Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Tài liệu môn Địa lí 10, trường THPT Nguyễn Đức Cảnh - Thái Bình

e75b6426f5c029b21f02edc2c63ac069
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 28 tháng 2 2021 lúc 14:35:24 | Được cập nhật: 17 tháng 4 lúc 2:04:08 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 1036 | Lượt Download: 45 | File size: 3.453952 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TÀI LIỆU XÂY DỰNG NGUỒN HỌC LIỆU MỞ MÔN ĐỊA LÝ 10

NHÓM ĐỊA LÝ TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐỨC CẢNH

CHUYÊN ĐỀ 1 : NGÀNH CÔNG NGHIỆP

A. Kiến thức:

1. Tuần 3: Tiết 40: Địa lí ngành công nghiệp (tiết 2)

III.Công nghiệp cơ khí( không dạy)

IV.Công nghiệp điện tử-tin học

*Vai trò: Là một ngành công nghiệp trẻ, bùng nổ mạnh mẽ từ năm 1990 trở lại đây và được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước, đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tế- kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.

* Phân loại(cơ cấu) 4 phân ngành:

-Máy tính(thiết bị công nghệ, phần mềm)Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc,EU, Trung Quốc, Ấn Độ

-Thiết bị điện tử(linh kiện điện tử, các tụ điện, các vi mạch,..)HK,NB,HQ,EU,ÂĐ, Canađa, Đài Loan, Malaixia

-Điện tử tiêu dùng(ti vi màu, cát sét, đồ chơi điện tử, đầu đĩa..)HK,NB,Singapo,EU,Trung Quốc,Hàn Quốc, Đài Loan

-Thiết bị viễn thông(máy fax, điện thoại..)Hoa Kì,NB, HQ

*Đặc điểm sản xuất và phân bố:

-Đặc điểm sản xuất:Ít gây ô nhiễm môi trường, không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước, không chiếm diện tích rộng, có yêu cầu cao về lao động, trình độ chuyên môn kĩ thuật

-Phân bố:Các nước đứng đầu: Hoa Kì, Nhật Bản, EU,..

V.Công nghiệp hóa chất (không dạy)

VI.Công ngiệp sản xuất hàng tiêu dùng

*Vai trò: Tạo sản phẩm đa dạng, phong phú, phục vụ nhu cầu đời sống, nâng cao trình độ văn minh

*Đặc điểm sản xuất và phân bố:

- Đặc điểm sản xuất:

+Sử dụng ít nguyên liệu hơn CN nặng.

+Vốn ít, thời gian đầu tư xây dựng ngắn, quy trình kĩ thuật đơn giản, hoàn vốn nhanh, thu nhiều lợi nhuận

+Có khả năng xuất khẩu, cần nhiều nhân lực, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ lớn

+Cơ cấu ngành đa dạng:dệt may, da giày, nhựa, sành sứ, thủy tinh,...

-Phân bố:Ở các nước đang phát triển

*Ngành công nghiệp dệt may

-Vai trò:Chủ đạo, giải quyết nhu cầu may mặc, thúc đẩy nông nghiệp phát triển

-Phân bố:rộng rãi, các nước phát triển mạnh là Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ, Nhật Bản,...

VII.Công nghiệp thực phẩm

*Vai trò:

-Cung cấp sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ăn uống

-Nguyên liệu chủ yếu là sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, nên tiêu thụ sản phẩm của nông nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

-Làm tăng giá trị của sản phẩm

-Xuất khẩu, tích lũy vốn, nâng cao đời sống

*Đặc điểm-phân bố:

-Sản phẩm đa dạng, phong phú, tốn ít vốn đầu tư, quay vòng vốn nhanh.

-Cơ cấu ngành:Chế biến sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản

-Phân bố ở mọi các quốc gia trên thế giới.

+Các nước phát triển: tiêu thụ nhiều, yêu cầu sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp, tiện lợi khi sử dụng.

+Các nước đang phát triển:đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu, giá trị sản phẩm công nghiệp

2. Tuần 4: Tiết 41: BÀI 33: MỘT SỐ HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP

I.Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

- Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất, lao động

- Nước đang phát triển: Góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

II.Một số hình thức của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

1.Điểm công nghiệp

-Khái niệm: Là HTTC đơn giản nhất, trên đó có một, hai hoặc ba xí nghiệp phân bố ở nơi có nguồn nguyên liệu, nhiên liệu với chức năng khai thác hay sơ chế nguyên liệu hoặc ở những điểm dân cư nằm trong vùng nguyên liệu nông lâm, thủy sản đồng nhất với một điểm dân cư.

