Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 GDCD 6 năm 2017-2018

667cd42c5755f6d2fa7269f927dba51e
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 20 tháng 5 2022 lúc 23:31:17 | Được cập nhật: 10 tháng 4 lúc 18:41:06 | IP: 113.189.68.193 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 15 | Lượt Download: 0 | File size: 0.091648 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THCS CAM ĐƯỜNG

Họ tên : .......................................... Lớp 6.....

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Năm học: 2017 - 2018 Môn: Giáo dục công dân 6

Thời gian: 45 phút

ĐỀ 1

I.Trắc nghiệm (2,0 điểm)

Câu 1(1,0 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng

1.1. Sống cần kiệm lµ:

A. Cần cù, tự giác làm việc.

B. Biết sử dụng hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực.

C. Mải chơi, lười biếng, không tự giác làm việc.

D. Sống xa hoa, lãng phí, phô trương hình thức.

1.2. Ý nghĩa của sống cần kiệm?

A. Thành công trong công việc, cuộc sống

B. Cuộc sống sẽ đói nghèo

C. Cuộc sống ấm no, hạnh phúc

D. Cuộc sống trở nên vô nghĩa

1.3. Trong nh÷ng c©u thµnh ng÷, tôc ng÷ sau ®©y c©u nµo nãi vÒ cần kiÖm?

A. Cơm thừa, gạo thiếu.

B. Năng nhặt chặt bị

C. Vung tay qu¸ tr¸n.

D. Há miệng chờ sung

1.4. Em không tán thành ý kiến nào sau đây?

A. Khi đã giàu có con ngưòi vẫn phải sống tiết kiệm.

B. Là học sinh cũng cần phải biết tiết kiệm.

C. Mỗi công dân cần phải biết sống tiết kiệm.

D. Người tiết kiệm là người không làm được việc lớn.

Câu 2(1,0 điểm): Hãy nối các “việc làm thể hiện sự biết ơn” ở cột A sao cho phù hợp với “đối tượng biết ơn” ở cột B

Cột A

Nối

Cột B

1. Biết ơn “ Các vua Hùng đã có công dựng nước”

1 -

a. Nghe lời dạy bảo, ân cần, chăm sóc, phụng dưỡng

2. Biết ơn các anh hùng, liệt sĩ, thương binh đã vì giang sơn Tổ quốc

2 -

b. Chăm sóc gia đình thương bệnh binh, bà mẹ Việt Nam anh hùng

3. Biết ơn cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy ta khôn lớn

3 -

c. Phát huy, gìn giữ truyền thống dân tộc

4. Biết ơn truyền thống quê hương

4 -

d. Tích cực bảo vệ môi trường

đ. “Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”

II. Phần tự luận (8,0 điểm)

Câu 3 (2,0 điểm): Thế nào là giao tiếp có văn hóa? Hành vi giao tiếp văn hóa có ý nghĩa như thế nào trong đời sống?

Câu 4 (2,0 điểm): Lấy bốn ví dụ về tục ngữ, thành ngữ thể hiện lòng biết ơn.

C©u 5 (2,5®iÓm)

Đức tính cần cù

Chiều nay, lớp em có buổi lao động ở trường để chuẩn bị cho Lễ sơ kết học kì I. Thấy trời lạnh lại có mưa lâm thâm, bạn Minh rủ em giả vờ ốm để khỏi phải đi lao động.

a. Em nên ứng xử như thế nào với bạn Minh trong tình huống trên?

b. Qua tình huống trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7câu) để chia sẻ với mọi người về kế hoạch rèn luyện đức tính cần cù của bản thân mình trong học tập và trong lao động.

Câu 6 (1,5điểm): Sắp đến ngày Phụ nữ Việt Nam mùng 8 tháng 3, em dự định sẽ làm gì để thể hiện sự biết ơn với bà và mẹ của mình?

.......................... Hết .............................

Họ tên : .......................................... Lớp 6.....

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Năm học: 2017 - 2018 Môn: GDCD 6

Thời gian: 45 phút

Đề 2

I.Trắc nghiệm (2,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng

1.1. Biểu hiện của lối sống cần kiệm:

A. Mải chơi, lười nhác, không kiên trì vượt khó.

B. Cần cù, tự giác, làm việc thường xuyên, đều đặn.

C. Giản dị, sử dụng hợp lí của cải vật chất, thời gian, sức lực.

D. Sống xa hoa, lãng phí, phô trương hình thức.

1.2.Những cách nào sau đây để rèn luyện tính siêng năng tronghọc tập:

A. Để khi nào rảnh rỗi mới làm bài tập.

B. Tích cực hỏi thầy, bạn để giải quyết được những vấn đề gặp khó khăn.

C. Chờ đợi một sự may mắn trong kiểm tra, thi cử

D. Có thái độ và suy nghĩ tích cực để theo đuổi mục tiêu mà mình đề ra.

1.3.Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây thể hiện không biết cần kiệm?

