Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Văn mẫu: Làng

Gửi bởi: Nguyễn Thị Ngọc 29 tháng 10 2019 lúc 10:20:45


Mục lục
* * * * *

Phân tích truyện ngắn Làng của Kim Lân

Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn cua nền văn học hiện đại Việt Nam. Với vốn am hiểu sâu sắc và gắn bó với nông thôn và người nông dân nên truyện của ông thường xoay quanh những nếp sinh hoạt, cảnh ngộ, phong tục truyền thống của người nông dân Bắc Bộ. Nguyên Hồng nhận xét: Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với “đất” với “người” với “thuần hậu nguyên thủy” của cuộc sống nông thôn. Truyện ngắn "Làng" (1948) là một minh chứng tiêu biểu cho lời nhận xét đó của Nguyên Hồng. Bằng việc khai thác đề tài tình yêu làng, lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư qua nhân vật ông Hai, Kim Lân đã xây dựng thành công tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sinh động bằng một thứ ngôn ngữ mang đậm chất khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân.

   Trước hết, truyện ngắn “Làng” đã được Kim Lân xây dựng trên tình huống gay cấn để bộc lộ tình yêu làng, tình yêu đất nước sâu sắc ở nhân vật ông Hai. Đó là tin làng ông theo giặc lập tề mà chính ông nghe được từ miệng của những người tản cư dưới xuôi lên. Tình huống ấy đã đẩy câu chuyện vào chỗ thắt nút khi mà ông Hai – một con người vốn yêu làng, luôn khoe và hãnh diện về làng thì nay lại hay tin là theo giặc. Vì thế ông đau đớn, xót xa và cảm thấy tủi hổ, bẽ bàng. Trong thế giới nội tâm nhân vật có sự đấu tranh xung đột giữa tình yêu làng và tình yêu nước mà tình cảm nào cũng mãnh liệt, song tình yêu nước, tinh thần kháng chiến rộng lớn, bao trùm lên tình yêu làng. Nhưng cuối cùng, cũng từ tình huống ấy đã mở nút cho câu chuyện khi mà ông nhận được tin cải chính về làng. Tình huống này đã khẳng định ông Hai và làng chợ Dầu luôn trung thành tuyệt đối với kháng chiến với cụ Hồ, với dân tộc.

   Cũng qua tình huống truyện, người đọc còn nhận ra tài năng khắc họa, miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo của nhà văn Kim Lân qua nhân vật ông Hai. Có thể nói, dưới tác động của tình huống, sự việc khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, tâm lý nhân vật ông Hai đã có những diễn biến phức tạp và nhà văn đã trực tiếp nhập vai vào nhân vật để nói bằng tiếng nói nhân vật, mô tả sự giằng xé trong thế giới nội tâm với những mâu thuẫn, xung đột gay gắt, dữ dội. Cũng như biết bao người dân quê khác, ông Hai gắn bó sâu lặng với nơi chôn rau cắt rốn của mình – làng chợ Dầu. Tình yêu ấy của ông thật đặc biệt, biểu hiện của nét tâm lí đó là luôn tự hào và thích khoe về làng. Nhưng có một sự kiện bất ngờ đã xảy ra với ông, từ phòng thông tin bước ra đang rất phấn khởi, náo nức vì những tin vui của kháng chiến, gặp người tản cư, nghe họ nhắc tới tên làng, ông Hai quay phát lại, lắp bắp hỏi, hi vọng được nghe những tin tốt lành về làng, nào ngờ lại hay tin: cả làng chợ Dầu theo giặc. Trước tin dữ ấy, ông Hai sững sờ chết lặng “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như không thở được”. Từ niềm vui, niềm tin hi vọng, ông Hai rơi xuống vực thẳm đau buồn, xót xa, tuyệt vọng. Ông cố gắng trấn tĩnh bản thân và tìm cách lảng ra về, muốn che giấu đi tâm trạng ấy nhưng nỗi tủi hổ, bẽ bàng, lo lắng khiến ông “cúi gằm mặt mà đi”, còn văng vẳng tiếng chửi “giống Việt gian bán nước”.