- Đặc điểm:

+ Gồm 1 - 2 xí nghiệp gần nguồn nguyên, nhiên liệu công nghiệp hoặc vùng nguyên liệu nông sản

+Giữa các xí nghiệp ít hoặc không có mối liên hệ giữa các XN.

+Phân công lao động về mặt địa lí, độc lập về kinh tế, công nghệ sản phẩm hoàn chỉnh

2.Khu công nghiệp tập trung

-Khái niệm: Khu vực đất đai có ranh giới rõ ràng, vị trí thuận có kết cấu hạ tầng tương đối tốt và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới

-Đặc điểm:

+ Tập trung tương đối nhiều các xí nghiệp với khả năng hợp tác sản xuất cao, có ưu đãi riêng.

+Chi phí sản xuất thấp, có các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ

+ Sản phẩm vừa phục vụ trong nước, vừa xuất khẩu.

Ví dụ: Khu công nghiệp Bắc Thăng Long

3.Trung tâm công nghiệp

- Khái niệm:Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí thuận lợi.

- Đặc điểm:

+Gồm nhiều khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.

+Có các xí nghiệp hạt nhân(thể hiện hướng chuyên môn hóa).

+Có các xí nghiệp bổ trợ, phục vụ.

Ví dụ: TP HCM, Hà Nội, Thái Nguyên

4.Vùng công nghiệp

-Khái niệm: Đây là hình thức cao nhất của TCLTCN.

- Đặc điểm:Chia làm hai vùng

*Vùng công nghiệp ngành: là tập hợp về lãnh thổ các xí nghiệp cùng loại

*Vùng CN tổng hợp:

+ Gồm nhiều điểm, khu CN, trung tâm CN có mối liên hệ SX và nét tương đồng trong quá trình hình thành CN

+ Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa.

+ Có các ngành phục vụ, bổ trợ

Ví dụ: Vùng Loren (Pháp), vùng công nghiệp Đông Nam Bộ(Việt Nam)

3. Tuần 5: BÀI 34: THỰC HÀNH VẼ BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI

.Yêu cầu:

1.Vẽ trên cùng một hệ tọa độ các đồ thị thể hiện tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp: Than, dầu mỏ, điện, thép.

2.Nhận xét biểu đồ

- Sản phẩm của các ngành công nghiệp cụ thể

- Nhận xét đồ thị biểu diễn từng sản phẩm (tăng, giảm và giải thích)

II.Cách làm:

1.Vẽ biểu đồ

*Xử lí số liệu:

-Lấy năm 1950:Than, điện, dầu mỏ, khí đốt = 100%(năm gốc)

-Tính năm 1960 và các năm còn lại

Giá trị năm sau

T ính tốc độ tăng trưởng × 100= %

Giá trị năm gốc

Tốc độ % than năm 1960

Tương tự ta có bảng số liệu đã xử lí sang %

Năm

SP

1950

1960

1970

1980

1990

2003

Than

100

143,0

161,3

207,1

186,1

291,2

Dầu mỏ

100

201,1

447,7

586,2

637,9

746,5

Điện

100

238,3

513,1

852,8

1223,6

1536,3

Thép

100

183,1

314,3

360,8

407,4

460,3

*Vẽ biểu đồ:

Biểu đồ tình hình sản xuất một số

sản phẩm công nghiệp thế giới qua các năm

2.Nhận xét: Đây là sản phẩm của các ngành công nghiệp quan trọng: Năng lượng và luyện kim

-Than: Năng lượng truyền thống, trong vòng 50 năm nhịp độ tăng trưởng khá đều:

Giai đoạn 1980 - 1990 tốc độ tăng trưởng chững lại do tìm được nguồn năng lượng khác thay thế (dầu khí, hạt nhân), Vào cuối những năm 1990 ngành này lại phát triển trở lại do trữ lượng lớn, phát triển mạnh công nghiệp hóa học.

-Dầu mỏ: Tuy phát triển muộn hơn công nghiệp than, nhưng do ưu điểm(khả năng sinh nhiệt lớn, không có tro, dễ nạp nhiên liệu, nguyên liệu cho công nghiệp hóa dầu.Nên tốc độ tăng trưởng khá nhanh, trung bình năm là ≈ 14%.