A.Vung tay quá trán.

B. Năng nhặt chặt bị.

C. Góp gió thành bão.

D. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

1.4. Em tán thành ý kiến nào sau đây?

A. Khi đã giàu có con người không cần phải sống tiết kiệm.

B. Học sinh phổ thông chưa cần phải biết tiết kiệm

C. Con người bao giờ cũng phải biết sống tiết kiệm.

D. Người tiết kiệm là người không làm được việc lớn.

Câu 2(1,0 điểm): Hãy nối các “việc làm thể hiện sự biết ơn” ở cột A sao cho phù hợp với “đối tượng biết ơn” ở cột B

Cột A

Nối

Cột B

1. Biết ơn các anh hùng, liệt sĩ, thương binh đã vì giang sơn Tổ quốc

1 -

a. Học hành tích cực, chăm ngoan

2. Biết ơn “Các vua Hùng đã có công dựng nước.”

2 -

b. Chăm sóc gia đình thương bệnh binh, bà mẹ Việt Nam anh hùng

3. Biết ơn vạn vật cỏ cây, thiên nhiên nuôi dưỡng con người

3 -

c. “Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”

4. Biết ơn thầy cô giáo

4 -

d. Tích cực bảo vệ môi trường

5 -

đ. Giữ gìn truyền thống quê hương

II. Phần tự luận (8,0 điểm)

Câu 3 (2,0 điểm): Biểu hiện của hành vi giao tiếp có văn hóa? Giao tiếp có văn hóa sẽ có lợi ích gì?

Câu 4 (2,0 điểm): Lấy bốn ví dụ về ca dao, đồng giao thể hiện lòng biết ơn.

C©u 5 (2,5 ®iÓm)

Tiết kiệm

Đến giờ ra sân thể dục, các bạn lớp 6B đi ra ngoài mà quên tắt bóng điện và quạt trong lớp. Thấy vậy, Mai phê bình và tắt hết quạt và bóng điện đi. Các bạn liền nói với Mai là:“ Điện thắp sáng là nhà trường phải trả tiền chứ bạn có phải trả đâu mà lo.”

a. Em sẽ làm gì khi chứng kiến việc làm của Mai và các bạn lớp 6B?

b. Qua tình huống trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) để chia sẻ với mọi người về kế hoạch rèn luyện đức tính tiết kiệm của bản thân mình trong sinh hoạt và trong cuộc sống.

Câu 6 (1,5điểm): Sắp đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11, em dự định sẽ làm gì để thể hiện lòng biết ơn với thầy cô giáo?

.......................... Hết .............................

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I

Năm học: 2017 - 2018 Môn: Giáo dục công dân 6

(Gồm 03 trang)

PHẦN I- TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Câu

Đề 1

Đề 2

Điểm

1

1.1

1.2

1.3

1.4

Khoanh tròn

* Mức đầy đủ

Chọn A và B

* Mức chưa đầy đủ

Chọn A hoặc B

* Không tính điểm

- Chọn C hoặc D

- Không chọn đáp án nào hoặc khoanh sai, khoanh quá số đáp án

* Mức đầy đủ

Chọn B và C

* Mức chưa đầy đủ

Chọn B hoặc C

* Không tính điểm

- Chọn A hoặc D

- Không chọn đáp án nào hoặc khoanh sai, khoanh quá số đáp án

1,0 điểm

0,25

0,125

0

* Mức đầy đủ

Chọn A và C

* Mức chưa đầy đủ

Chọn A hoặc C

* Không tính điểm

- Chọn B hoặc D

- Không chọn đáp án nào hoặc khoanh sai, khoanh quá số đáp án

* Mức đầy đủ

Chọn B và D

* Mức chưa đầy đủ

Chọn B hoặc D

* Không tính điểm

- Chọn A hoặc C

- Không chọn đáp án nào hoặc khoanh sai, khoanh quá số đáp án

0,25

0,125

0

Chọn đáp án đúng B

Chọn đáp án đúng A

0,25

Chọn đáp án đúng D

Chọn đáp án đúng C

0,25

2

Nổi đúng các ý cột A với cột B

1 - đ

2 - b

3 - a

4 - c

1 - b

2 - c

3 - d

4 - a

1,0 điểm

0,25

0,25

0,25

0,25

PHẦN II: TỰ LUẬN (8,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

Đề 1

Đề 2

3

- Giao tiếp có văn hóa là những cử chỉ, hành vi, ngôn ngữ giao tiếp ứng xử , thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hóa phù hợp với qui định của xã hội.

