Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Văn mẫu: Viết bài tập làm văn số 3

Gửi bởi: Nguyễn Thị Ngọc 28 tháng 10 2019 lúc 11:21:20


Mục lục
* * * * *

Dàn ý Thuyết minh về chiếc nón lá

A. Mở bài: Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá: Bên cạnh hình ảnh hoa sen, tà áo dài, lũy tre xanh,… thì nhắc đến đất nước Việt Nam xinh đẹp, chúng ta còn có thể tự hào với chiếc nón lá – một trong những vật dụng gắn liền với nền văn hóa lâu đời và mang đậm đà bản sắc dân tộc.

B. Thân bài:

Luận điểm 1: Nguồn gốc

- Từ xưa, người Việt cổ đã biết dùng lá kết lại làm vật che mưa che nắng. Trải qua nhiều thời kì phát triển chung của toàn nhân loại, nón lá được hoàn thiện và trở thành vật dụng quen thuộc, phổ biển của người dân Việt Nam.

Luận điểm 2: Cấu tạo

- Vật liệu: Nón lá có thể được làm bằng nhiều loại lá khác nhau như lá cọ, rơm, lá tre, lá cối, lá hồ… nhưng chủ yếu là lá nón.

- Hình dạng: Nón lá có hình khối chóp nhọn ở đỉnh, tuy nhiên vẫn có một số loại nón rộng bản và phẳng (nón quai thao).

- Để làm ra chiếc nón lá, người ta xếp lá vào khuôn gồm các nan tre nhỏ uốn hình vòng cung rồi dùng sợi chỉ hoặc tơ tằm, sợi cước để cố định lại.

Luận điểm 3: Cách làm nón lá

- Nguyên liệu: Lá nón, mành tre dùng làm khung nón, bẹ tre dùng làm cốt nón, sợi cước, chỉ dùng để cố định nón, một dải lụa nhỏ để làm quai đeo

- Cách làm:

   + Bước 1: Lấy khoảng 24-25 chiếc lá nón đã phơi dệt phẳng rồi dùng kéo cắt nhọn đầu trên, cố định các đầu lá lại với nhau sau đó xếp đều trên khuôn nón. Do lá nón khá mỏng và dễ bị ướt nên người ta thường lấy bẹ tre khô kẹp giữa 2 lớp lá nón giúp nón cứng và bền hơn.

   + Bước 2: Dùng sợi cước cố định các lá nón với khuôn lại với nhau rồi dùng chỉ khâu thành hình chóp.

   + Bước 3: Nón sau khi thành hình được quết 1 lớp dầu bóng để chống thấm nước, tăng độ bền và tính thẩm mĩ cho nón. Người nghệ nhân làm nón cũng có thể vẽ hoặc dán một số hình ảnh lên nón để nón trông đẹp hơn.

   + Bước 4: Ở giữa nan thứ 3 và thứ 4 người thợ dùng chỉ đôi kết đối xứng 2 bên để buộc quai. Quai thường được làm từ nhung, lụa, the với các màu sắc như tím, hồng đào, đỏ,…

- Phân bố: Nón lá được sản xuất và sử dụng phổ biến trên mọi vùng miền Việt Nam, tuy nhiên, nhắc đến nón lá, người ta thường nghĩ đến đầu tiên đó là nón ngựa Bình Định ( nón được làm bằng lá dứa, dùng khi cưỡi ngựa), nón quai thảo ở đồng bằng Bắc Bộ (nón phẳng), nón lá bài thơ ở Huế ( nón lá trắng, mỏng, có vẽ hình hoặc in một vài câu thơ)…

Luận điểm 4: Công dụng và cách bảo quản

- Công dụng chính của nón là là dùng để che mưa, che nắng, bên cạnh đó cũng có thể dùng để đựng đồ hoặc để quạt…

- Nón lá với tính thẩm mĩ còn có thể dùng như một công cụ biểu diễn nghệ thuật: Nón quai thao trong các làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh, múa nón,…

- Cách bảo quản: Để nón ở nơi khô ráo, có thể quết dầu bóng hoặc dùng nilong bọc lại để nón bền hơn

Luận điểm 5: Ý nghĩa

- Nón lá tồn tại trong tiềm thức của con người Việt Nam như một nét văn hóa, truyền thống lâu đời, Cùng với áo bà ba, áo dài, áo tứ thân, nón lá chính là một trong những biểu tượng đặc trưng, mang đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Hình ảnh nón lá như một lẽ tự nhiên đã đi vào biết bao trang thơ, trang văn, biết bao câu hát, điệu hò của con người Việt Nam trên mọi vùng miền tổ quốc và trở thành món quà quý giá, đặc biệt đối với các du khách nước ngoài khi đến tham quan, khám phá nền văn hóa nước ta.

C. Kết bài: Cảm nghĩ chung về nón lá Việt Nam: Nón lá là một trong những đồ dùng gắn liền với con người Việt Nam, đặc biệt nó như tô thêm nét duyên dáng, hiền dịu cho người phụ nữ như trong câu ca dao:

“Ra đường nghiêng nón cười cười/ Như hoa mới nở, như người trong tranh”

Dàn ý Thuyết minh về kính đeo mắt

A. Mở bài: Giới thiệu về kính đeo mắt.

B. Thân bài:

Luận điểm 1: Nguồn gốc

- Cuối thế kỷ 12, kính đã xuất hiện ở Trung Quốc và Châu Âu

- Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật nhân loại, kính đeo mắt đã trở thành vật dụng khoa học được sử dụng phổ biến, rộng khắp trên toàn thế giới.