-Điện: Là ngành công nghiệp trẻ, gắn liền với tiến bộ khoa học kĩ thuật,tốc độ phát triển rất nhanh, trung bình 29%, đặc biệt từ thập kỉ 80 trở lại đây, tốc độ tăng trưởng khá cao, lên đến 1224%(1990) và 1535%(2003) so với năm 1950.

-Thép:Là sản phẩm của ngành CN luyện kim đen, được sử dụng rộng rãi trong các ngành CN, nhất là CN cơ khí, trong xây dựng và đời sống.Tốc độ tăng trưởng khá đều, trung bình ≈ 9%, cụ thể năm 1960 tốc độ tăng là 183%, năm 1970 tăng lên 314%, năm 1980 tăng lên 361%, năm 1990 là 407% và năm 2003 là 460%.

B: KĨ NĂNG:

1. Bài 32: Địa lí ngành công nghiệp

- Năng lực chung: so sánh, tổng hợp, khái quát, làm việc nhóm, tìm hiểu thông tin...

- Phân biệt được các phân ngành của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm và công nghiệp điện tử tin học

- Biết phân tích và nhận xét lược đồ máy thu hình

2. Bài 33: Một số hình htức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

- Năng lực chung: so sánh, tổng hợp, khái quát, làm việc nhóm, tìm hiểu thông tin...

3. Bài 34: Thực hành

- Năng lực chung: so sánh, tổng hợp, khái quát, làm việc nhóm, tìm hiểu thông tin...

- Tích hợp NLTK:Biết cách tính toán tốc độ tăng trưởng các sản phẩm chủ yếu:Than, dầu, điện, thép;Vẽ và phân tích biểu đồ tình hình sản xuất của một số ngành công nghiệp(biểu đồ đường)

II: BÀI TẬP:

1: Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp (tiếp)

Câu 1: Ngành nào sau đây được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới ?

A. Công nghiêp cơ khí.

B. Công nghiệp năng lượng.

C. Công nghiệp điện tử - tin học.

D. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 2: Ý nào sau đây không khải là đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử - tin học.

A. Ít gây ô nhiễm môi trường.

B. Không chiếm diện tích rộng.

C. Không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước.

D. Không yêu cầu cao về trình độ lao động.

Câu 3: Sản phẩm của nhánh công nghiệp điện tử - tin học bao gồm :

A. Máy công cụ, thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông .

B. Thiết bị điện tử, máy cắt gọt kim loại, máy tính .

C. Máy tinh, thiết bị điện tử, điện tử tiêu dùng, thiết bị viễn thông .

D. Thiết bị viễn thông, thiết bị điện tử, máy cắt gọt kim lại ,máy tính.

Câu 4: Ti vi màu, cát sét, đồ chơi điện tử, đầu đĩa là sản phẩm của nhóm ngành công nghiệp điện tử - tin học nào sau đây ?

A. Máy tính.

B. Thiết bị điện tử.

C. Điện tử viễn thông.

D. Điện tử tiêu dùng.

Câu 5: Thiết bị công nghệ, phần mềm là sản phẩm của nhóm nhanh công nghiệp điện tử - tin học nào sau đây ?

A. Máy tính.

B. Thiết bị điện tử.

C. Điện tử tiêu dùng.

D. Thiết bị viễn thông.

Câu 6: Quốc gia và khu vực nào sau đây đứng đầu thế giới về linh vực công nghiệp điện tử - tin học ?

A. ASEAN, Ca-na-da, Ấn Độ .

B. Hoa Kì, Nhật Bản, EU.

C. Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Xin-ga-po.

D. Hoa Kì, Trung Quốc, Nam Phi.

Câu 7: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm :

A. Thịt, cá hộp và đông lạnh, rau quả sấy.

B. Dệt - may, chế biến sữa, sành - sứ - thủy tinh.

C. Nhựa, sành - sứ - thủy tinh, nước giải khát .

D. Dệt-may, da giầy, nhựa, sành - sứ - thủy tinh.

Câu 8: Ý nào dưới đây không phải là vai trò của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ?

A. Giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động.

B. Nâng cao chất lượng cuộc sống con người .

C. Không có khả năng xuất khẩu.

D. Phục vụ cho nhu cầu con người.

Câu 9: Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chịu ảnh hưởng nhiều bởi

A. Việc sử dụng nhiên liệu, chi phí vận chuyển.

B. Thời gian và chi phí xây dựng tốn kém.

C. Lao động, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.

D. Nguồn nhiên liệu và thị trường tiêu thụ.

Câu 10: Ngành công nghiệp nào sau đây là ngành chủ đạo và quan trọng của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ?

A. Nhựa.     B. Da giầy.

C. Dệt - may.     D. Sành - sứ - thủy tinh.

Câu 11: Phát triển công nghiệp dệt - may sẽ có tác động mạnh tới ngành công nghiệp nặng nào sau đây ?

A. Hóa chất.    B. Luyện kim.    C. Cơ khí.    D. Năng lượng.

Câu 12: Cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới được đánh dấu bởi sự ra đời của

A. Ô tô     B. Máy dệt.

C. Máy bay     D. Máy hơi nước.

Câu 13: Ngành dệt - may hiện nay được phân bố

A. Chủ yếu ở châu Âu.

B. Chủ yếu ở châu Á.

C. Chủ yếu ở châu Mĩ.

D. Ở nhiều nước trên thế giới

Câu 14: Trên thế giới, các nước có ngành dệt - may phát triển là:

A. Liên bang Nga, U-gan-đa, Nam Phi, Tây Ban Nha.

B. Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Nhật Bản.

C. Mê-hi-cô, Hàn Quốc, Lào, Cam-pu-chia.

D. A-rập Xê-út, Ê-ti-ô-pi-a, Kê-ni-a, Xu-đăng.

Câu 15: Nguyên liệu chủ yếu của công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành

A. Khai thác gỗ, khai thác khoáng sản.

B. Khai thác khoáng sản, thủy sản.

C. Trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.

D. Khai thác gỗ, chăn nuôi và thủy sản.

Câu 16: Sự phát triển của công nghiệp thực phẩm sẽ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của ngành nào sau đây ?

A. Luyện kim.     B. Nông nghiệp.

C. Xây dựng.     D. Khai thác khoáng sản.

Câu 17: Sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm không bao gồm ?

A. Hàng dệt - may, da giầy, nhựa.

B. Thịt, cá hộp và đông lạnh.

C. Rau quả sấy và đóng hộp.

D. Sữa, rượu, bia, nước giải khát.

Câu 18: Ngành công nghiệp thực phẩm hiện nay phân bố ở

A. Châu Âu và châu Á.

B. Mọi quốc gia trên thế giới.

C. Châu Phi và châu Mĩ.

D. Châu Đại Dương và châu Á.

1. Bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Câu 1: Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất là

A. Vùng công nghiệp.

B. Khu công nghiệp tập trung.

C. Điểm công nghiệp.

D. Trung tâm công nghiệp.

Câu 2: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm chính của khu công nghiệp tập trung ?

A. Có rảnh giới rõ ràng , vị trí thuận lợi.

B. Đồng nhất với một điểm dân cư.

C. Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp.

D. Sản xuất các sản phẩm dể tiêu dùng , xuất khẩu.

Câu 3: Một trong những đặc điểm chinh của khu công nghiệp tập trung là

A. Có các xí nghiệp hạt nhân.

B. Bao gồm 1 đến 2 xí nghiệp đơn lẻ.

C. Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp.

D. Có các xí nghiệp hỗ trợ sản xuất công nghiệp.

Câu 4: Bao gồm khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất , kĩ thuật , công nghệ là đặc điểm của.

A. Điểm công nghiệp.

B. Vùng công nghiệp.

C. Trung tâm công nghiệp.

D. Khu công nghiệp tập trung.

Câu 5: Ý nào sau đây là một trong những đặc điểm của vùng công nghiệp ?

A. Đồng nhất với một điểm dân cư.

B. Có ranh giới rõ ràng, vị trí thuận lợi .

C. Có các ngành phục vụ và bổ trợ.

D. Khu công nghiệp tập trung.

Câu 6: Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây có quy mô lớn nhất ?

A. Điểm công nghiệp.

B. Khu công nghiệp tập trung.

C. Trung tâm công nghiệp.

D. Vùng công nghiệp.

Câu 7: Có ranh giới địa lí xác định là một trong những đặc điểm của hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào ?