   Khi về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, rồi tủi thân khi nhìn đàn con nhỏ: “nước mắt ông lão cứ giàn ra”. Những dòng độc thoại nội tâm trong ông thể hiện nỗi day dứt, đau đớn: “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?...”. Ông căm giận lũ người theo giặc, phản bội làng nước, ông lão nắm chặt hai tay mà rít lên: “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”. Nhưng sau đó, ông lại cảm thấy “ngờ ngợ” như lời của mình không được đúng lắm. Niềm tin và nỗi thất vọng đang giằng xé trong ông. “Ông kiểm điểm từng người trong óc” thấy họ đều là những người có tinh thần kháng chiến, một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm điều nhục nhã ấy được. Trong hoàn cảnh giặc giã thì tinh thần yêu nước, tinh thần kháng chiến là một thứ tình cảm thiêng liêng, cao đẹp; còn phản bội là điều xấu xa ô nhục nhất. Vì thế từ khi nghe tin làng mình theo giặc, nó đã trở thành nỗi ám ảnh, day dứt trong tâm trí của ông, khiến ông ba bốn hôm nay không dam bước chân ra đến ngoài. Suốt ngày chỉ quanh quẩn ở trong cái gian nhà chật chội ấy mà nghe ngóng binh tình. “Một đám đông túm lại ông cũng để ý, dăm bảy tiếng nói xa xa ông cũng chột dạ”, lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng người ta đang để ý , đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”; cứ thoáng nghe những tiếng Tây, cam nhông , Việt gian là ông lại lủi thủi ra một góc nhà nín thít… “Thôi lại chuyện ấy rồi!”. Ông luôn thu mình lại, cảm thấy xấu hổ, đau xót và dường như cảm thấy chính mình cũng có tội vậy. Ông rời vào tình trạng tuyệt vọng khi mà bà chủ nhà đánh tiếng đuổi gia đình ông đi vì “nghe nói, bảo có lệnh đuổi hết những người làng chợ Dầu khỏi vùng này, không cho ở nữa”. Ông Hai không biết đi đâu, cũng không thể quay lại trở về làng vì về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ, “về làng tức là chụy quay lại làm nô lệ cho thằng Tây”. Trong ông Hai diễn ra cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt và dứt khoát lựa chọn theo cách của mình “Làng thì yêu thật những làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Tình yêu nước đã bao trùm lên tình yêu làng. Song ông không thể vứt bỏ tình yêu làng nên ông Hai càng đau xót, tủi hổ. Trong tâm trạng bị dồn nén, không biết giải tỏa như thế nào, ông Hai chỉ còn biết trút lòng mình với đứa con nhỏ. Cuộc đối thoại giữa ông và đứa con trai đã bộc lộ thật cảm động tấm lòng gắn bó sâu sắc với làng quê, với đất nước và với kháng chiến của ông Hai. Ông nói với con mà như tự nói với chính mình, tự mình oan, tự chiêu tuyết cho mình. Đoạn thoại, vừa chất chứa nỗi đau đớn, xót xa, lại vừa thể hiện tấm lòng thủy chung, son sắt với kháng chiến, với cách mạng, với cụ Hồ.

   Có lẽ, nếu không nhận được tin cải chính thì cả đời ông Hai sẽ chết dần, chết mòn trong nỗi đau đớn, tủi hổ, bẽ bàng về cái làng của mình mất. Những sau đó, chính quyền làng ông đã lên cải chính cái tin làng chợ Dầu theo giặc. Nhận được tin, ông Hai như sống lại, niềm vui tràn ngập trong ông: quần áo chỉnh tề, mặt tươi vui, rạng rỡ hẳn lên, mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy, nói bô bô, mua quà cho các con…. Đặc biệt là hành động ông chạy đi khoe với tất cả mọi người cái tin vui ấy. Niềm vui sướng, hạnh phúc dâng trào khiến ông cứ múa tay lên mà khoe. Và lạ thay, câu đầu tiên ông khoe không phải là việc làng ông không theo giặc mà là “Tây nó đốt nhà tôi rồi… đốt nhẵn!”. Với người nông dân, căn nhà là cả cơ nghiệp của họ mà cả đời họ làm lụng vất vả mới có được. Nhưng ông Hai không hề tiếc căn nhà của mình bởi nó là minh chứng khẳng định làng ông không theo giặc và trên hết là nó như là sự “đóng góp” của gia đình ông với kháng chiến. Điều đó, một lần nữa càng khẳng định rõ ràng hơn tình yêu làng, tình yêu nước và sự trung thành với kháng chiến ở ông Hai.