Luận điểm 2: Cấu tạo

- Kính gồm 2 phần chính: tròng kính (mắt kính) và gọng kính (phần khung)

   + Tròng kính (mắt kính): Tròng kính được làm từ chất dẻo cứng (plastic) hoặc từ thủy tinh. Tuy nhiên hiện nay, người ta sử dụng chất dẻo cứng nhiều hơn vì đặc tính của nó tốt hơn thủy tinh. Tròng kính được thêm các đặc tính như: chống xước, chống tia UV bằng cách tráng một lớp hợp chất đặc biệt.

   + Gọng kính (phần khung): Gọng kính được làm từ kim loại chống gỉ hoặc nhựa cứng hoặc dẻo. Gọng kính gồm 2 phần: phần trước dùng để đỡ tròng kính, phần sau được uốn cong dùng để cài làm tai, nâng đỡ toàn bộ kính. Hai phần này được nối với nhau bằng một khớp nối nhỏ, có thể gập ra gập vào. Gọng kính đa phần được làm bằng nhựa vì độ dẻo và bền, chống gỉ.

   + Tròng kính được lắp vào gọng nhờ vào 1 dây cước nhỏ, gọng kính siết chặt tròng bằng ốc vít nhỏ.

   + Gọng kính và tròng kính có nhiều hình dạng phong phú, tùy theo thiết kế: hình tròn, vuông, chữ nhật,…

Luận điểm 3: Phân loại

- Kính đeo mắt gồm các loại chủ yếu: kính thuốc, kính dâm, kính bơi, kính thời trang và một số loại kính chuyên dụng khác (ví dụ như kính cho thợ hàn, kính cho thợ lặn, …)

- Bên cạnh kính đeo mắt thì từ năm 1887, một thợ thủy tinh người Đức đã làm ra chiếc kính áp tròng đầu tiên vừa khít với mắt người. Kính áp tròng là loại kính đeo trực tiếp vào phần con ngươi mà không cần gọng (khung).

Luận điểm 4: Công dụng

- Mỗi loại kính có một công dụng khác nhau, nhưng tựu chung lại kính là vật dụng để bảo vệ mắt khỏi những tác động bên ngoài môi trường.

   + Kính thuốc: dùng cho người mắt các tật khúc xạ về mắt: cận thị, viễn thị, loạn thị… Sự khác nhau cơ bản giữa các loại kính thuốc này là ở độ dày của tròng kính.

   + Kính dâm: dùng để bảo vệ mắt khỏi các tia UV, bụi bẩn,… và giúp nhìn tốt hơn trong ánh sáng ban ngày, đặc biệt khi trời nắng, tránh chói mắt, lóa mắt,…

   + Mỗi loại kính sẽ có một hoặc một vài công dụng đặc biệt chuyên dụng khác nhau.

Luận điểm 5: Cách bảo quản

- Để bảo quản tốt kính đeo mắt khỏi bị vỡ, gãy, xước,… người dùng cần lưu ý một số điều sau:

   + Cất kính vào hộp, đậy kín khi không dùng đến

   + Tránh làm rơi, va đậm mạnh khiến kính biến dạng

   + Thường xuyên sử dụng khanw mềm và nước lau kính

   + Đặc biệt với kính thuốc, người dùng cần nghe theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

C. Kết bài: Khái quát về công dụng và ý nghĩa của chiếc kính đeo mắt trong đời sống

Thuyết minh về kính đeo mắt 

Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: "Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi". Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không?

   Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn lòng...

   Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi".

   Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không.

   Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp"... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! "Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!".

   Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được.

   Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá.

   Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng ! ...

   Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ.

   Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.

   Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.

Dàn ý Thuyết minh về cây bút

A. Mở bài: Giới thiệu về loại bút định thuyết minh (bút bi)

B. Thân bài:

Luận điểm 1: Nguồn gốc

- Bắt nguồn từ nhu cầu in khắc, ghi chép, đánh dấu,… các loại bút viết lần lượt ra đời.

- Tên gọi bút bi được vay mượn từ tiếng Pháp, ban đầu gọi là bút bic (theo tên 1 công ty Pháp chuyên sản xuất bút)

- Bút bi bắt đầu xuất hiện từ cuối thế kỉ 19, khi công nghệ in ấn đã bắt đầu phát triển. Đa phần trong các phát minh về bút viết, mực sẽ được đặt trong một ống nhỏ, đầu ống được chặn lại bằng một bi nhỏ để lăn và ngăn không cho mực chảy ra.

- Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, bút bi được sử dụng phổ biến trên toàn thế giớ, phục vụ như cầu ghi chép của nhân loại với rất nhiều mẫu mã, chủng loại khác nhau, giá thành rẻ.

Luận điểm 2: Cấu tạo

- Bút bi gồm 3 bộ phận chính: vỏ bút, ruột bút và bộ phận điều chỉnh bút

   + Vỏ bút: được làm từ nhựa cứng, nhẹ, hình thon dài, dùng để bảo vệ ruột bút.

