Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì II Địa lí 10 , trường THPT Chuyên Bảo Lộc, năm học 2020-2021.

cbdf348c13739c45fdc436f1dfb94cd0
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 26 tháng 2 2021 lúc 16:02:52 | Được cập nhật: 20 tháng 4 lúc 15:25:00 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 611 | Lượt Download: 23 | File size: 0.102749 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC

TỔ: SỬ - ĐỊA – GDCD – TD - QP

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2020 – 2021

MÔN: ĐỊA LÍ KHỐI 10

Học sinh học được những nội dung sau đây:

  1. PHẦN LÍ THUYẾT

Bài 31: Vai trò và đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp.

- Trình bày được vai trò và đặc điểm của sản xuất công nghiệp.

- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.

+ Vị trí địa lí.

+ Tự nhiên ( khoáng sản, khí hậu – nguồn nước, đất, rừng, biển).

+ Kinh tế - xã hội ( dân cư – lao động, tiến bộ khoa học – kĩ thuật, thị trường, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật, đường lối chính sách).

Bài 32: Địa lý các ngành công nghiệp.

- Trình bày và giải thích được vai trò, đặc điểm và sự phân bố một số ngành công nghiệp chủ yếu trên thế giới.

+ Công nghiệp năng lượng.

+ Công nghiệp cơ khí.

+ Công nghiệp điện tử - tin học.

+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

+ Công nghiệp thực phẩm.

Bài 33: Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

- Phân biệt được một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp:

+ Điểm công nghiệp.

+ Khu công nghiệp.

+ Trung tâm công nghiệp.

+ Vùng công nghiệp.

- Liên hệ với các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam.

PHẦN B. KĨ NĂNG

- Sử dụng bản đồ để trình bày và giải thích được tình hình phát triển, phân bố một số ngành công nghiệp trên thế giới.

- Vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ; phân tích số liệu thống kê về một số ngành công nghiệp trên thế giới.

PHẦN C: CÂU HỎI ÔN TẬP

1. PHẦN TRẮC NGHIỆM

- Trình bày được được vai trò và đặc điểm chung của sản xuất công nghiệp.

Câu 1. Vai trò chủ đạo của ngành công nghiệp được thể hiện ở chỗ

A. cung cấp tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất cho tất cả các ngành kinh tế.

B. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

C. tạo ra phương pháp tổ chức và quản lí tiên tiến.

D. khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Câu 2: Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động, nghành công nghiệp được chia thành các nhóm ngành nào sau đây ?

A. Công nghiệp khai thác, công nghiệp nhẹ.

B. Công nghiệp khai thác, công nghiệp nặng.

C. Công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến.

D. Công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ.

Câu 3 : Ý nào sau đây không phải là vai trò của ngành công nghiệp?

A. Cung cấp lương thực thực phẩm cho con người.

B. Củng cố an ninh quốc phòng.

C. Tạo việc làm cho người lao động.

D. Thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế.

Câu 4: Ý nào sau đây là đặc điểm của ngành công nghiệp?

A. Sản xuất bao gồm hai giai đoạn. B. Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.

C. Sản xuất có tính mùa vụ D. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu.

Câu 5 : Để tạo ra sản phẩm cuối cùng, ngành công nghiệp cần

A. có sự phối hợp, phân công tỉ mỉ nhiều ngành.

B. thu hút nhiều nguồn lao động.

C. nâng cao trình độ sản xuất.

D. tác động vào đối tượng lao động.

Câu 6 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp?

A. Sản xuất phân tán trong không gian.

B. Sản xuất bao gồm hai giai đoạn.

C. Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân bố tỉ mỉ, có sự phối hợp chặt chẽ để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

D. Sản xuất có tính tập trung cao độ.

- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp:

Câu 1: Các nhân tố không ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố công nghiệp gồm:

A. tự nhiên, kinh tế, chính trị

B. khoáng sản, đất, rừng, biển

C. dân cư, khoa học kĩ thuật, thị trường

D. chế độ nhiệt ẩm, đồng cỏ, giống cây trồng

Câu 2: Nhân tố nào sau đây không có tính quyết định đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp?

