Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Văn mẫu: Thơ hai-cư của Ba-sô

Gửi bởi: Nguyễn Thị Ngọc 29 tháng 10 2019 lúc 14:31:52


Mục lục
* * * * *

Phân tích bài Thơ hai-cư của Ba-sô

Hai-cư là thể loại thơ ca truyền thống Nhật Bản. Đây là thể thơ ngắn nhất thế giới, chỉ có 17 âm tiết. Trong tiếng Nhật 17 âm tiết đó được viết thành một hàng, khi phiên âm La tinh nó mới được ngắt thanh ba đoạn theo thứ tự 5/7/5. Cá biệt có những bài có 19 âm tiết.

   Ma-su-ô Ba-sô (1644 - 1694), nhà thơ bậc thầy về thơ Hai-cư của Nhật. Ông xuất thân trong một gia đình thuộc dòng dõi võ sĩ đạo Sa-mu-rai của xứ I-ga.

   Hai-cư là thể loại thơ ca truyền thống Nhật Bản. Đây là thể thơ ngắn nhất thế giới, chỉ có 17 âm tiết. Trong tiếng Nhật 17 âm tiết đó được viết thành một hàng, khi phiên âm La tinh nó mới được ngắt thanh ba đoạn theo thứ tự 5/7/5. Cá biệt có những bài có 19 âm tiết.

   Ba dòng (đoạn) thơ Hai cư có chức năng khác nhau: Dòng thứ nhất dùng để giới thiệu; Dòng thứ hai tiếp tục ý trên và chuẩn bị cho dòng thứ ba; Dòng thứ ba: Kết lại tứ thơ, nhưng thường không bao giờ rõ ràng và đủ ý mà phải mở ra những suy tư cảm xúc cho người đọc.

   Trong mỗi bài thơ đều phải có quý ngữ (từ chỉ mùa). Mỗi bài thơ là một khoảnh khắc của cảnh vật và đỉnh điểm của cảm xúc.

   Thơ Hai-cư bao giờ cũng có nội dung liên quan đến thiên nhiên và đưa ra những triết lí về thiên nhiên

.

- Bài 1: là nỗi cảm về Ê-đô (Ê-đô là Tô-ki-ô ngày nay). Đã mười mùa sương xa quên, tức là mười năm đằng đẵng nhà thơ sống ở Ê-đô. Có một lần trở về quê cha đất tổ ông không thể nào quên được Ê-đô. Mười mùa sương gợi lòng lạnh giá của kẻ xa quê. Vậy mà về quê lại nhớ Ê-đô. Tình yêu quê hương đất nước đã hòa làm một.

- Bài 2: Ki-ô-tô là nơi Ba-sô sống thời trẻ (1666 - 1672). Sau đó ông chuyển đến Ê-đô. Hai mươi năm sau trở lại Ki-ô-tô nghe tiếng chim đỗ quyên hót ông đã làm bài thơ này. Bài thơ là sự hoài cảm qua tiếng chim đỗ quyên, loài chim báo mùa hè, tiếng khắc khoải gọi lại kỉ niệm một thời tuổi trẻ. Đó là tiếng lòng da diết xen lẫn buồn, vui mơ hồ về một thời xa xắm. Thơ Ba-sô đã gây ấn tượng đầy lãng mạn. Giữthơ cũng bồng bềnh trong khẳng định thầm lặng của nỗi nhớ, sự hoài cảm.

- Bài 3: Một mớ tóc bạc di vật còn lại của mẹ, cầm trên tay mà Ba-sô rưng rưng dòng lệ chảy. Nỗi lòng thương cảm xót xa khi mẹ không còn. Hình ảnh "làn xương thu" mơ hồ gợi nỗi buồn trống trải bởi công sinh thành, dưỡng dục chưa được báo đền. Tình mẫu tử khiến người đọc cũng rưng rưng.