   + Ruột bút: là một ống nhỏ được làm từ nhựa dẻo, dùng để chứa mực, phần ngòi bút tiếp xúc trực tiếp với mực trong ống. Đặc biệt, đầu ngòi có một bi nhỏ dùng để lăn mực trên giấy và ngăn không cho mực chảy ra. Đây là phần quan trognj nhất của bút bi.

   + Bộ phận điều chỉnh bút: gồm lò xo và bộ bấm bút, dùng để điều chỉnh bút khi viết và khi không dùng đến. Một số loại bút khác điều chỉnh bằng nắp đậy.

- Bút bi được thiết kế ngày càng có tính thẩm mĩ và hữu dụng cao, giá thành lại rẻ.

Luận điểm 3: Phân loại bút bi

- Bút bi được chia ra làm hai loại chính: loại bút dùng một lần và loại có thể bơm thêm mực khi hết. Tuy nhiên đối với loại bút dùng một lần, chúng ta vẫn có thể thay ngòi khác mà vẫn giữ nguyên vỏ và bộ phận điều chỉnh, giúp tiết kiệm chi phí hơn.

- Ngoài bút bi còn có rất nhiều loại bút khác phục vụ nhu cầu ghi chép đa dạng của con người: bút chì, bút máy, bút dạ, bút highlight,…

Luận điểm 4: Công dụng và cách bảo quản

- Công dụng của bút bi là ghi chép, đánh dấu lên giấy và một số vật khác như gỗ, gạch,…

- Cách bảo quản: Bút bi có giá thành rẻ và độ bền cao, khi sử dụng chúng ta chỉ cần chú ý không để bút rơi xuống đất, tránh va đập khiến vỏ bút vỡ, và đặc biệt là tránh làm hỏng bi bút.

C. Kết bài: Khái quát công dụng và ý nghĩa của bút bi trong đời sống con người.

Thuyết minh về cây bút

"Nghe tin em vào đại học
Nửa tin nửa ngờ tên lại trùng tên
Hôm nay nhận được thư em
Nét chữ nghiêng nghiêng cười trên giấy trắng"

   Vâng, nét chữ đã đi liền với văn hóa con người. Để có một nét chữ " cười trên giấy trắng", ta không thể không nói tới cây bút, Cây bút đã đi liền với văn minh nhân loại.

   Nhu cầu viết chữ của con người đã xuất hiện trước khi có cây bút. Người tiền sử viết và vẽ bằng cách khắc trên đá hoặc dùng bột màu, gạch màu vẽ trên hang động. Cách đây mấy trăm năm, người Phương Tây dùng lông cánh của loài ngỗng để chấm mực viết. Trong lúc đó, người Á chân lại dùng lông thỏ để kết thành ngòi bút. Thế kỉ XX – XXI này mới phát sinh ra bút máy và bút bi. Khi chất liệu thay đổi thì hình dạng bút cũng thay đổi theo. Thời Nho học, bút của người Á châu bằng lông thỏ gắn vào trúc, mực là một chấn rắn được mài hàng giờ mới trở thành chất lỏng. Khi nền Nho học cáo chung, nhường chỗ cho Tây học thì nước ta xuất hiện bút chì, bút mực. Bút chì làm bằng gỗ được khoét một ống dài. Ở giữa ống đó đựng chì. Chì là một loại gỗ mềm đã được đốt cháy. Khi viết nó phát sinh ra một màu đen mịn. Với thời gian, chì được pha chế bằng hóa chất, trong những nhà máy tối tân. Độ đen của chì được quy định bằng các con số từ 1B đến 4B, 5B, v.v…. Bút sắt là loại bút có ngòi làm bằng sắt, gắn vào một quản gỗ sơn đủ màu xinh tươi. Chiếc ngòi bút dài độ 2 – 3cm, có một đường rãnh nhỏ. Thầy trò chấm mực mà viết độ 5 – 3 dòng. Khi mực khô lại chấm tiếp. ó xuất hiện ở nước ta khoảng giữa thế kỉ XX và sau đó nó bị tha thế bằng bút máy.

   Bút máy là loại bút được chế tạo bằng nhựa, kim loại. Xuất hiện ở phương Tây khoảng giữa thế kỉ XX. Ngòi bút là kim loại tổng hợp, không rỉ sét, có khhi còn được mạ vàng. Trên ngòi bút là một ruột bút bằng chất dẻo, đàn hổi như piston để bơm một số lượng mực, có thể viết trong thời gian vài ngày. Vỏ bút máy làm bằng nhựa tổng hợp với nhiều màu sắc phong phú, kiểu dáng và chất lượng đa dạng để phù hợp với túi tiền của nhiều người trong xã hội.

   Cuối cùng, thập niên 70 của thế kỉ XX lại sinh ra một loại bút thay thế cho bút máy. Loại bút phổ biến nhất ngày nay được sử dụng khắp nơi là bút bi. Bút bi tiếng Pháp viết là bille, gọi theo tên của một công ty Pháp, còn gọi là bút Bic, hoặc bút nguyên tử. Bút bi có chứa một ống mực đặc hơn mực của bút máy. Dưới cùng là một ngòi bút kim loại, có bộ phận quan trọng là một viên vi nhỏ xíu. Khi viết viên bi lăn tròn, hé một khe nhỏ cho mực chảy ra, mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của một viên bi nhỏ có đường kính khoảng từ 0,7mm đến 1mm gần đầu ống chứa mực. Loại mực dùng cho bút bi khô rất nhanh sau khi được viết lên giấy.