A. Khoáng sản. B. Dân cư – lao động.

C. Tiến bộ khoa học – kỹ thuật. C. Thị trường.

Câu 3: Nhân tố quan trọng nhất làm thay đổi quy luật phân bố các xí nghiệp công nghiệp là

A. tiến bộ khoa học - kỹ thuật. B. thị trường.

C. đường lối chính sách. D. dân cư - lao động.

- Trình bày được vai trò một số ngành công nghiệp chủ yếu trên thế giới:

Câu 1: Ngành công nghiệp nào sau đây được cho là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật ?

A. Luyện kim.   B. Hóa chất.   C. Năng lượng.   D. Cơ khí.

Câu 2: Khoáng sản nào sau đây được coi là "vàng đen" của nhiều quốc gia ?

A. Than    B. Dầu mỏ.    C. Sắt.    D. Mangan.

Câu 3: Ngành nào sau đây được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới ?

A. Công nghiêp cơ khí.

B. Công nghiệp năng lượng.

C. Công nghiệp điện tử - tin học.

D. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 4: Ngành công nghiệp nào sau đây sản xuất ra công cụ, thiết bị, máy động lực cho tất cả các ngành kinh tế?

A. Cơ khí. B. Điện tử - tin học.

C. Năng lượng. D. Sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 5: Ngành chủ đạo và quan trọng của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là

A. dệt - may. B. da giày.

C. nhựa. D. sành - sứ - thuỷ tinh.

Câu 6:A. Giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động.

B. Nâng cao chất lượng cuộc sống con người .

C. Không có khả năng xuất khẩu.

D. Phục vụ cho nhu cầu con người.

Trình bày được đặc điểm một số ngành công nghiệp chủ yếu trên thế giới:

Câu 1: Nguồn năng lượng nào sau đây được sử dung sớm nhất trong việc sử dụng năng lượng của thế giới ?

A. Than đá . B. Dầu mỏ .

C. Sức nước. D. Năng lượng Mặt Trời.

Câu 2: Sản phẩm nào sau đây không thuộc ngành Công nghiệp điện tử - tin học ?

A. Thiết bị công nghệ, phần mền. B. Linh kiện điện tử, các tụ điện,..

C. Máy fax, điện thoại,... D. Máy cày, xe đạp,..

Câu 3: Nguyên liệu chủ yếu của công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành

A. Khai thác gỗ, khai thác khoáng sản.

B. Khai thác khoáng sản, thủy sản.

C. Trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.

D. Khai thác gỗ, chăn nuôi và thủy sản.

Câu 4: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng không có đặc điểm nào sau đây ?

A. Vốn đầu tư ít B. Thời gian xây dựng tương đối ngắn

C. Quy trình sản xuất tương đối đơn giản D. Thời gian thu hồi vốn lâu

Câu 5: Đâu không phải là nguyên liệu chủ yếu của ngành công nghiệp thực phẩm ?

A. Sản phẩm của ngành trồng trọt. B. Sản phẩm của ngành chăn nuôi.

C. Sản phẩm của ngành thuỷ sản. D. Sản phẩm của ngành lâm nghiệp.

- Trình bày được sự phân bố một số ngành công nghiệp chủ yếu trên thế giới:

Câu 1: Dầu mỏ tập trung nhiều nhất ở khu vực nào sau đây ?

A. Bắc Mĩ.     B. Châu Âu. C. Trung Đông.     D. Châu Đại Dương.

Câu 2: Sản lượng điện trên thế giới tập trung chủ yếu ở các nước

A. Có tiềm năng dầu khí lớn. B. Phát triển và những nước công nghiệp mới.

C. Có trữ lượng than lớn. D. Có nhiều sông lớn.

Câu 3: Quốc gia và khu vực nào sau đây đứng đầu thế giới về linh vực công nghiệp điện tử - tin học ?

A. ASEAN, Ca-na-da, Ấn Độ . B. Hoa Kì, Nhật Bản, EU.

C. Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Xin-ga-po. D. Hoa Kì, Trung Quốc, Nam Phi.