   Đến đây, chúng ta thấy được sức sáng tạo độc đáo của Kim Lân trong nghệ thuật tạo tình huống, thực sự gay cấn, kịch tính với những thử thách của nội tâm nhân vật, từ đó bộc lộ chiều sâu đời sống bên trong, tình cảm, tư tưởng của nhân vật. Tác giả đã miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế, rất cụ thể, gợi cảm qua thế giới nội tâm với các ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ. Đặc biệt, nhà văn đã diễn tả rất đúng, rất ấn tượng về sự ám ảnh day dứt trong tâm trạng nhân vật. Điều đó chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc con người và những nét tâm lí vôn có của người nông dân Việt Nam sau lũy tre làng.

   Thông qua tác phẩm, người đọc còn nhận ra ngôn ngữ của truyện rất đặc sắc, nhất là ngôn ngữ nhân vật ông Hai. Ngôn ngữ mang đậm chất khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân. Lời trần thuật và lời nhân vật có sự thống nhất về sắc thái, giọng điệu do truyện được trần thuật chủ yếu theo điểm nhìn của ông Hai, dù vẫn dùng cách trần thuật ở ngôi thứ ba. Ngôn ngữ nhân vật ông Hai vừa có nét chung của người nông dân, lại vừa mang đậm cá tính của nhân vật, rất sinh động, chân thực, gần gũi.

   Tóm lại, "Làng" của Kim Lân là một truyện ngắn đặc sắc, khai thác một tình cảm bao trùm và phổ biến trong con người thời kháng chiến: tình yêu quê hương, đất nước; trong đó, nhân vật ông Hai là nhân vật có tính chất đại diện điển hình cho nét tâm lí, tình cảm đó của người nông dân Việt Nam trong thời kì tiến công cách. mạng. Qua tác phẩm chúng ta thấy được tài năng độc đáo trong nghệ thuật tạo tình huống, xây dựng hình tượng nhân vật có tính chất đại diện điển hình với thế giới nội tâm phong phú, phức tạp, sinh động; ngôn ngữ truyện mộc mạc, giản dị, gần gũi với đời sống, xen lẫn giữa độc thoại và đối thoại đan xen... tất cả đã làm nên sự thành công độc đáo, hấp dẫn cho thiên truyện ngắn.

Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng

Hình ảnh người nông dân từ lâu đã đi vào nền văn học dân tộc, nó trở thành đề tài, khơi nguồn cảm hứng cho biết bao nhiêu người nghệ sĩ. Nếu như trước cách mạng tháng tám, ta bắt gặp hình ảnh chị Dậu quẩn quanh trong cái đói, cái nghèo qua truyện ngắn "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố; hình ảnh Chí Phèo tha hóa, biến chất từ người lương thiện trở thành thằng côn đồ, lưu manh, con quỷ dữ của làng Vũ Đại trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao ... thì sau cách mạng, nhà văn Kim Lân cũng góp một hình ảnh người nông dân vào trong đề tài ấy với thiên truyện ngắn mang tên: "Làng" (1948). Thế nhưng, Kim Lân không khai thác cái nghèo, cái đói, sự tha hóa về nhân tính, nhân hình của họ giống như các nhà văn trước đó, mà ông lại đi vào diễn tả sự hòa quyện giữa tình yêu làng và tình yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân. Điều đó, được Kim Lân thể hiện rất thành công qua hình tượng nhân vật ông Hai, để rồi từ đó ông Hai trở thành bức tượng đài biểu tượng cho người nông dân trong thời đại mới – thời đại cách mạng và kháng chiến.