- Bài 4: Người đọc bắt gặp nỗi buồn nhân thế. Bố mẹ đẻ ra con không nuôi được vì nghèo đói mà mang bỏ trong rừng sâu. Sự thực ấy đi vào thơ gợi lên biết bao nỗi buồn tê tái. Tiếng vượn hú không phải rùng rợn mà "não nề" cả gan ruột, không còn nỗi buồn mà là nỗi đau nhân thế. Tiếng trẻ "than khóc" vì bị bỏ rơi không phải vì cha mẹ nó độc ác mà vì cực chẳng đã, không nuôi nổi. Nỗi buồn ấy gửi vào gió mua thu tái tê. Nỗi buồn ấy đã nâng bổng giá trị thơ Ba-sô tới đỉnh cao của chủ nghĩa nhân đạo. Điều đáng nói trong cái buồn ấy có nỗi đau đời, càng đau hơn vì "đau đời có cứu được đời đâu".

- Bài 5: Vẻ đẹp về khát vọng trong tâm hồn nhà thơ. Mưa giăng, một chú khỉ con thầm ước (khát vọng) có một chiếc áo tơi để che mưa. Mượn mưa để nói về một hiện thực nào đó trong cuộc đời (đói khổ, rét mướt chẳng hạn). Chú khỉ con ấy là một sinh mạng một con người, một kiếp người và là con người chung trong cuộc đời. Chú khỉ mong hay nhân vật trữ tình mong mỏi làm thế nào để khỏi đói rét, khỏi khổ. Vẻ đẹp tâm hồn ấy lấp lánh giá trị nhân đạo thiết thực.

- Bài 6: Chúng ta bắt gặp cánh "hoa đào lả tả" và sóng nước hồ Bi-oa. Hoa đào lả tả hoa rụng báo hiệu mùa xuân ở Nhật Bản đã qua. Đây là thời kì chuyển giao mùa.

   Cái nhỏ bé nhất, đơn sơ nhất, tưởng như không có sinh linh nhưng cũng vẫn mang trong mình mối tương quan giao hòa, chuyển hóa của vũ trụ. Một cánh hoa đào mỏng tang nhỏ xíu cũng khiến hồ Bi-oa nổi sóng.

- Bài 7: Ta bắt gặp "tiếng ve ngân", đặc trưng của mùa hè. Sự liên tưởng về giao mùa được hòa cảm trong cái nhìn, sự cảm giao và lắng nghe âm thanh. Xúc cảm ấy củạ nhà thơ thật tinh tế. Hình ảnh thơ rất đẹp: Hoa đào, hồ Bi-oa và tiếngve ngân không chỉ lan tỏa trong không gian mà còn thấm sâu vào đá, đang vật chất biểu tượng cho tính cứng cỏi. Câu thơ đằm trong cảm nhận sâu sắc, thắm trong cái tình của con người với thiên nhiên, tạo vật.

- Bài 8: Bản chất Ba-sô rất thích đi lãng du (đi nhiều nơi trên đất nước). Con người đã đến lúc này (bài thơ này tác giả sáng tác trước khi mất) còn có khát vọng gì nữa khi gần đất xa trời rồi. Không! Ba-sô vẫn có khát vọng sống để đi tiếp cuộc du hành. Khát vọng sống không phải để hưởng thụ mà thực hiện sở thích của mình, du hành trên đất nước. Lạc quan biết bao! Bài thơ không chỉ nói lên tình yêu của nhà thơ với cuộc sống mà còn là sứ mệnh của thi nhân. Yêu đời, yêu người, yêu cái đẹp, Ba-sô sẽ còn mãi làm thơ về cuộc đời này ngay cả khi mộng hồn đã rời sang thế giới bên kia.

Bình giảng một vài bài thơ Hai-cư

Ba-sô (1644 – 1694) là nhà thơ cổ điển lớn nhất của Nhật Bản. Thơ Hai-cư của ông là những bức họa xinh xắn, chỉ dõi ba nét phác họa về một cảnh vật, về một sự vật, về một con người… nhưng đầy rung động và ấn tượng.

   Mỗi bài thơ Hai-cư là một nét tâm hồn của Ba-sô.