   Từ đó xã hội Việt Nam xuất hiện "viết bi" hay còn gọi là "viết bic". Ngày nay, viết bi của hãng Bic bên Mỹ vẫn còn đó nhưng mỗi đất nước đều chế ra nhiều loại bút tương tự như vậy, chúng chỉ khác nhau về chất liệu, kiểu dáng, màu sắc và giá tiền. Có hai loại bút bi chính: Loại dùng một lần và loại có thể nạp mực lần sau. Loại dùng một lần chủ yếu làm bằng nhựa rẻ tiền có thể bỏ đi khi hết mực. Loại có thể nạp lại mực thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa tốt. Ống mực để nạp lại gồm một ống mực và một đầu bi gắn liền với nhau. Bút bi có thể có nắp đậy khi không dùng đến hoặc cũng có loại có thể kéo đầu bi vào bằng một lò xo. Cách kéo đầu bi có thể là bấm nút, hay xoay thân bút. Có một loại bút bi hiệu là Space pens, được thiết kế để viết trong trạng thái chân không, Do Fisher phát minh ra. Nó dùng khi nén để dồn mực vào đầu ngòi bút. Do đó bút này có thể viết khi lật ngược đầu bút hoặc viết trong trạng thái chân không, thí dụ như các phi hành gia rời xa mặt đất lên mặt trăng, ngồi trên phi thuyền, v.v…

   Những năm gần đây, bút bi cũng trở thành phương tiện sáng tác nghệ thuật. Những tác phẩm được giới thiệu ở một số trang web như biro_art.com và birodrawing.co.uk. Nhiều người cũng dùng bút bi để vẽ hình lên người họ, còn được gọi là hình xăm bằng bút bi. Vì lí do này, cùng với sự phổ biến đối với trẻ nhỏ, quy định quan trọng trong nhiều nước trên thế giới hiện nay về thành phần mực bút bi là không gây độc hai.

   Kiểu bút hiện đại nhất mà người đi học, đi làm không thể không biết là loại bút lông kim. Ban đầu bút lông là loại bút mực đen cao cấp được chế tạo ra với những quy định chặt chẽ về kích thước, để dành cho các kiến trúc sư và họa sĩ về kĩ thuật hoặc sáng tác tranh ảnh. Phần ruột của nó được cấu tạo tương tự như bút máy nhưng ngòi là một ống kim loại nhỏ kèm theo một chất lông mềm cuối ngòi với kích cõ từ 0,3mm đến 0,5; 0,7mm, những năm gần đây bút lông kim được dùng rộng rãi trong họ sinh cấp 2 và 3 với nhiều màu sắc.

   Đi liền với văn hóa và nghệ thuật nhân loại, cây bút đã giúp con người làm ra bao nhiêu tác phẩm. Nguyễn Du cũng một lần tả về cây bút của một người tương tư:

"Trúc se ngọn thỏ, tơ chùng phim loan"

   Khi đại văn hào Pháp đi quá cảnh một quốc gia, đã khai với nhân viên hải quan: "Sống bằng ngòi bút" và nhân viên ấy ghi rằng: "Victor Hugo: buôn bán bút".

   Đó là một câu chuyện cười ý nhị nhất về cây bút mà tôi được đọc.

Dàn ý Giới thiệu về chiếc áo dài

A. Mở bài: Giới thiệu khái quát về áo dài

B. Thân bài:

Luận điểm 1: Nguồn gốc, lịch sử

- Áo dài là trang phục truyền thống của Việt Nam

- Cách đây khoảng vài nghìn năm, theo như hoa văn trên trống đồng Ngọc Lũ, phụ nữ Việt đã mặc trang phục với 2 tà áo xẻ.

- Trải qua những thay đổi trong lối sống, nếp sống văn hóa Việt, áo dài từng có thời gian bị cấm song cho đến nay, áo dài đang ngày càng được yêu thích bởi sự duyên dáng, nhẹ nhàng, thanh thoát của nó.

Luận điểm 2:Chất liệu và Cấu tạo

- Chất liệu: Áo dài được may bằng vải mềm, rũ, thường là lụa tơ tằm.

- Áo dài truyền thống Việt Nam gồm 5 phần chính: cổ áo, thân áo, tay áo, tà áo và quần.

   + Cổ áo cổ điển cao từ 4-5 cm, ôm sát vào cổ. Ngày nay, cổ áo dài được cách tân hơn rất nhiều, có cổ trái tim, cổ tròn, cổ chữ U,… Ở cổ áo thường được đính ngọc, thể hiện sự sang trọng, quý phái.

   + Thân áo được tính từ phần cổ xuống đến eo, có đính cúc từ cổ chéo đến vai rồi xuống kéo xuống ngang hông

   + Tà áo được xẻ từ eo xuống đến gót chân. Áo dài có 2 tà: tà trước và tà sau. Độ dài 2 tà tùy vào sở thích thiết kế, thường là tà sau dài hơn tà trước. Trên tà áo, người thợ thủ công thường thêu hoa văn hoặc bài thơ lên để tăng vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh thoát cho áo dài.