   Trước hết, ông Hai hiện lên là một người nông dân yêu nước, yêu làng, luôn tự hào về quê hương, bản quán, nơi chôn rau cắt rốn của mình.Tình cảm đó, được thể hiện ở cái tính thích khoe về làng, hãnh diện về làng của ông. Đi đến đâu, ông cũng khoe với mọi người, làng ông giàu đẹp, làng ông có truyền thống cách mạng. Vì thế, mỗi lần kể về làng, ông kể với một thái độ say mê, khuôn mặt biến chuyển, đôi mắt thì háo hức, ông có thể nói với bất cứ ai về cái đề tài vô tận đó. Kể cả khi ông nói, người nghe có muốn nghe hay không, ông cũng mặc kệ, bất chấp cứ say sưa mà nói. Vậy mà giờ đây, ông Hai lại phải xa quê, xa làng, đưa cả gia đình đi tản cứ theo lệnh. "Ông nằm vật trên giường, bắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến cái ngày làm việc cùng anh em...", ông nhớ tới cái ngày tháng cùng bạn bè, anh em trong làng, trong xóm đào hào, đắp ụ, công việc bộn bề, mải mê làm, ông "chẳng còn kịp nghĩ gì đến vợ con nhà cửa nữa"... Và đằng sau cái nỗi nhớ ấy, người đọc thấy được sự gắn bó thiết tha cùng tình cảm yêu mến chân thành của ông Hai với xóm, với làng. Tình cảm ấy, thật khiến chúng ta nhớ tới câu ca dao xưa:

   Anh đi anh nhớ quê nhà

   Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

   Nhớ ai dãi nắng dầm sương

   Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

   Và, ở ông Hai cũng vậy, tất cả mọi thứ gắn liền với làng Chợ Dầu, ông đều khắc ghi, đều nhớ ở trong tận đáy lòng: "Chao ôi! Ông lão nhớ lang, nhớ cái làng quá". Và càng nhớ, ông lại càng muốn tìm hiểu, muốn nghe ngóng về tình hình của làng. Vì vậy, ngày nào cũng thế, ở nơi tản cứ, cứ mỗi sáng việc làm đầu tiên là ông vào phòng thông tin mà nghe, mà đọc báo, hi vọng sẽ biết chút ít về làng, về kháng chiến. Cho nên khi biết được toàn những tin tốt lành về cách mạng, "ruột gan ông cứ múa cả lên, vui quá!"... Như vậy, đến đây chúng ta thấy được nỗi nhớ quê hương da diết, cháy bỏng của nhân vật ông Hai và ông luôn dõi theo từng bước đi của cách mạng, của kháng chiến. Đó là nét tâm lí điển hình, thường thấy và vốn có của người nông dân đối với làng quê, đất nước, niềm mong mỏi được trở về làng, trở về nơi quê cha đất tổ cũng đồng nghĩa với niềm mong mỏi tổ quốc sạch bóng ngoại xâm.

   Nhưng có một sự kiện bất ngờ đã xảy ra với ông, từ phòng thông tin bước ra đang rất phấn khởi, náo nức vì những tin vui của kháng chiến, gặp người tản cư, nghe họ nhắc tới tên làng, ông Hai quay phát lại, lắp bắp hỏi, hi vọng được nghe những tin tốt lành về làng, nào ngờ lại hay tin: cả làng chợ Dầu theo giặc. Trước tin dữ ấy, ông Hai sững sờ chết lặng “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như không thở được”. Từ niềm vui, niềm tin hi vọng, ông Hai rơi xuống vực thẳm đau buồn, xót xa, tuyệt vọng. Ông cố gắng trấn tĩnh bản thân và tìm cách lảng ra về, muốn che giấu đi tâm trạng ấy nhưng nỗi tủi hổ, bẽ bàng, lo lắng khiến ông “cúi gằm mặt mà đi”, còn văng vẳng tiếng chửi “giống Việt gian bán nước”.