    Đất khách mười mùa sương

    về thăm quê ngoảnh lại

    Ê-đô là cố hương.

   Ba-sô quê ở I-ga, ngày nay là tỉnh Mi-ê. Từ năm 30 – 40 tuổi, ông sống ở Ê-đô (nay là Tô-ki-ô). "Mười mùa sương" là mười mùa thu, cũng là mười năm, một tín hiệu "quý ngữ". Bài thơ này ông viết năm 1684, năm đó ông đã 40 tuổi; ông đã sống "đất khách mười mùa sương". Ê-đô đã trở thành quê hương thứ hai của ông, đã lưu giữ trong tâm hồn ông bao kỉ niệm của thời trung niên, thời say mê hoạt động văn học, một thời tài năng nở rộ. Năm 1684, mẹ mất, ông trở lại thăm I-ga, nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Nhưng kì lạ thay:

    "Về thăm quê / ngoảnh lại

    Ê-đô là cố hương"

   "Ngoảnh lại" vì nhớ Ê-đô; nhớ Ê-đô như nhớ cố hương. Đoàn Lê Giang viết: Tứ thơ này có lẽ chịu ảnh hưởng bài "Độ Tang Càn", nhà thơ Giả Đảo đời Đường.

    "Tinh Châu đất khách trải mười hè.

    Hôm sớm Hàm Dương bụng nhớ quê

    Qua bến Tang Càn, Vô Tích nữa,

    Tinh Châu ngoảnh lại đã thành quê".

            (Qua sông Tang Càn - Tản Đà dịch)

   Nguyên tác: "dĩ thập sương", nghĩa là 10 mùa thu. Tản Đà đã dịch thoát thành "trải mười hè" để gieo vần. Giả Đảo quê ở Hàm Dương nhưng lưu lạc đến Tình Châu đã 10 năm, về thăm lại quê nhà, nhưng lúc vừa qua sông Tang Càn ông ngoảnh lại nhìn Tinh Châu, lòng bồi hồi nhớ Tinh Châu như nhớ quê hương.

   Giả Đảo sống trong thế ki thứ IX, Ba-sô sống trong thế kỉ XVII, nhưng tứ tơ và các chi tiết: mười thu, ngoảnh lại (khước vọng) đều giống nhau. Giả Đảo về thăm Hàm Dương lại nhớ Tinh Châu; Ba-sô về thăm I-ga lại nhớ Ê-đô. Cái tình người, tình quê, tình đất khách, nét tâm lí ấy của hai nhà thơ đều đẹp.

   *Bài số 3

   Bài thơ này, Ba-sô làm năm 1684:

    "Lệ trào nóng hổi

    tan trên tay tóc mẹ

    làn sương thu "

   Năm đó, Ba-sô 40 tuổi. Mẹ mất, đứa con về thăm mồ mẹ, thăm lại gia đình và quê hương. Người anh đưa cho ông di vật còn lại là mớ tóc bạc của mẹ. Có hai chi tiết nghệ thuật rất gợi: "Lệ trào nóng hổi" và "Tóc mẹ – làn sương thu". Tóc mẹ bac trắng như làn sương thu; sương trong bài thơ hai-cư này vừa là một quý ngữ là một ẩn dụ. Hình ảnh người mẹ hiền chỉ còn lại mớ tóc, nhưng lòng mẹ, tình thương mẹ thì bao la, đứa con có bao giờ quên. Cầm mớ tóc bạc – di \ật cua me. đứa con khỏng cầm được nước mắt: "Lệ trào nóng hổi – tan trên tay / tóc mẹ". Mớ tóc bạc của mẹ ướt đẫm nước mắt đứa con.

   Đây là bài thơ hai-cư của Ba-sô viết về tình thương mẹ – một trong những tình cảm đẹp nhất của con người làm cho mỗi chúng ta xúc động. Vẻ đẹp của bài thơ là sự hàm súc và cảm xúc như nén xuống, như lắng xuống trong cõi tâm hồn sâu thẳm.