   + Tay áo được tính từ phần vai xuống đến cổ tay hoặc khuỷu tay (áo tay lỡ), hoặc cũng có thể làm tay cộc tùy sở thích, ôm sát lấy cánh tay khiến cho áo dài càng thon gọn.

   + Áo dài được mặc với quần lụa, ống rộng, chạm đến gót chân. Màu sắc của quần thường là màu đen hoặc trắng.

Luận điểm 3: Phân loại áo dài

- Áo dài được chia làm 2 loại chính: áo dài cổ điển và áo dài cách tân

   + Áo dài cách tân có sự thay đổi về thiết kế ở cổ và độ dài tà áo, đáp ứng nhu cầu và sở thích của người mặc. Ngày nay, áo dài cách tân rất được ưa chuộng, đặc biệt là trong các ngày lễ, tết bởi phần tà áo ngắn hơn khá nhiều, dễ hoạt động nhưng vẫn giữ được nét duyên dáng, dịu dàng của áo.

Luận điểm 4: Ý nghĩa của áo dài trong truyền thống văn hóa Việt Nam

- Áo dài là trang phục truyền thống Việt Nam, được chọn làm quốc phục và trở thành biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam. Chiếc áo dài làm tôn thêm vẻ đẹp quyến rũ, dịu dàng, đằm thắm mà lại không kém phần sang trọng, thanh lịch cho người phụ nữ Việt Nam.

- Tà áo dài đã đi vào đời sống văn hóa nghệ thuật, đi vào thơ ca nhạc họa và trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, thể hiện tình cảm yêu mến, say đắm cuẩ người con trai dành cho người con gái.

   + Bài thơ “Áo trắng” của Huy Cận:

   Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong

   Hôm xưa em đến mắt như lòng

   Nở bừng ánh sáng em đi đến

   Gót ngọc dồn hương bước tỏa hồng

   + Bài “Áo lụa Hà Đông” của Nguyên Sa:

   Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát

   Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông...

   + Hình ảnh chiếc áo dài cũng xuất hiện nhiều trong các tác phẩm âm nhạc của các nhạc sĩ: Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Sỹ Luân, Nguyễn Đức Cường,…

   + Trong hội họa không thể không kể đến bức họa “Thiếu nữ bên hoa huệ” của họa sĩ Tô Ngọc Vân

   + Trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác, áo dài cũng được đưa vào như một tình cảm, một sự tự hào về văn hóa dân tộc Việt Nam.

C. Kết bài: Khát quát về ý nghĩa của chiếc áo dài trong đời sống.

Thuyết minh về chiếc áo dài

 Tục ngữ Việt Nam có câu: Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân. Suy ngẫm nhiều, chúng ta thấy đúng là y phục góp phần quan trọng vào vẻ đẹp của mỗi con người, góp phần quan trọng vào sự thướt tha của phụ nữ.

   Áo dài Việt Nam là loại trang phục truyền thống của Việt Nam, che thân từ cổ đến đầu gối hoặc quá đầu gối, dành cho cả nam lẫn nữ. Áo dài thường được mặc vào các dịp lễ hội trang trọng, hoặc nữ sinh mặc khi đi học. Không ai biết áo dài nguyên thủy có từ lúc nào và hình dáng ra sao, nhưng theo những hình khắc trên trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm, đã có hình phụ nữ mặc trang phục áo dài với hai tà xẻ. Sử gia Đào Duy Anh viết: Theo sách sử chép thì người Văn Lang xưa mặc áo dài cài nút về bên tả. Từ đó suy rằng trước thời Băc thuộc người Việt gài áo về tay trái, sau bắt chước người Trung Quốc, mới mặc áo gài về bên phải.

   Theo từng thời kì lịch sử mà chiếc áo dài có những thay đổi về chi tiết. Kiểu sơ khai của áo dài là áo giao lãnh, tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc thì không buộc hai vạt trước lại. Sau để tiện làm việc, áo giao lãnh được thu gọn thành áo tứ thân, gồm có hai vạt trước và hai vạt sau. Áo tứ thân hợp với phụ nữ thôn quê quanh năm bươn chải, lao động đồng áng. Sau đó, áo ngũ thân ra đời, phù hợp cho phụ nữ tỉnh thành với sự biến đổi vạt nửa trước bên phải của áo tứ thân thu nhỏ, thành một vạt con. Vạt thứ năm nhỏ hơn, nằm dưới một vạt trước. Áo ngũ thân che kín thân hình, không để hở áo lót, mỗi vạt có hai thân nối sống, tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu. Vạt thứ năm nằm dưới vạt trước, khép kín nhờ năm chiếc khuy, tượng trưng cho "ngũ thường" của Nho giáo và "ngũ hành" của triết học Đông Phương. Đến thể kỉ XVIII, một số người Minh hương bất mãn với nhà Thanh, sang Việt nam lập nghiệp, mang theo một lối sắc phục của người Hoa. Để tạo bản sắc riêng cho dân tộc, Vũ Nương Nguyễn Phúc Khoát (1973 – 1965) đã ban hành một sắc dụ về ăn mặc cho toàn dân xứ Đàng Trong, đây là bước định hình quan rọng cho áo dài biến thành quốc phục Việt Nam: "Áo thì cổ đứng, cửa ống tay rộng hay hẹp tùy tiện, hai bên nách trở xuống phải khâu kín, không được xẻ mở...".