   Khi về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, rồi tủi thân khi nhìn đàn con nhỏ: “nước mắt ông lão cứ giàn ra”. Những dòng độc thoại nội tâm trong ông thể hiện nỗi day dứt, đau đớn: “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?...”. Ông căm giận lũ người theo giặc, phản bội làng nước, ông lão nắm chặt hai tay mà rít lên: “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”. Nhưng sau đó, ông lại cảm thấy “ngờ ngợ” như lời của mình không được đúng lắm. Niềm tin và nỗi thất vọng đang giằng xé trong ông. “Ông kiểm điểm từng người trong óc” thấy họ đều là những người có tinh thần kháng chiến, một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm điều nhục nhã ấy được. Trong hoàn cảnh giặc giã thì tinh thần yêu nước, tinh thần kháng chiến là một thứ tình cảm thiêng liêng, cao đẹp; còn phản bội là điều xấu xa ô nhục nhất. Vì thế từ khi nghe tin làng mình theo giặc, nó đã trở thành nỗi ám ảnh, day dứt trong tâm trí của ông, khiến ông ba bốn hôm nay không dam bước chân ra đến ngoài. Suốt ngày chỉ quanh quẩn ở trong cái gian nhà chật chội ấy mà nghe ngóng binh tình. “Một đám đông túm lại ông cũng để ý, dăm bảy tiếng nói xa xa ông cũng chột dạ”, lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng người ta đang để ý , đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”; cứ thoáng nghe những tiếng Tây, cam nhông , Việt gian là ông lại lủi thủi ra một góc nhà nín thít… “Thôi lại chuyện ấy rồi!”. Ông luôn thu mình lại, cảm thấy xấu hổ, đau xót và dường như cảm thấy chính mình cũng có tội vậy. Ông rời vào tình trạng tuyệt vọng khi mà bà chủ nhà đánh tiếng đuổi gia đình ông đi vì “nghe nói, bảo có lệnh đuổi hết những người làng chợ Dầu khỏi vùng này, không cho ở nữa”. Ông Hai không biết đi đâu, cũng không thể quay lại trở về làng vì về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ, “về làng tức là chụy quay lại làm nô lệ cho thằng Tây”. Trong ông Hai diễn ra cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt và dứt khoát lựa chọn theo cách của mình “Làng thì yêu thật những làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Tình yêu nước đã bao trùm lên tình yêu làng. Song ông không thể vứt bỏ tình yêu làng nên ông Hai càng đau xót, tủi hổ. Trong tâm trạng bị dồn nén, không biết giải tỏa như thế nào, ông Hai chỉ còn biết trút lòng mình với đứa con nhỏ. Cuộc đối thoại giữa ông và đứa con trai đã bộc lộ thật cảm động tấm lòng gắn bó sâu sắc với làng quê, với đất nước và với kháng chiến của ông Hai. Ông nói với con mà như tự nói với chính mình, tự mình oan, tự chiêu tuyết cho mình. Đoạn thoại, vừa chất chứa nỗi đau đớn, xót xa, lại vừa thể hiện tấm lòng thủy chung, son sắt với kháng chiến, với cách mạng, với cụ Hồ.

   Có lẽ, nếu không nhận được tin cải chính thì cả đời ông Hai sẽ chết dần, chết mòn trong nỗi đau đớn, tủi hổ, bẽ bàng về cái làng của mình mất. Những sau đó, chính quyền làng ông đã lên cải chính cái tin làng chợ Dầu theo giặc. Nhận được tin, ông Hai như sống lại, niềm vui tràn ngập trong ông: quần áo chỉnh tề, mặt tươi vui, rạng rỡ hẳn lên, mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy, nói bô bô, mua quà cho các con…. Đặc biệt là hành động ông chạy đi khoe với tất cả mọi người cái tin vui ấy. Niềm vui sướng, hạnh phúc dâng trào khiến ông cứ múa tay lên mà khoe. Và lạ thay, câu đầu tiên ông khoe không phải là việc làng ông không theo giặc mà là “Tây nó đốt nhà tôi rồi… đốt nhẵn!”. Với người nông dân, căn nhà là cả cơ nghiệp của họ mà cả đời họ làm lụng vất vả mới có được. Nhưng ông Hai không hề tiếc căn nhà của mình bởi nó là minh chứng khẳng định làng ông không theo giặc và trên hết là nó như là sự “đóng góp” của gia đình ông với kháng chiến. Điều đó, một lần nữa càng khẳng định rõ ràng hơn tình yêu làng, tình yêu nước và sự trung thành với kháng chiến ở ông Hai.