- Ý nghĩa

+ Giao tiếp có văn hóa làm cho cuộc tiếp xúc trở nên nhẹ nhàng, dễ chịu.

+ Góp phần xây dựng mối quan hệ XH tốt đẹp giữa người với người.

- Biểu hiện của giao tiếp có văn hóa ở lời nói, cử chỉ, ngôn ngữ và hành vi giao tiếp ứng xử: Biết chào hỏi, giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, lời nói nhã nhặn, khéo léo

- Lợi ích

+ Giao tiếp có văn hóa mang lại niềm vui và sự hài lòng cho đối tượng giao tiếp và chủ thể giao tiếp

+ Góp phần thúc đầy hợp tác, thương lượng và giải quyết mâu thuẫn một cách hiệu quả nhất.

2,0 điểm

1,0

0,5

0,5

4

Tục ngữ, thành ngữ thể hiện lòng biết ơn

Uống nước nhớ nguồn.”

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.”

" Chim có tổ, người có tông.”

" Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy.”

( Học sinh có thể lấy câu khác nhưng phải thể hiện lòng biết ơn)

Ca dao, đồng giao thể hiện lòng biết ơn

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.”

Công cha nặng lắm ai ơi!

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.”

" Con người có tổ, có tông

Như cây có cội như sông có nguồn.”

"Ai ơi bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.”

( Học sinh có thể lấy câu khác nhưng phải thể hiện lòng biết ơn

2,0 điểm

0,5

0,5

0,5

0,5

5

Pisa

a. Ứng xử tình huống

- Nhắc nhở bạn Minh như vậy là không cần cù và thiếu ý thức.

- Đưa ra lời khuyên với bạn Minh để bạn đó vui vẻ cùng em đến lớp tham gia buổi lao động tập thể.

b. Đoạn văn

* Mức đầy đủ

- Viết đoạn văn đảm bảo về hình thức và nội dung

- Thể hiện được kế hoạch rèn luyện đức tính cần cù (Đi học đầy đủ, hăng hái trong giờ học, cố gắng làm bài tập khó, tích cực các buổi lao động ở gia đình và tập thể ...)

* Mức chưa đầy đủ

Làm được 1 trong các ý trên. Làm đúng ý nào cho điểm ý đó theo thang điểm của mức đầy đủ.

* Không tính điểm

Làm sai, không làm

a. Ứng xử tình huống

- Nhắc nhở các bạn phải tắt điện khi không sử dụng.

- Tuyên truyền các bạn phải biết tiết kiệm điện, tiết kiệm của công chính là tiết kiệm cho chúng ta.

b. Đoạn văn

* Mức đầy đủ

- Viết đoạn văn đảm bảo về hình thức và nội dung

- Thể hiện được kế hoạch rèn luyện đức tính tiết kiệm (Trang phục giản dị; sử dụng hợp lí năng lượng, điện, nước, thực phẩm, thời gian và chi tiêu hàng ngày đúng mức ...)

* Mức chưa đầy đủ

Làm được 1 trong các ý trên. Làm đúng ý nào cho điểm ý đó theo thang điểm của mức đầy đủ.

* Không tính điểm

Làm sai, không làm

0,5điểm

0,25

0,25

2,0điểm

1,0

1,0

0

6

Để tỏ lòng biết ơn bà và mẹ, nhân ngày mùng 8 tháng 3 em sẽ

- Trao gửi lời nói yêu thương, cử chỉ như mắt nhìn biết ơn, cúi đầu cảm tạ...

- Trao gửi kỉ vật: Tặng hoa, thư cảm ơn, thiệp chúc mừng.

- Việc làm: Học tốt, rèn luyện tốt để không phụ lòng dạy bảo của bà và mẹ.

Để tỏ lòng biết ơn thầy cô, nhân ngày mùng 20 tháng 11 em sẽ

- Trao gửi lời nói yêu thương, cử chỉ như mắt nhìn biết ơn, cúi đầu cảm tạ...

- Trao gửi kỉ vật: Tặng hoa, thư cảm ơn, thiệp chúc mừng.

- Việc làm: Học tốt, rèn luyện tốt để không phụ lòng dạy bảo của thầy cô.

1,5điểm

0,5

0,5

0,5

NGƯỜI RA ĐỀ

TỔ CHUYÊN MÔN DUYỆT

(Ký, họ tên, ngày tháng duyệt)

LĐ NHÀ TRƯỜNG DUYỆT

(Ký, họ tên, ngày tháng duyệt)