   Nhưng có ý kiến cho rằng áo ngũ thân xuất hiện trong thời vua Gia Long (1802-1819). Năm Minh Mạng triều đình có chiếu chỉ cấm mặc váy mà phải mặc quần hai ống (vì áo ngũ thân phải mặc với quần hai ống, không thể mặc với váy) nên có câu ca dao:

"Tháng tám có chiếu vua ra
Cấm quần không đáy, người ta hãi hùng"

   Những năm đầu thế kỉ này tà áo dài theo hai khuynh hướng: Phối hợp với y phục Phương Tây, các nhà tạo mẫu cho ra dời những kiểu áo dài có dây kéo sau lưng. Những kiểu cổ áo trái tim, kiểu cổ truyền thống. Khoảng 1930, họa sĩ Cát Tường sáng tạo ra kiểu áo dài mới bằng cách biến tứ thân, ngũ thân thành áo hai tà. Thân trên áo dược may sát, ôm theo những đường cong của cơ thể tạo ra vẻ yêu kiều, gợi cảm rất độc đáo. Hàng nút cũng được chuyển dịch, cổ áo cũng nhiều thay đổi, và phong phú hơn, mặc với quần " sa tanh" trắng... gọi là áo dài "Le Mur", nhưng có đôi người đưa ý kiến phản bác vì quá "lai căng". Vũ Trọng Phụng cũng có thái độ trong tác phẩm Số đỏ. Một khuynh hướng khác của các nhà tạo mẫu là khuynh hướng trở về nguồn. các nhà thiết kế dùng những hoa văn hình chim hạc trên áo dùng dể thiết kế ở thân trước áo dài, cổ áo dài hoặc dùng những hoa văn trên vải thổ cẩm để làm viền, những chiếc ao dài vừa duyên dáng vừa hiện đại vừa cổ điển, rang phục kèm theo áo dài cũng thay đổi theo thời gian như quần màu đen, trắng hòa cùng màu với áo, khăn đóng ngày nay thay thế bằng vương miện dùng trong ngày cưới của cô dâu.

   Năm 1934, một hoạc sĩ khác là Lê Phổ đã bỏ bớt giới nét lai căng và đưa vào những nét đẹp truyền thống của áo dài dân tộc, dược nữ giới hoan nghênh nhiệt liệt.

   Sau Cách mạng tháng Tám, đối mặt với giặc đói, giặc dốt, Bác Hồ vận động nhân dân bỏ thói quen mặc áo dài. Ngày hòa bình thống nhất, chiếc áo dài lại được cả nước ca ngợi và sử dụng, nhờ sự khéo léo của những nhà thiết kế mà chiếc áo dài Việt Nam vừa tôn vẻ đẹp dịu dàng thể hiện nét kín đáo thướt tha của người phụ nữ Việt Nam. Vì sao vậy? Phần trên thường kín cổ, thể hiện vẻ kín đóa nhưng cũng làm hiện lên bờ vai và đôi tay trắng thon dài của cô gái rất đẹp. Nhờ cắt may khéo léo, phần trên thể hiện nét đẹp khỏe mạnh gọn gàng, thùy mị của cô gái Việt Nam, đồng thời hai tà áo lúc mở lúc khép, quấn quýt trong giá ạo vẻ thướt tha dịu dàng của chiếc áo dài. Nét đẹp đó làm say mê bao văn nhân, thi sĩ Việt Nam, say mê bao khách nước ngoài khi giao dịch tham quan du lịch Việt Nam. Nhà thơ Nguyên Sa đã viết nhiều bài thơ về áo dài Việt nam như:

"Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ anh viết vẫn nguyên màu lụa trắng"

   Cố nhạc sĩ Văn Cao và Phạm Duy cũng đưa hình ảnh áo dài Việt Nam vào trong bài "Bến xuân" của mình "Tà áo em rung trong giấc mộng ngập ngừng ngoài Bến Xuân." Đến thể kỉ XXI này, tuy xã hội Việt Nam đã theo nhiều trào lưu y phục phương Tây nhưng người ta vẫn không quên giữ gìn và phát huy vẻ đẹp của chiếc áo dài. Trong vài thệp niên gần đây, tà áo dài đã là đồng phục quy định của nhiều công sở và trường học ngay cả dịp quan trọng như ngày tết , ngày lễ, ngày cưới, người ta cũng dùng áo dài làm trang phục cho cô dâu và phụ nữ. Với những loại vải quý phái, chất liệu đặc biệt như tơ tằm gấm, lụa và vẽ màu sắc lộng lẫy hoặc nhu hòa, chiếc áo dài đã giúp cho người phụ nữ Việt Nam tăng thêm vẻ trang trọng và tươi đẹp. Các nữ sinh mới lớn cắp sách đến trường trong tà áo dài trắng tăng thêm nét yểu điệu, tinh khiết, trong sáng và vô tư như những thiên thần.

   Áo dài Việt nam là một trong những nét đẹp truyền thống của người Việt Nam. Người nữ sinh trung học ngày nay nên tự hào khi được mặc chiếc áo này! Bảo vệ nét đẹp áo dài Việt Nam là bảo vệ văn hóa và phong tục của người Việt Nam, nó cũng là nguồn đề tài vô tận cho các thi nhân nghệ sĩ Việt Nam.