   Đến đây, chúng ta thấy được sức sáng tạo độc đáo của Kim Lân trong nghệ thuật tạo tình huống, thực sự gay cấn, kịch tính với những thử thách của nội tâm nhân vật, từ đó bộc lộ chiều sâu đời sống bên trong, tình cảm, tư tưởng của nhân vật. Tác giả đã miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế, rất cụ thể, gợi cảm qua thế giới nội tâm với các ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ. Đặc biệt, nhà văn đã diễn tả rất đúng, rất ấn tượng về sự ám ảnh day dứt trong tâm trạng nhân vật. Điều đó chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc con người và những nét tâm lí vôn có của người nông dân Việt Nam sau lũy tre làng.

   Qủa đúng như nhà văn Ra – xun Gam – za – tôp đã từng nói: "Người ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê hương, chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người"; có nghĩa là con người có thể rời xa quê hương về mặt khoảng không vũ trụ, địa lí nhưng trong sâu thẳm trái tim, tâm hồn mỗi người, quê hương vẫn luôn tồn tại. Điều đó thật đúng với nhân vật ông Hai, một người nông dân xa làng đi tản cư nhưng luôn đau đáu một nỗi nhớ làng, yêu nước. Qua nhân vật ông Hai, người đọc thấy được tài năng khắc họa hình tượng nhân vật của nhà văn Kim Lân, thật độc đáo, thật sống động, mang đậm yếu tố thời đại kháng chiến cách mạng: lòng yêu làng, yêu nước, trung thành với kháng chiến, với dân tộc. Ông Hai trở thành bức tượng bài bất tử, biểu tượng cho người nông dân Việt Nam trong cuộc trường kì của cách mạng dân tộc.

Giới thiệu về Kim Lân và truyện ngắn Làng

- Kim Lân là bút danh của Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920 quê ở Từ Sơn, Bắc Ninh. Xuất thân từ một nghệ nhân thủ công của một làng nghề vùng Kinh Bắc, Kim Lân trở thành một cây bút truyện ngắn xuất hiện trên báo chí trước năm 1945.

   Kim Lân có một vốn sống phong phú, sâu sắc về nông thôn và người dân cày Việt Nam. Đề tài nông dân in đâm trên trang văn của Kim Lân qua hai tập truyện ngắn: "Con chó xấu xí" và "Nên vợ nên chồng".

   - Truyện "Làng" được Kim Lân viết trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp, lần đầu được ra mắt bạn đọc trên Tạp chí Văn nghệ năm 1948, tại chiến khu Việt Bắc.

   Truyện nói về nỗi lòng nhớ làng Dầu của ông Hai đi tản cư, qua đó ca ngợi tình .yêu quê hương đất nước và nhiệt tình tham gia kháng chiến chống Pháp của người nông dân Việt Nam.

Tóm tắt truyện ngắn Làng

 Làng Dầu là quê hương bản quán của ông Hai. Là một nông dân nghèo khổ, dưới thời Pháp thuộc, ông Hai đã từng bị bọn hương lí trong làng truất ngồi trừ ngoại, phải xiêu dạt lang thang kiếm sống, lần mò vào đến tận đất Sài Gòn, Chợ Lớn, mười mấy năm trước mới lần hồi trở về quê quán.

   Ông Hai hay làm, không mấy lúc chịu ngơi tay, không đi cày, đi cuốc, gánh phân tát nước thì ông đan rổ rá hay chữa lại cái chuồng gà, cạp lại tấm liếp.

   Ông Hai lại có tính hay khoe cái làng Dầu của ông. Nào là nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh. Nào là đường trong làng toàn lát đá xanh... Nào là làng ông có cái sinh phần của viên tổng đốc, cái dinh cơ ấy "lắm lắm là của; vườn hoa, cây cảnh nom như động ấy".

   Nhưng từ ngày khởi nghĩa, ông Hai không bao giờ đả động đến cái làng ấy nữa, ông thù nó. Xây cái lăng ấy, cả làng phải phục dịch, còn ông thì bị một chồng gạch đổ làm bại một bên hông, đến nay cái chân vẫn còn đi khấp khểnh. Bây giờ khoe làng, ông Hai lại khoe khác. Khoe những ngày khởi nghĩa dồn dập, những buổi tập quân sự có các cụ phụ lão râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập một hai. Khoe làng Dầu có nhiều hố, ụ, những giao thông hào. Những công trình ở xóm Khu, ở Ngõ Mái... không để đâu hết. Ông khoe cái làng Dầu có phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa, rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh thì cao bằng ngọn tre.

