Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

:ý thuyết hiện tượng quang điện trong

Gửi bởi: Hai Yen 2 tháng 5 2019 lúc 0:09:39 | Được cập nhật: 22 giờ trước (7:07:08) Kiểu file: PDF | Lượt xem: 464 | Lượt Download: 0 | File size: 0.495636 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN TRONG 1. Hiện tượng quang điện trong Định nghĩa: hiện tượng quan điện trong là hiện tượng ánh sáng giải phóng các electron liên kết để chúng trở thành các electron dẫn đồng thời tạo ra các lỗ trống cùng tham gia vào quá trình dẫn điện. Bảng so sánh hiện tượng quang điện ngoài và hiện tượng quang điện trong Đối tượng nghiên cứu Định nghĩa Đối tượng xảy ra Ứng dụng Quang điện ngoài Quang điện trong - Kim loại - Chất bán dẫn - Các electron bật ra khỏi bề - Xuất hiện các electron dẫn mặt kim loại và lỗ trống có thể chuyển động tự do trong lòng khối bán dẫn. - Tất cả các kim loại kiềm và - Hầu hết các bán dẫn có λ0 một số kim loại kiềm thổ có nằm trong vùng hồng ngoại. λ0 thuộc ánh sáng nhìn thấy, còn lại nằm trong tử ngoại - Được dùng để chế tạo các tế - Quang điện trở: là linh kiện bào quang điện trong thiết bị mà khi chiếu ánh sáng điện truyền ảnh, vô tuyến truyền trở giảm đột ngột từ vài hình, máy quay phim, thiết bị nghìn Ôm xuống còn vài điều khiển tự động, thiết bị Ôm. đóng – mở cửa nhà ga - Pin quang điện: là nguồn điện chuyển hóa quang năng thành điện năng. 2. Hiện tượng quang dẫn - là hiện tượng giảm mạnh điện trở suất của chất bán dẫn khi bị chiếu sáng.  Khi không chiếu sáng vào chất bán dẫn thì bán dẫn không dẫn điện, chiếu sáng vào chất bán dẫn thì nó trở nên dẫn điện.  Năng lượng cần cung cấp để xảy ra quang điện trong nhỏ hơn quang điện ngoài. 3. Quang điện trở - là một điện trở làm bằng chất quang dẫn. - Cấu tạo: Gồm một sợi dây bằng chất quang dẫn gắn trên một đế cách điện. - Điện trở của quang điện trở có thể thay đổi từ vào M khi không được chiếu sáng xuống vài chục ôm khi được chiếu sáng. 4. Pin quang điện + Pin quang điện là nguồn điện trong đó quang năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng. + Hoạt động của pin dựa trên hiện tượng quang điện trong của một số chất bán dẫn (đồng ôxit, sêlen, silic,...). + Suất điện động của pin thường có giá trị từ 0,5 V đến 0,8 V. + Pin quang điện (pin mặt trời) đã trở thành nguồn cung cấp điện cho các vùng sâu vùng xa, trên các vệ tinh nhân tạo, con tàu vũ trụ, trong các máy đo ánh sáng, máy tính bỏ túi. … 5. Hiện tượng quang – phát quang a. Sự phát quang  Là hiện tượng có một số chất khi hấp thụ năng lượng dưới một dạng nào đó, thì có khả năng phát ra các bức xạ điện từ trong miền ánh sáng nhìn thấy. Ví dụ: con đom đóm phát sáng, điện phát quang như đèn led, electron phát quang như đèn hình tivi… b. Quang phát quang  Là hiện tượng một chất hấp thụ bức xạ điện từ và phát ra bức xạ điện từ có bước sóng nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy.  Tính chất quan trọng của sự phát quang là nó còn kéo dài một thời gian sau khi tắt ánh sáng kích thích. Thời gian phát quang là thời gian từ lúc tắt ánh sáng kích thích đến lúc chất đó ngừng phát quang. c. Huỳnh quang và lân quang So sánh hiện tượng huỳnh quang và lân quang So sánh huỳnh quang lân quang Vật liệu - Chất khí hoặc chất lỏng. - Chất rắn. Thời gian phát quang - Rất ngắn (dưới 10-8 s), gần - Kéo dài từ 10-8 s trở lên như tắt ngay sau khi tắt ánh đến vài giây. sáng kích thích. d. Định luật Xtốc về sự phát quang (Đặc điểm của ánh sáng huỳnh quang) Ánh sáng phát quang có bước sóng λhq dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích λkt  pq   kt  hf pq  hf kt   pq  kt . e. Ứng dụng của hiện tượng phát quang  Sử dụng trong các đèn ống để thắp sáng, trong các màn hình của dao động kí điện tử, tivi, máy tính. Sử dụng sơn phát quang quét trên các biển báo giao thông.