Dàn ý Thuyết minh về cây tre

A. Mở bài: Giới thiệu khái quát về cây tre

B. Thân bài

Luận điểm 1: Đặc điểm

- Tre thuộc nhóm thực vật thân xanh đa niên thân gỗ. Tre thuộc bộ Hòa thảo, phân họ tre, tông tre, khá phong phú về loài.

- Tre gồm 5 bộ phận chính: thân tre, lá tre, hoa tre, rễ tre.

   + Thân tre cứng, thẳng, bên trong rỗng, được phân thành nhiều đốt, gọi là đốt tre, giữa các đốt tre gồm các mấu mắt. Trung bình thân tre khi trưởng thành có thể cao khoảng 3-4m, gồm từ 10 đến 20 đốt tùy độ tuổi của tre. Từ thân tre chĩa ra các cành tre nhỏ.

   + Lá tre là loại lá nhỏ, thon, dẹp, thuôn nhọn và sắc về phần đầu.

   + Tre là loài thực vật có hoa, tuy nhiên hoa tre chỉ nở 1 lần duy nhất vào cuối đời. Thường thì tre có thời gian nở hoa từ 5-60 năm 1 lần. Hoa tre có mùi hương thơm nồng, màu vàng nhạt như màu đất.

   + Rễ tre khá to và cứng, bám chắc dưới lòng đất, giúp cây tre mặc dù dài nhưng vẫn có thể đứng thẳng.

- Tre là loài thực vật mọc thành quần thể, gọi là khóm tre, bụi tre chứ không mọc đơn lẻ, riêng biệt từng cây.

Luận điểm 2: Lợi ích

- Trong đời sống:

   + Thân tre cứng, to nên được dùng làm các đồ gia dụng, làm nhà, cột, kèo, làm đũa, máng nước, đan lát rổ giá, …

   + Tre non làm thức ăn (gọi là măng).

   + Thân và rễ tre khô làm củi đun

- Trong chiến tranh: Tre được chế tạo thành loại vũ khí thô sơ: chông, gậy, cung tên…

Luận điểm 3: Ý nghĩa của hình ảnh cây tre – biểu tượng của đất nước Việt Nam

- Tre là người bạn đồng hành, thủy chung, gắn bó với người dân Việt Nam từ thuở sơ khai, dựng nước, giữ nước.

- Tre đã in bóng mình vào trang văn hóa Việt Nam, trở thành biểu tượng cho sự dũng cảm, kiên cường, bất khuất, đùm bọc yêu thương lẫn nhau,… của ông cha ta.

- Tre không chỉ gắn bó trong đời sống hàng ngày mà còn đi vào thơ ca nhạc họa như một hình ảnh trường tồn trong tiềm thức người dân Việt.

“Tre xanh xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh” (Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)

C. Kết bài: Khái quát về ý nghĩa của cây tre

Thuyết minh về cây tre Việt Nam 

 Ai đã từng đọc thơ ca Việt Nam hiện đại, hẳn sẽ nhớ những câu lục bát này:

"Tre xanh, xanh tự bao giờ
Tự ngàn xưa đã có bờ tre xanh
   Thân gầy guộc lá mong manh
Mà sao lên lũy lên thành tre ơi
   Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu"...

   Việt Nam có một hệ thực vật phong phú và đa dạng. Một trong những nguồn tài nguyên thực vật phân bố tương đối rộng và gần gũi với cuộc sống hằng ngày của người dân là cây tre, được mệnh danh là "gỗ của người nghèo".

   Tre là nhóm thực vật đa niên, thân gỗ, là một loại thực vật có hoa, nhưng chỉ nở hoa một lần duy nhất vào lúc cuối đời. Hoa tre có mùi hương hơi nồng và có màu vàng nhạt như màu đất. Tre Việt Nam có 7 loại là: tre mạnh tông, tre gai, tre vàng sọc, tre tàu và trúc. Tre xanh lúc còn sống màu xanh mượt, đốt dài và bóng nhẵn, đường kính của thân tre trưởng thành khoảng từ 6 đến 8cm. Cao không đến 10m. Tre gai kích thước ốm và thấp hơn, lá cũng mỏng manh hơn nhưng ở mỗi đốt tre mọc ra rất nhiều nhánh gai, sắc, nông dân thường trồng thành hàng rào chống trộm. Tre ngà là loại tre có thân sọc vàng xen lẫn với sọc xanh rất đẹp. Người ta thường trồng làm cảnh. Tre rừng, mọc hoang trong rừng nên thường không tươi tốt lắm. Ngược lại, lồ ô, tầm vông là loại tre rừng khổng lồ, bề ngang và bề cao của nó gấp hai, ba lần tre xanh. Nó mọc thành từng bụi, từng hàng như rừng trong vùng đất hoang. Người ta đốn lấy gỗ làm nhà tranh, nhà sàn rất chắc chắn. Lồ ô to lớn bao nhiêu thì trúc lại mảnh mai, yếu ớt bấy nhiêu vì thân rỗng và kích thước nhỏ bé. Có hai loại trúc là trúc xanh và trúc vàng. Gần đây nước ta có nhập thêm một ít trúc kiểng gọi là trúc Nhật. Những cây kiểng này có hình dáng đặc biệt, thân màu vàng óng, lá xanh mượt mà rất được mọi người ưa chuộng, trồng làm cảnh và thường bày ở mái hiên, phòng khách.

