Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Tập đọc lớp 3 bài Hũ bạc của người cha

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu 1

Ông lão muốn con trai mình trở thành người như thế nào?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 1 của truyện, chú ý lời ông lão nói với con.

Hướng dẫn giải

Ông lão muốn con trai trở thành người siêng năng làm việc, có thể tự nuôi sống mình, không phải nhờ vào người khác và biết quý trọng đồng tiền.

Câu 2

Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 2 của truyện và giải thích hành động của ông lão.

Hướng dẫn giải

Ông lão vứt tiền xuống ao để thăm dò thái độ của con. Nếu những đồng tiền đó không phải do anh ta khó nhọc làm ra thì anh ta chẳng tiếc.

Câu 3

Người con đã làm lụng vất vả để tiết kiệm như thế nào?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 3 của truyện.

Hướng dẫn giải

Lần thứ hai rời nhà ra đi kiếm sống, anh ta đã lao động rất vất vả: anh đi xay thóc thuê, được trả công hai bát gạo anh chỉ dám ăn một bát còn để dành lại một bát. Sau ba tháng như vậy, anh dành dụm được 90 bát gạo, bán lấy tiền rồi mới trở về nhà.

Câu 4

Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa, người con làm gì? Vì sao?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 4 của truyện.

Hướng dẫn giải

Khi ông lão vứt tiền vào bếp, người con đã không sợ bỏng, vội thọc tay vào lửa lấy tiền ra. Anh ta làm thế vì những đồng tiền đó đã do anh ta phải cực khổ kiếm ra nên rất quý chúng.

Câu 5

Hãy tìm những câu trong truyện nói lên ý nghĩa của truyện này.

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 5, lời của ông lão.

Hướng dẫn giải

Những câu trong truyện nói lên ý nghĩa sâu sắc của truyện này là:

- Có làm lụng vất vả người ta mới biết quý đồng tiền.

- Nếu con lười biếng, dù cha cho một trăm hũ bạc cũng không đủ. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.

Nội dung: Bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải.

Trắc nghiệm bài Tập đọc Hũ bạc của người cha

Chọn đáp án đúng

Hướng dẫn giải

1. Con hãy cho biết: Hũ bạc của người cha là câu chuyện của dân tộc nào?

a. Dân tộc Chăm.

b. Dân tộc Tày.

c. Dân tộc Nùng.

2. Khi về già, người cha về già đã để dành được vật gì?

a. Một hũ bạc.

b. Một hũ vàng.

c. Một số tiền lớn.

3. Người cha trong câu chuyện có điều gì buồn phiền?

a. Vì ông chưa biết nên tiêu số bạc đó như thế nào cho đúng.

b. Vì người con trai của ông rất lười biếng.

c. Vì số bạc ông dành dụm được quá ít ỏi.

4. Người cha đề nghị đứa con trai lười biếng phải làm gì?

a. Phải kiếm được nhiều tiền.

b. Muốn con kiếm về nhà thật nhiều lúa gạo.

c. Muốn con tự đi làm và mang tiền về nhà.

5. Lần đầu tiên ra khỏi nhà kiếm tiền, người con đã làm gì?

a. Kiếm được một số tiền lớn.

b. Mang về những đồng ít ỏi.

c. Tiêu gần hết số tiền mà người mẹ đưa cho rồi mang số còn lại về cho cha.

6. Người cha đã làm gì với những đồng tiền mà người con trai mang về nhà lần đầu tiên?

a. Vứt vào bếp lửa.

b. Vứt xuống ao.

c. Ông cầm lấy và nghẹn ngào, xúc động.

7. Lần thứ hai ra đi, anh con trai đã làm gì để kiếm tiền?

a. Anh đi cắt lúa thuê.

b. Anh đi xay thóc thuê.

c. Anh đi gánh thóc thuê

8. Chi tiết nào nói về sự vất vả và tính tiết kiệm của anh con trai?

a. Người con ra đi với số tiền ăn đường mẹ cho.

b. Người con vào làng xay thóc thuê khi hết tiền ăn.

c. Được trả công hai bát, người con ăn một bát, để dành một bát. Trong ba tháng dành dụm được 90 bát gạo.

9. Người cha đã làm gì với những đồng tiền con trai mang về lần thứ hai?

a. Trân trọng và nâng niu.

b. Cười chảy nước mắt.

c. Ném vào bếp lửa.

10. Vì sao người con trai lại thọc tay vào lửa để lấy tiền ra?

a. Vì anh thấy phí tiền.

b. Vì anh tiếc mồ hôi công sức của mình.

c. Vì anh là người quý đồng tiền

11. Theo con, hành động người cha ném đồng tiền xuống ao và ném vào lửa để làm gì?

a. Để bõ tức anh con trai lười biếng.

b. Để cho anh con trai hết tiền phải đi làm.

c. Để kiểm tra xem đó có đúng là tiền con ông kiếm ra không.

12. Người cha đã khuyên con như thế nào?

a. Phải trở thành người ngay thẳng, thật thà.

b. Phải biết kiếm được thật nhiều tiền.

c. Phải chăm chỉ, siêng năng. Tiền do đôi bàn tay mình làm ra thì không bao giờ hết.

13. Con hãy chỉ ra dòng nào giải thích đúng nhất nghĩa của từ “dành dụm”?

a. Như không có việc gì xảy ra.

b. Góp từng tí một để dành.

c. Làm việc chăm chỉ, cố gắng

Có thể bạn quan tâm


Có thể bạn quan tâm