   *Bài số 5

   Năm 1690, Ba-sô đã bước sang tuổi 46, năm đó ông đang trên đường đi du ngoạn. Bài thơ được viết tại Shirouma. Câu thơ thứ nhất, chữ "đông" là một "quý ngữ". Ta khẽ đọc bài thơ:

    "Mưa đông giăng đầy trời

    chú khỉ con thầm ước

    có một chiếc áo tơi".

   Bài thơ có ba hình ảnh – biểu tượng: mưa đông, chú khỉ con thầm ước, chiếc áo tơi.

   Mùa đông ở Nhật Bản lạnh lắm. Núi Phú Sĩ phủ trắng tuyết. Những hôm trời có mưa, thời tiết lại càng lạnh. Hình ảnh "Mưa đông giăng đầy trời" tượng trưng cho mọi khó khăn gian khổ.

   "Một chú khỉ đơn độc" biểu tượng cho một thân phận "bé nhỏ" đói rét, lẻ loi, cô đơn trong cuộc đời. Chú khỉ đang sống trong lạnh lẽo, đói rét, không một chốn nương thân khi "mưa đông giăng đầy trời".

   Thương con khỉ cô đơn, lạnh lẽo, đau khổ, nhà thơ chỉ có một mong ước nhỏ nhoi, rất đẹp, đầy tình người:

    "có một chiếc áo tơi"

   Chiếc ao tơi đối với con khi trong cảnh gió mưa lạnh lẽo là tấm chăn ngự hàn. Thấy được cái rét. sự cô đơn, niềm ước mong của con khỉ, của kiếp người nhỏ bé đau khổ đói rét, và đó cũng là tấm lòng của Ba-sô. Hạnh phúc là san sẻ. Trái tim của thi hào rung dộng về mơ ước hạnh phúc của đồng loại, của một con vật nhỏ bé mới đẹp làm sao!

   Bài thơ có hình ảnh cảm động. Ngôn ngữ thơ hàm súc đem đến cho ta nhiều liên lường. Tình thương toả rộng bài thơ làm nên giá trị nhân bản đầy thi vị.

   *Bài số 8

   Đoàn Lê Giang, người dịch những bài thơ Hai-cư Nhật Bản cho biết bài thơ sau đây được Ba-sô làm trước khi mất. Có thể coi đây là khúc tạ từ của nhà thơ tài danh:

    "Nằm bệnh giữa cuộc lãng du

    mộng hồn còn phiêu bạt

    những cánh đồng hoang vu".

   Cuộc lãng du của Ba-số kéo dài được mười năm. Ông đã nằm trên giường bệnh và trút hơi thở cuối cùng vào năm 1694 tại tỉnh Ô-sa-ka, năm đó nhà thơ 50 tuổi.

   Cuộc lãng du phải dừng lại vì đau ốm, nhưng "mộng hồn còn phiêu bạt". Câu thơ thứ hai thể hiện khát vọng sống, đi tiếp những cuộc du hành. Với Ba-sô, "thơ là hành trình". Dù có chết đi, nhưng hồn vẫn đi tiếp những cuộc du hành. Du hành để được sống với cái đẹp trong thiên nhiên, trên mọi miền đất nước "Mặt trời mọc". Có yêu sống thiết tha, mãnh liệt thì mới có ước vọng diệu kì là sau khi đã sang thế giới bên kia vẫn khát khao: "mộng hồn còn phiêu bạt".

   Câu cuối bài thơ vừa là không gian nghệ thuật vừa có "quý ngữ":

    "những cánh đồng hoang vu".

   Sau mùa gặt, mùa thu hoạch, tuyết phủ trắng bao la những cánh đồng. Đó là "những cánh đồng hoang vu" giữa mùa đông tuyết phủ. Bài thơ thoáng buồn. Không gian bao la, vắng lặng, u huyền. "Mộng hồn còn phiêu bạt" trong cô đơn, hoang vu và lạnh lẽo.

   Bâng khuâng và man mác là cảm thức của mỗi chúng ta khi khẽ đọc bài thơ "tuyệt mệnh" của Ba-sô.

Nguồn: vietjack