A. Điểm công nghiệp.

B. Khu công nghiệp tập trung.

C. Trung tâm công nghiệp.

D. Vùng công nghiệp.

Câu 8: Sự tập hợp của nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ về sản xuất và có những nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp là đặc điểm của

A. Điểm công nghiệp.

B. Khu công nghiệp tập trung.

C. Trung tâm công nghiệp.

D. Vùng công nghiệp.

Câu 9: Ở các nước đang phát triển châu Á, trong đó có Việt Nam, phổ biến hình thức khu công nghiệp tập trung vì

A. Đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

B. Có nguồn lao động dồi dào , trình độ cao.

C. Có nhiều ngành nghề thủ công truyền thống.

D. Có nguồn tài nguyên khoang sản phong phú.

Câu 10: Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa, đó là đặc điểm nổi bật của.

A. Vùng công nghiệp.

B. Điểm công nghiệp.

C. Trung tâm công nghiệp.

D. Khu công nghiệp tập trung.

Câu 11: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của điểm công nghiệp ?

A. Đồng nhất với một điểm dân cư.

B. Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp.

C. Có một vài ngành tạo nên hướng chuyên môn hóa.

D. Gồm 1 đến 2 xí nghiệp gần nguồn nguyên – nhiên liệu.

Câu 12: Cho sơ đồ sau :

Sơ đồ trên phù hợp với hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây ?

A. Điểm công nghiệp.

B. Khu công nghiệp tập trung.

C. Trung tâm công nghiệp.

D. Vùng công nghiệp.

Câu 13: Cho sơ đồ sau:

Sơ đồ trên phù hợp với hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây ?

A. Điểm công nghiệp.

B. Khu công nghiệp tập trung.

C. Trung tâm công nghiệp.

D. Vùng công nghiệp.

Câu 14: Cho sơ đồ sau :

Sơ đồ trên phù hợp với hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây ?

A. Điểm công nghiệp.

B. Khu công nghiệp tập trung.

C. Trung tâm công nghiệp.

D. Vùng công nghiệp.

Câu 15: Cho sơ đồ sau :

Sơ đồ trên phù hợp với hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây ?

A. Điểm công nghiệp.

B. Vùng công nghiệp.

C. Trung tâm công nghiệp.

D. Khu công nghiệp tập trung.

3. Bài 34: Thực hành: Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới

Câu 1: Để thể hiện sản lượng than và dầu mỏ của thế giới thời kì 1950 – 2013, dạng biểu đồ thích hợp nhất là

A. Biểu đồ cột ghép.     B. Biểu đồ trơn.

C. Biểu đồ miền.     D. Biểu đồ đường.

Câu 2: Để thể hiện sản lượng điện và thép của thế giới thời kì 1950 – 2013, dạng biểu đồ thích hợp nhất là

A. Biểu đồ cột hoặc đường.

B. Biểu đồ trơn.

C. Biểu đồ miền.

D. Biểu đồ kết hợp (cột, đường).

Câu 3: Để thể hiện tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp của thế giới thời kì 1950 – 2013, dạng biểu đồ thích hợp nhất là

A. Biểu đồ cột.     B. Biểu đồ đường.

C. Biểu đồ miền.     D. Biểu đồ tròn.

Câu 4: Nếu lấy năm 1950 = 100%, tốc độ tăng trưởng sản lượng điện của thế giới qua các năm lần lượt là :

A. 143,0% ; 186,1% ; 291,2% ; 331,0% ; 376,9 .

B. 201,1% ; 636,9% ; 726,5 % ; 691,2% ; 705,5 .

C. 238,3% ; 1223,6% ; 1535,8% ; 2199,4% ; 2393,1%.

D. 183,1% ; 407,4% ; 460,3% ; 621,7% ; 737,0%.

Câu 5: Nếu lấy năm 1950 = 100%, tốc độ tăng trưởng các sản phẩm trên năm 2013 lần lượt là

A. 376,9% ; 705,5% ; 2199,4% ; 460,3%.

B. 291,2% ; 746,5% ; 1535,8% ; 460,35%.

C. 331,0% ; 691,2% ; 2199,4% ; 621,7%.

D. 376,9% ; 705,55 ; 2393,1% ; 737,0%.

Câu 6: Than, dầu mỏ, điện là sản phẩm của ngành công nghiệp.