   Kháng chiến bùng nổ, bà con làng Dầu đi tản cư. Nhưng ông Hai vẫn ở lại làng cùng anh em đào dường, đắp ụ... Trong lúc hữu sự, ông không nỡ bỏ làng ra đi. Nhưng rồi gia cảnh gieo neo, ba đứa con dại, một mình bà Hai xoay xỏa nơi tản cư, vốn liếng lại không có, ông Hai bất đắc đĩ phải nghe theo lời khấn khoản của vợ để ra đi. Ông buồn khổ lắm, chỉ biết tự an ủi: "Thôi thì chẳng ở lại làng cùng anh em được, thì tản cư âu cũng là kháng chiến".

   Đến nơi tản cư, ông Hai buồn khổ, bực bội vô cùng. Ông trở nên ít nói, ít cười, hay cáu gắt; ông sợ mụ chủ nhà, một người đàn bà lành chanh lành chói, đã lấy đến ba đời chồng, rất tham lam, tinh quái. Ông Hai nhớ làng, ông chỉ còn biết khoe làng với bác Thứ; ông chỉ còn có niềm vui đi đến phòng thông tin nghe đọc báo. Ông giả vờ đứng xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Tin chiến sự đánh Tây, giết Tây làm cho "ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!"

   Nhưng rồi cái tin dữ "cá cái làng Dầu Việt gian theo Tây" từ miệng những người đàn bà tản cư nói ra làm cho ông Hai "nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân, Việt gian từ thằng chủ tịch.... cả làng vác cờ thần ra hoan hô giặc,... thằng chánh Bệu khuân cả tủ chè, đỉnh đồng, đưa vợ con lên vị trí với giặc ở ngoài tỉnh... Ông Hai cay đắng nguyền rủa cái giống Việt gian bán nước. Có lúc ông lại băn khoăn, ngờ ngợ: chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế... họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Nhưng thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi.

   Chiều hôm ấy, bà Hai đi chợ về cũng uể oái, bần thần. Cả gian nhà lặng di, hiu hắt. Suốt đêm ông Hai thao thức, nằm thở dài, chân tay nhũn ra. Ba, bốn hôm sau, ông Hai không dám bước chân ra đến ngoài. Ông sợ mụ chủ nhà, nhất là khi nghe mụ đưa tin về cái làng Dầu "đi Việt gian theo Tây", có lệnh "đuổi hết những người làng chợ Dầu khỏi vùng này không cho ở nữa. Vợ con khóc, ông Hai ngồi lặng ở một góc giường. Ông lo lắng biết đem nhau đi đâu bây giờ? Ông nghĩ ngợi. Có lúc ông nghĩ "hay là quay về làng?" Có lúc, ông lại phản đối: về làng tức là bỏ kháng chiến. Bỏ Cụ Hổ, Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. Ông chỉ còn biết ôm con thơ vào lòng mà tâm sự. Khi nghe thằng cu Húc nói: "ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!" thì nước mắt ông giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má.

   Cái tin dữ được cải chính. Ông Hai đi từ chiều mãi đến sẩm tối mới về, ông tươi vui, rạng rỡ hẳn lên, mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy. Ông mua bánh rán đường cho các con. Gặp ai ông cũng nói về cái tin làng Dầu Việt gian theo Tây "toàn là sai sự mục đích cả!" Tối hôm ấy, ông lại sang bên gian nhà bác Thứ, ngồi trên chiếc chõng tre, vén quần lên tận bẹn mà nói chuyện về cái làng Dầu, chuyện Tây khủng bố, chuyện dân quân, tự vệ làng ông bố trí, cầm cự ra sao, chuyên nhà ông bị Tây đốt.... rành rọt, tỉ mỉ như chính ông vừa dự trận đánh giặc ấy xong thật.

Nguồn: vietjack