-2019

0632a892361febd991d4b9d32cff60b0
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 20 tháng 5 2022 lúc 23:01:29 | Được cập nhật: 18 tháng 4 lúc 5:28:37 | IP: 113.189.68.193 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 22 | Lượt Download: 0 | File size: 0.03842 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT HÀ GIANG

TRƯỜNG ..........................

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I

NĂM HỌC 2017 - 2018

Môn: GDCD 6

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

  1. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu 1. Câu ca dao, tục ngữ nào nói lên việc tự chăm sóc và rèn luyện thân thể?

A. Sức khỏe là vàng

C. Nhập gia tuỳ tục

  1. B. Của bền tại người

  2. D. Gọi dạ bảo vâng

Câu 2. Việc biết sử dụng hợp lí, đúng mức của cải, thời gian và sức lực của mình và người khác là:

A. Lãng phí B. Bủn xỉn

C. Tiết kiệm D. Hà tiện

Câu 3. Biểu hiện nào sau đây đồng nghĩa với đức tính siêng năng kiên trì?

A. Nản trí B. Lười biếng

C. Dựa dẫm D. Cần cù

Câu 4. Câu ca dao, tục ngữ nào nói lên phẩm chất đạo đức siêng năng, kiên trì?

A. Thua keo này, bày keo khác C. Cơm thừa gạo thiếu

D. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng B. Của bền tại người

Câu 5. Muốn ….., mỗi người phải biết giữ vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, hàng ngày luyện tập thể dục, năng chơi thể thao.

A. có sức khỏe tốt B. tiến bộ

C. sống có ích D. sống vui vẻ

Câu 6. Biểu hiện nào sau đây thể hiện lối sống tiết kiệm?

A. Phung phí sức khỏe, tiền bạc, thời gian

B. Mua sắm vật dụng đắt tiền chưa thật cần thiết

C. Hạn chế sử dụng tiền bạc quá mức

D. Sử dụng các sản phẩm làm ra một cách hợp lí với nhu cầu bản thân

Câu 7. Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, chúng ta cần tránh những hành vi nào sau đây?

A. Ăn uống điều độ B. Uống các thức uống còn hạn sử dụng

C. Chơi thể thao D. Hút thuốc lá

Câu 8. Việc không siêng năng kiên trì trong cuộc sống và lao động sẽ mang lại hậu quả gì?

A. Dễ dáng thành công trong cuộc sống B. Có cuộc sống ngheo khổ, thiếu thốn

C. Trở thành người có ích cho xã hội D. Có cuộc sống hạnh phúc, ý nghĩa

Câu 9. Câu ca dao nào sau đây đề cao đức tính siêng năng, kiên trì?

A. Đời người dài một gang tay/ Ai hay ngủ ngày chỉ còn nửa gang

B. Ăn no rồi lại nằm khèo/ Nghe tiếng trống chèo bế bục đi xem

C. Giàu đâu những kẻ ngủ trưa/ Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày

D. Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn/ Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim

Câu 10. Sống tiết kiệm mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Dễ trở thành ích kỉ, bủn xỉn và bị bạn bè xa lánh

B. Không được thỏa mãn hết nhu cầu, vật chất và tinh thần

C. Biết quý trọng công sức của bản thân và người khác

D. Không có động lực để chăm chỉ làm việc

Câu 11. Những hành vi nào trong cuộc sống thể hiện phép cư xử có lễ độ?

A. Đi xin phép, về chào hỏi B. Coi trời bằng vung

C. Nói tục chửi thề D. Vô lễ

Câu 12. Biểu hiện nào dưới đây là chưa biết sống chan hoà với mọi người?

A. Quan tâm tới những người xung quanh.

B. Chân tình cởi mở với mọi người.

C. Ngại ngần khi tham gia hoạt động chung.

D. Thích chia sẻ với mọi người.

Câu 13. Em tán thành ý kiến nào sau đây?

A. Khi đã giàu có con người không cần phải sống tiết kiệm.

B. Con người bao giờ cũng phải biết sống tiết kiệm.

C. Học sinh chưa cần phải biết tiết kiệm

D. Người tiết kiệm là người không làm được việc lớn

Câu 14. Nhờ có ...................giúp chúng ta thành công trong công việc, trong cuộc sống.

A. lễ độ B. siêng năng, kiên trì

C. tiết kiệm D. tự chăm sóc rèn luyện thân thể

Câu 15. Lễ độ là cách ứng xử …. của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.

A. đúng mực B. thoải mái

C. thân mật D. khéo léo

Câu 16. Chúng ta cần phân biệt sự khác nhau giữa những cử chỉ, thái độ thể hiện lễ độ với những cử chỉ ……… một cách giả tạo để lấy lòng người khác:

A. thân mật, vui vẻ B. khúm núm, xum xoe

C. thoải mái, vô tư D. thận trọng, cảnh giác

Câu 17. Thành ngữ nào sau đây thể hiện lòng biết ơn?

A. Ăn cháo đá bát B. Tiền trao cháo múc

C. Ghi lòng tạc dạ D. Lừa thầy phản bạn

Câu 18. Những hành vi nào sau đây là trái với lệ độ và cần phải phê phán?

A. Lễ phép B. Lịch sự

C. Vui vẻ hòa nhã D. Vô lễ

Câu 19. ‘’..... là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, với những người có công với cách mạng”

A. Cảm ơn B. Biết điều

B. Biết ơn D. Biết nghĩ

Câu 20. Để thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì trong học tập, chúng ta cần phải làm như nào?