   Tre được sử dụng làm cột kèo để dựng nhà, làm đũa, làm máng nước, rổ rá, làm vật dụng nông nghiệp. Tre trồng làm hàng rào. Tre khô làm củi đun. Thân tre chẻ nhỏ để nhóm bếp rất đượm lửa. Lá tre thường được người miền Nam lấy để gói bánh tro vào dịp lễ giết sau bọ. Lạt tre dùng để cột bánh. Thân tre được dùng để làm đũa. Các thợ thủ công cũng đã tận dụng thân tre để đan thành giỏ tre, rổ tre. Nhân dân ta thường đong dầu, đông nước mắm khhi mua bán bằng ống tre. Thời cách mạng, bộ đội Việt Nam dùng ống tre để đựng nước, nấu cơm. Trong quán ăn ở vùng nông thôn, người ta cũng chẻ thân tre để làm ống tăm cho khách sử dụng sau bữa ăn. Trong chiến tranh, tre được sử dụng làm vũ khí rất lợi hại. Lịch sử có kể về Nguyễn Thiện Thuật sử dụng tre để làm vũ khí chống giặc Pháp. Ngày nay, những bộ salon làm bằng may và tre rất được ưa chuộng và trở thành một món hàng xuất khẩu đắt giá. Năm 2009, nông dân An Giang đã trồng tầm vông để lấy nguyên liệu sản xuất, lãi 120 triệu đồng trên một hecta.

   Hình ảnh cây tre đã đi vào ca dao, thơ ăn và ca từ. Chẳng hạn như:

"Rễ siêng chẳng ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu lá bấy nhiêu cần cù
   Nghiêng mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành..."
       (Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)

   Ông bà ta có nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn tre tốt:

Trồng tre, trồng trúc, trồng dừa
Muốn nên cơ nghiệp thì chừa lang vân.

   Người ta còn sử dụng tre già hay tre non vào những việc khác nhau:

Tháng tám tre non làm nhà
Tháng năm tre già làm lạt

   Người thợ mộc còn so sánh độ bền của tre như sau:

Tre già là bà gỗ lim

   Ngoài ra, ông bà ta còn nhìn cây tre để nghe ngóng về thời tiết: "Lá tre trôi lộc, mùa rét xộc đến". Và từ đó người xưa còn út ra một quy luật sống của thiên nhiên và con người" "Tre già, măng mọc" tre chẻ ra làm nuộc lạt, trở thành một thứ không thể thiếu ở nhiều chỗ: khi gói bánh, bó rau hoặc lợp nhà. Ca dao cũng nhắc đến nuộc lạt: "Bao nhiêu nuộc lạy nhớ ông bà bấy nhiêu".

   Ai từng đọc truyện Thánh Gióng hẳn không quên bụi tre Đằng Ngà khi Thánh Gióng nhổ tre đánh tan giặc ngoại xâm: "Chẻ tre nghe Gióng".

   Tre không những đi vào thơ văn mà măng tre còn là một thực phẩm chế biến đa dạng. Các món ăn từ măng tre: măng tươi, măng khô, bún măng vịt, măng xào thịt ba rọi, thịt kho măng, măng luộc chấm mắm tôm, măng chua.... Bún măng vịt là món ăn được nấu với vịt non béo, măng tươi hoặc khô đã được luộc và thay nước nhiều lần, khi ăn người ta cho bún, một ít hành răm và rau sống vào nữa, trở thành một món ăn vừa thơm vừa béo với nước dùng ngọt dịu. Măng tươi đã luộc kĩ, có màu vàng chanh, được xắt miếng xào chung với thịt ba rọi trở thành một món ăn dân dã và rất ngon nếu có thêm một vài lát ớt đỏ thì lại càng hấp dẫn. Thịt heo kho măng cũng là một món ăn "bắt mắt", nấu nhan và để được vài ngày, tiết kiệm được thời gian nấu nướng mà khi chan vào chén cơm nóng thì cũng rất ngon miệng. Măng luộc phải chọn măng trúc non, vào mùa mưa. Sau khi luộc nhiều lần, ta xắt mỏng rồi chấm với mắm tôm hoặc nước mắm ngon ăn kèm với cơm như một món rau. Nó sẽ có một vị vừa ròn vừa mát, kèm theo một vì ngọt dịu của măng tươi. Nói tóm lại thì cây tre luôn là người bạn đồng hành và nó đóng góp tất cả lợi ích của bản thân mình cho con người Việt Nam.

   Từ bao đời nay, cây tre là người bạn gắn bó và gần gũi với người dân Việt Nam. Hiện nay cuộc sống ngày càng hiện đại và có nhiều đồ dùng là bằng nhựa, inox xuất hiện. Nhưng người ta vẫn có khuynh hướng quay về với thiên nhiên. Ngày nay, nhiều người đã bỏ trồng lúa hoặc cây khoai, đón cây tre để có chỗ xây nhà lầu, nhưng nếu một lúc nào đó, nước ta không còn một bóng tre thì đời sống sẽ khó khăn và buồn tẻ biết mấy! Tre đã cống hiến tất cả sự sống cho con người nên ta phải yêu quý và bảo vệ cây tre Việt Nam.

Nguồn: vietjack