A. Hóa chất.     B. Năng lượng.

C. Sản xuất vật liệu xây dựng.     D. Cơ khí.

Câu 7: Thép là sản phẩm của ngành công nghiệp

A. Thực phẩm.     B. Sản phẩm hàng tiêu dùng.

C. Luyện kim.     D. Điện tử - tin học.

Câu 8: Nhận xét nào dưới đây là đúng về tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp của thế giới thời kì 1950 – 2013 ?

A. Than có tốc độ tăng trưởng không ổn định qua các năm.

B. Đào mỏ có tốc độ tăng liên tục qua các năm.

C. Điện có tốc độ tăng nhanh nhất.

D. Thép có tốc độ tăng thấp nhất.

Câu 9: Sản lượng điện trên thế giới tăng nhanh không phải do

A. Nhu cầu rất lớn cho sinh hoạt và sản xuất trên thế giới .

B. Có nhiều nguồn sản xuất điện.

C. Ngành này có hiệu quả kinh tế thấp.

D. Nhiều nhà máy điện có công suất lớn ra đời

Câu 10: Ý nào dưới đây là đúng khi nói về sản lượng dầu mỏ trên thế giới ?

A. Có sản lượng liên tục tăng.

B. Sản lượng khai thác không ổn định.

C. Sản lượng khai thác liên tục giảm.

VI: ĐÁP ÁN:

1. Bài 32 (tiếp)

1. C

2.D

3.C

4.D

5.A

6.B

7.D

8.C

9.C

10.B

11.A

12.D

13.D

14.B

15.C

16.B

17.A

18.B

2. Bài 33:

1. C

2.B

3.D

4.B

5.C

6.D

7.B

8.D

9.A

10.A

11.C

12.B

13.A

14.D

15.C

3. Bài 34:

1. A

2.D

3.B

4.C

5.D

6.B

7.C

8.C

9.C

10.B

V: ĐỀ TỰ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:

Đề kiểm tra ( trong sổ chấm trả)

Họ, tên thí sinh:.................................................... Lớp: .............................

Kiểm tra giữa kì 1 - Môn Địa lí 10

(Thời gian làm bài: 45 phút)

Mã đề thi 132

Học sinh ghi đáp án đúng nhất trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Khoảng cách trung bình từ Mặt Trời đến Trái Đất là:

A. 147 triệu km B. 151 triệu km C. 149 triệu km D. 149,6 triệu km

Câu 2: Địa hình hàm ếch là kết quả quả quá trình nào sau đây:

A. Thổi mòn B. Bồi tụ C. Xâm thực D. Mài mòn

Câu 3: Theo vĩ độ địa lí, nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt độ năm thay đổi theo hướng:

A. Giảm dần từ xích đạo về phía cực

B. Nhiệt độ giảm dần từ xích đạo về phía cực, biên độ nhiệt tăng dần từ xích đạo về phía cực

C. Nhiệt độ tăng dần từ xích đạo về phía cực, biên độ nhiệt giảm dần từ xích đạo về cực

D. Tăng dần từ xích đạo về phía cực

Câu 4: Tính từ Mặt Trời ra, Trái Đất nằm ở vị trí:

A. Thứ ba B. Thứ nhất C. Cuối cùng D. Ở giữa

Câu 5: Theo độ vĩ trên Trái Đất mưa nhiều nhất là vùng:

A. Từ 45-500N B. Từ 50B-50N C. Từ 50-100B D. Từ 200B-200N

Câu 6: Các nước theo dương lịch ở bán cầu Bắc lấy 4 ngày là 4 ngày khởi đấu cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông lần lượt là:

A. Xuân phân, đông chí, hạ chí, thu phân B. Đông chí, hạ chí, thu phân, xuân phân

C. Xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí D. Xuân phân, hạ chí,đông chí, thu phân

Câu 7: Gió mùa Đông Bắc ở nước ta chịu ảnh hưởng của khối khí:

A. Pc B. Pm C. Am D. Ac

Câu 8: Quá trình làm đá bị nứt, vỡ thành các khối vụn có kích thước to nhỏ khác nhau nhưng không làm biến đổi về màu sắc, thành phần khoáng vật và hóa học là:

A. Phong hóa lí học B. Phong hóa hóa học

C. Phong hóa sinh học D. Phong hóa lí học và sinh học

Câu 9: Ngoại lực sinh ra do:

A. Năng lượng của bức xạ Mặt Trời B. Sự vận chuyển của vật chất

C. Tác động của gió D. Tác động của nước

Câu 10: Sự hình thành các dãy núi cao như Hymalaya, Andes là kết quả của hiện tượng:

A. Xô vào nhau của hai mảng lục địa B. Tách rời nhau của hai mảng lục địa

C. Đứt gãy của mảng lục địa và đại dương D. Trượt lên nhau của các mảng

Câu 11: Nha Trang và Đà Lạt cùng nằm trên 1 vĩ tuyến, song Nha Trang nằm sát biển (độ cao 0m) Đà Lạt lại cao 1500 m so với mặt nước biển. Khi Nha trang 280 thì Đà Lạt sẽ có nhiệt độ:

A. 250C B. 160C C. 190C D. 200C

Câu 12: Vận động nào sau đây không do tác động của nội lực?

A. Bồi tụ B. Đứt gãy

C. Uốn nếp. D. Nâng lên hạ xuống

Câu 13: Thạch quyển dùng để chỉ:

A. Lớp vỏ Trái đất và lớp bao Manti B. Lớp thổ nhưỡng tơi xốp trên bề mặt Trái đất

C. Lớp vỏ Trái đất D. Lớp vỏ Trái đất và phần trên của bao Manti

Câu 14: Khối khí Tc có đặc điểm:

A. Lạnh và ẩm B. Nóng khô C. Lạnh và khô D. Nóng ẩm

Câu 15: Mùa xuân kéo dài từ 21/3 đến 22/6, điều này chỉ đúng với:

A. Nam bán cầu B. Bắc bán cầu

C. Vùng nội chí BBC D. Vùng nằm ngoài nội chí BBC

Câu 16: Chiếm tỷ lệ cao nhất trong không khí là:

A. Hơi nước và tro bụi B. Khí oxy

C. Khí nitơ D. Các khí khác

Câu 17: Trên bản đồ tự nhiên, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động là:

A. Hướng gió, các dãy núi… B. Dòng sông, dòng biển..

C. Hướng gió, dòng biển… D. Hướng gió, bão,…

Câu 18: Đồng bằng châu thổ sông Hồng là kết quả của hiện tượng:

A. Biển thoái B. Bồi tụ do sóng biển

C. Bồi tụ do nước chảy D. Biển tiến

Câu 19: Lượng bức xạ Mặt Trời đến bề mặt Trái Đất, phần lớn nhất sẽ được:

A. Hấp thụ bởi khí quyển B. Phản hồi trở về không gian

C. Mặt đất hấp thụ D. Mặt đất phản hồi về không gian

Câu 20: Yếu tố nào sau đây đã tạo điều kiện thuận lợi để sự sống có thể tồn tại và phát triển trên Trái Đất?

A. Trái đất quay quanh Mặt Trời với trục nghiêng và không đổi phương.

B. Trái Đất tự quay với vận tốc tương đối nhanh

C. Trái Đất hình khối cầu

D. Trái Đất hình cầu , tự quay quanh trục

Câu 21: Cho giờ gốc ( múi số 0) là 12 giờ ngày 3/1. Giờ ở múi + 5 và múi -9 lần lượt là:

A. 17 giờ ngày 3/1 và 3 giờ ngày 3/1 B. 17 giờ ngày 3/1 và 3 giờ ngày 4/1

C. 17 giờ ngày 3/1 và 3 giờ ngày 2/1 D. 7 giờ ngày 3/1 và 3 giờ ngày 3/1

Câu 22: Càng lên cao:

A. Bề dày của tầng khí quyển càng mỏng, không khí càng loãng nên khí áp giảm

B. Không khí càng lạnh nên khí áp tăng

C. Không khí càng khô nên khí áp giảm

D. Không xác định được vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác

Câu 23: Hiện tượng ngày luôn bằng đêm và bằng 12 giờ ở mọi nơi trên Trái đất vào ngày:

A. 22/6 và 22/12 B. 21/3 C. 23/9 D. 21/3 và 23/9

Câu 24: Mỗi bán cấu có hai Frông căn bản là:

A. Frông FA, FP B. Frông FP, FT C. Frông FA, FT D. Frông FP, FT

Câu 25: Địa hào, địa lũy là kết quả của vận động:

A. Theo phương thẳng đứng B. Theo phương nằm ngang ở vùng đá mềm dẻo

C. Theo phương nằm ngang D. Theo phương nằm ngang ở vùng đá cứng

Câu 26: Khối khí nào có ký hiệu là Tm?