A. Làm được đến đâu hay đến đó

B. Mỗi khi gặp khó khăn, luôn nghĩ ngay đến người khác để nhờ giúp đỡ

C. Học tập một cách thường xuyên, đều đặn

D. Chỉ chọn những việc dễ để làm

Câu 21. Việc bày tỏ lòng tri ân và có những việc làm để đáp đền những người đã giúp đỡ mình thì được gọi là:

A. Biết ơn B. Biết điều

C. Biết sống D. Biết nghĩ

Câu 22. Để bảo vệ thiên nhiên, chúng ta nên ủng hộ và tham gia thực hiện việc làm nào sau đây?

A. Thải các chất độc xuống ao hồ B. Khai thác rừng đầu nguồn

C. Bỏ rác vào đúng nơi quy định D. Chặt cây xanh

Câu 23. Biểu hiện nào dưới đây là không lịch sự, tế nhị?

A. Nói cộc lốc khi giao tiếp B. Nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ.

C. Giao tiếp dí dỏm. D. Chăm chú lắng nghe khi giao tiếp.

Câu 24. Liên đội phát động phong trào đội viên tham gia tuyên truyền bảo vệ thiên nhiên nhưng H không biết hoạt động nào là hoạt động tuyên truyền bảo vệ thiên nhiên. Bằng sự hiểu biết của mình em hãy giúp H nhận biết hoạt động nào là hoạt động tuyên truyền bảo vệ thiên nhiên?

A. Tham gia tuyên truyền phòng cháy rừng.

B. Khai thác khoáng sản trái phép.

C. Xả nước thải chưa xử lí vào sông hồ.

D. Chăm sóc cây và hoa trong vườn.

Câu 25. Biểu hiện nào sau đây là sống chan hoà với mọi người?

A. Xa lánh mọi người.

B. Giữ kín tâm tư, không tâm sự với ai.

C. Ngại tham gia ý kiến vì sợ mất lòng.

D. Thân thiện với mọi người xung quanh.

Câu 26. Trong những trường hợp nào sau đâu thể hiện lòng biết ơn:

A. Mỗi khi lớp có kế hoạch đi thăm bà mẹ Việt Nam anh hùng Nam đều cố ý thoái thác không tham gia

B. Hàng năm cứ đến ngày 10/3 (âm lịch) đồng bào cả nước lại hướng về lễ giỗ Tổ Hùng Vương

C. Khi gặp thầy cô giáo cũ, Lan thấy không vần thiết phải chào vì bây giờ cô không còn dạy lớp mình nữa

D. Tập thể lớp 6A viết thư gửi các chú bộ đội đang làm nhiệm vụ ngoài Quần đảo Trường Sa

Câu 27. Biểu hiện nào dưới đây là lịch sự, tế nhị?

A. Cử chỉ, điệu bộ, kiểu cách.

B. Có thái độ hành vi nhã nhặn.

C. Dùng từ ngữ một cách bóng bẩy.

D. Không nói thẳng ý của mình với người khác.

Câu 28. Việc làm nào sau đây có lợi cho sức khoẻ?

A. Ngủ nhiều. B. Tập thể dục buổi sáng.

C. Đi nắng về tắm nước lạnh ngay. D. Khi ngủ trùm chăn kín đầu.

II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm). Thế nào là tôn trọng kỉ luật? Việc tôn trọng kỉ luật có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân, gia đình và xã hội?

Câu 2 (2,0 điểm).

Tình huống:

Hoa là học sinh giỏi của lớp 6B nhưng Hoa không tham gia các hoạt động của lớp, của trường vì sợ mất thời gian, ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân.

a/ Em hãy nhận xét hành vi của Hoa?

b/ Nếu là bạn của Hoa, em sẽ làm gì?

SỞ GD&ĐT HÀ GIANG

TRƯỜNG ....

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2017 - 2018

Môn: GDCD 6

  1. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7
Đáp án A C D A A D D
Câu 8 9 10 11 12 13 14
Đáp án B D C A C B B
Câu 15 16 17 18 19 20 21
Đáp án A B C D B C A
Câu 22 23 24 25 26 27 28
Đáp án C A A D B B B

II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu Đáp án Điểm

1

(1,0 điểm)

* Tôn trọng kỉ luật: là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức XH ở mọi nơi, mọi lúc. Tôn trọng kỉ luật còn thể hiện chấp hành mọi sự phân công của tập thể như lớp học, cơ quan, doanh nghiệp.

* Ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật:

- Đối với bản thân: Tôn trọng và tự giác tuân theo kỉ luật, con người sẽ cảm thấy thanh thản, vui vẻ, sáng tạo trong học tập và lao động.

- Đối với gia đình và xã hội: Nhờ tôn trọng kĩ luật gia đình, nhà trường và xã hội sẽ có nề nếp, kỉ cương, mới có thể duy trì và phát triển.

0,5

0,25

0,25

2

(2,0 điểm)

a/ Nhận xét:

- Hµnh vi cña Hoa lµ kh«ng ®óng, lµ Ých kØ.

- Bổn phận của mỗi học sinh là phải tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội, vì lợi ích chung, trong đó có lợi ích của bản thân.

- NÕu ai còng nh­ Hoa th× mäi ho¹t ®éng cña líp sÏ bÞ ngõng trÖ

b/ Nếu là bạn của Hoa em sẽ:

- Khuyên Hoa nên tham gia các hoạt động của lớp, của trường

- Giải thích để Hoa hiểu lợi ích của việc tham gia các hoạt động để mở mang hiểu biết, xây dựng được quan hệ, rèn luyện khả năng giao tiếp ứng xử, hợp tác tổ chức.

- Cùng các bạn trong lớp vận động và tạo cơ hội để Hoa tham gia các hoạt động của lớp

1,0

1,0