Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 41 NHIÊN LIỆU

Gửi bởi: Cù Văn Thái 15 tháng 10 2019 lúc 10:48:03 | Được cập nhật: 2 giờ trước (23:34:03) Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 648 | Lượt Download: 0 | File size: 0.600249 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Bài 41: NHIÊN LIỆU I. Nhiên liệu là gì?  Nhiên liệu là những chất cháy đựơc, khi cháy toả nhiệt và phát sáng.  Lưu ý: Điện là một dạng năng lượng có thể phát sáng và toả nhiệt nhưng không phải là một loại nhiên liệu. Hình 1: Nhiên liệu II. Nhiên liệu đựơc phân loại như thế nào? Căn cứ vào trạng thái sắp xếp các loại nhiên liệu làm 3 nhóm là rắn, lỏng, khí. 1. Nhiên liệu rắn  Than:      Gỗ  Than Than gầy: làm nhiên liệu. Than mỡ: Dùng để luyện than cốc. Than non: Dùng để làm nhiên liệu trong đời sống Than bùn: Làm chất đốt, phân bón tại chỗ. 2. Nguyên liệu lỏng  Gồm các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ (xăng, dầu hỏa...) và rượu. Nhiên liệu lỏng  được dùng chủ yếu cho các động cơ đốt trong, một phần nhỏ dùng để đun nấu và thắp sáng. Xăng sinh học E5 là nhiên liệu chứa 5% thể tích cồn sinh học và 95% thể tích xăng  truyền thống. Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiên liệu được cho là hành động thiết thực để bảo vệ môi trường. Vì NLSH là loại nhiên liệu được chế xuất từ các hợp chất có nguồn gốc động thực vật như trên nên nó là sản phẩm hoàn toàn thân thiện với môi trường và là nguồn nhiên liệu tái sinh được. Sử dụng nhiên liệu sinh học giúp giảm thiểu đáng kể các loại khí thải độc hại có trong các nhiên liệu truyền thống như CO, SO2, hạt bụi và khí. Ngoài ra, lượng khí độc hại CO2 thải ra môi trường của xăng sinh học ít hơn so với xăng truyền thống, làm giảm hiệu ứng nhà kính, giúp cho môi trường được an toàn và trong sạch hơn. 3. Nguyên liệu khí  Gồm: Khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, khí lò cốc, khí lò cao, khí than...  Năng suất tỏa nhiệt cao.  Dùng làm nhiên liệu.  Dễ cháy hoàn toàn, ít độc hại, không gây ô nhiễm Hình 7: Năng suất tỏa nhiệt của một số nhiên liệu thông thường III. Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả?  Cung cấp đủ oxi hoặc không khí cho sự cháy.  Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí.  Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết phù hợp với nhu cầu sử dụng. IV. Tổng kết Hình 8: Sơ đồ tư duy bài Nhiên liệu