A. Khối khí xích đạo hải dương B. Khối khí chí tuyến lục địa

C. Khối khí chí tuyến hải dương D. Khối khí cực lục

Câu 27: Nhận định nào sau đây đúng nhất về hiện tượng ngày đêm ở Hà Nội (210 B)?

A. Ngày 22/12 N>Đ. B. Ngày 21/6 N>Đ C. Ngày 23/9 N>Đ D. Ngày 22/6 N=Đ

Câu 28: Sự hình thành các hang động ở vùng núi đá vôi và thạch nhũ trong các hang động đá vôi là kết quả của:

A. Phong hóa vật lý

B. Phong hóa sinh vật

C. Phong hóa hóa học

D. Sự kết hợp của phong hóa lí học và sinh học

Câu 29: Một đơn vị thiên văn là:

A. Khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất

B. Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng

C. Khoảng cách giữa các hành tinh với nhau

D. Khoảng cách từ Mặt Trời đến Diêm Vương Tinh

Câu 30: FP là kí hiệu của:

A. Frông địa cực B. Frông ôn đới C. Frông chí tuyến D. Dải hội tụ nhiệt đới

Câu 31 : Cho bảng số liệu: Lượng mưa ở một số khu vực Bán cầu Bắc

Khu vực

Xích đạo

Chí tuyến

Ôn đới

Cực bắc

Lượng mưa (mm)

1700

600

800

100

Chọn loại biểu đồ thích hợp nhất thể hiện lượng mưa ở một số khu vực của Bắc bán cầu?

A. Tròn B. Cột C. Đường D. Miền

Câu 32: Trên bản đồ tỉ lệ 1: 5 000 000 thì

2,5 cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km ngoài thực địa?

A. 125 km B. 1250 km C. 12,5 km D. 1,25 km

Câu 33: Để thể hiện các mỏ than trên lãnh thổ nước ta người ta thường dùng phương pháp:

A. Kí hiệu đường chuyển động B. Vùng phân bố

C. Kí hiệu D. Chấm điểm

Câu 34: Để thể hiện số lượng đàn bò của các tỉnh ở nước ta người ta thường dùng phương pháp:

A. Kí hiệunn B. Chấm điểm C. Bản đồ – biểu đồ D Vùng phân bố

Câu 35: Phương pháp chấm điểm thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm:

A. Phân bố phân tán, lẻ tẻ B. Phân bố tập trung theo điểm

C. Phân bố theo tuyến D. Phân bố ở phạm vi rộng

Câu 36: Trong phương pháp kí hiệu, sự khác biệt về qui mô và số lượng các hiện tượng cùng loại thường được biểu hiện bằng:

A. Sự khác nhau về màu sắc kí hiệu B. Sự khác nhau về kích thước độ lớn kí hiệu

C. Sự khác nhau về hình dạng kí hiệu D. a và b đúng

Câu 37: Theo qui ước nếu đi từ phía Tây sang phía Đông qua đường chuyển ngày quốc tế thì:

A. Tăng thêm 1 ngày lịch

B Lùi lại 1 ngày lịch

C. Không cần thay đổi ngày lịch

D Tăng thêm hay lùi lại 1 ngày lịch là tuỳ qui định của mỗi quốc gia

Câu 38: Sự đóng băng của nước có tác dụng làm phá huỷ đá do:

A.Nước đóng băng làm ăn mòn các khối đá tiếp xúc với nó

B. Nước đóng băng sẽ tăng thể tích và tạo áp lực lớn lên thành khe nứt của khối đá

C.Đá dễ bị phá huỷ ở nhiệt độ 0oC

D.Tất cả các ý trên

Câu 39: Các dãy núi chạy theo hướng Đông – Tây ở bán cầu Bắc sẽ có sườn đón nắng ở phía sườn:

A. Đông B. Tây C. Nam D. Bắc

Câu 40: Theo các phân loại của Alixốp, số lượng các đới khí hậu trên Trái Đất là:

A. 5 đới B. 6 đới C 7 đới D 4 đới