Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 24: Suất điện động cảm ứng

I. Suất điện động cảm ứng trong mạch kín

1. Định nghĩa

  Suất điện động cảm ứng là suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín.

2. Định luật Fa-ra-đây

  Suất điện động cảm ứng: \({{e}_{c}}=-\frac{\Delta \phi }{\Delta t}\)

  Nếu chỉ xét về độ lớn của \(e_c\) thì: \(\left| {{e}_{c}} \right|=\left| \frac{\Delta \phi }{\Delta t} \right|\)

  Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch kín đó.

II. Chuyển hóa năng lượng trong hiện tượng cảm ứng điện từ

  Xét mạch kín đặt trong từ trường không đổi, để tạo ra sự biến thiên của từ thông qua mạch , phải có một ngoại lực tác dụng vào để thực hiện một dịch chuyển nào đó của và ngoại lực này đã sinh một công cơ học. Công cơ học này làm xuất hiện suất điện động cảm ứng trong mạch, nghĩa là tạo ra điện năng.

 Vậy bản chất của hiện tượng cảm ứng điện từ đã nêu ở trên là quá trình chuyển hóa cơ năng thành điện năng.

III. Dạng bài tập

Dạng 1: Tính suất điện động và cường độ dòng điện cảm ứng

Áp dụng công thức suất điện động cảm ứng \(\left| {{e}_{c}} \right|=\left| \frac{\Delta \phi }{\Delta t} \right|\).

Kết hợp các công thức về dòng điện không đổi, đặc biệt là các định luật Ôm, để tính cường độ dòng điện cảm ứng.

Dạng 2: Mạch có suất điện động tạo bởi đoạn dây dẫn chuyển động trong từ trường.

Từ  thông qua diện tích mà dây quét trong thời gian \(\Delta t\) là \(\Delta \phi =B.l.v.\Delta t\) với l là độ dài của đoạn dây dẫn, v là vận tốc chuyển động \(\Delta t\) là thời gian chuyển động.

Suất điện động tạo bởi đoạn dây dẫn chuyển động trong từ trường \(\left| {{e}_{c}} \right|=\left| \frac{\Delta \phi }{\Delta t} \right|\)

Bài tập

Có thể bạn quan tâm



Có thể bạn quan tâm