Câu 4: Ngành dệt - may hiện nay được phân bố

A. Chủ yếu ở châu Âu. B. Chủ yếu ở châu Á.

C. Chủ yếu ở châu Mĩ. D. Ở nhiều nước trên thế giới

Phân biệt được một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp:

Câu 1: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của điểm công nghiệp ?

A. Đồng nhất với một điểm dân cư.

B. Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp.

C. Có một vài ngành tạo nên hướng chuyên môn hóa.

D. Gồm 1 đến 2 xí nghiệp gần nguồn nguyên – nhiên liệu.

Câu 2: Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp mà sản phẩm chỉ dành cho xuất khẩu được gọi là

A. điểm công nghiệp. B. khu chế xuất.

C. khu công nghiệp. D. trung tâm công nghiệp.

Câu 3: Vùng công nghiệp có đặc điểm nào sau đây?

A. Gắn liền với đô thị vừa và lớn.

B. Bao gồm nhiều điểm, khu công nghiệp.

C. Có một vài ngành tạo nên hướng chuyên môn hóa. D. Có các xí nghiệp nòng cốt hay hạt nhân.

Câu 4: Điểm nào sau đây không đúng với trung tâm công nghiệp?

A. Là khu vực tập trung công nghiệp gắn với các điểm dân cư.

B. Gồm một vài khu công nghiệp hay nhóm xí nghiệp công nghiệp.

C. Có các xí nghiệp hạt nhân hay nòng cốt.

D. Giữa các xí nghiệp trong trung tâm công nghiệp không có mối liên hệ.

Câu 5: Một trong những đặc điểm chinh của khu công nghiệp tập trung là

A. Có các xí nghiệp hạt nhân.

B. Bao gồm 1 đến 2 xí nghiệp đơn lẻ.

C. Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp.

D. Có các xí nghiệp hỗ trợ sản xuất công nghiệp.

B. KĨ NĂNG

Câu 1: Cho bảng số liệu

Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp thế giới, giai đoạn 1990 – 2015

Sản phẩm

1990

2000

2005

2010

2015

Than sạch (triệu tấn)

3387

4995

6536

7954

7686

Dầu thô (triệu tấn)

3331

3612

3892

4221

4296

Điện (Tỉ Kw.h)

11832

14617

16943

20225

23950

(Nguồn:Niên giám thống kê 2016, NXB Thống kê 2017)

Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện sản lượng than và dầu thô và điện ở thế giới giai đoạn 1990 – 2015?

A. Biểu đồ miền. B. Biểu đồ cột ghép.

C. Biểu đồ kểt hợp. D. Biểu đồ đường.

Câu 2: Cho bảng số liệu :

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT ĐIỆN CỦA THẾ GIỚI, GIAI ĐOẠN 1990 – 2015

Năm

1990

2000

2005

2010

2015

Sản lượng điện

(Tỉ Kw.h)

11832

14617

16943

20225

23950

( Nguồn: SGK Địa lí 10- chương trình chuẩn, NXB Giáo dục, 2017)

Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng điện thế giới, thời kì 1990 - 2013 là

A. biểu đồ cột B. biểu đồ đường C. biểu đồ tròn D. biểu đồ miền

Câu 3: Cho bảng số liệu

Sản lượng than và dầu thô ở Việt Nam, giai đoạn 2000 - 2015

Sản phẩm

2000

2005

2010

2015

Than sạch (triệu tấn)

11,6

34,1

44,8

41,5

Dầu thô (triệu tấn)

16,3

18,5

15,0

18,7

(Nguồn:Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)

Biểu đồ nào thích hợp nhất để thể hiện sản lượng than và dầu thô ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2015?

A. Biểu đồ miền. B. Biểu đồ cột ghép.

C. Biểu đồ kểt hợp. D. Biểu đồ đường.

Câu 4: Cho bảng số liệu

Sản lượng dầu thô của thế giới, giai đoạn 1990 – 2015

Năm

1990

2000

2005

2010

2015

Dầu thô (triệu tấn)

3331

3612

3892

4221

4296

(Nguồn:Niên giám thống kê 2016, NXB Thống kê 2017)

Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện sản lượng dầu thô thế giới giai đoạn 1990 – 2015?

A. Biểu đồ miền B. Biểu đồ cột đơn. C. Biểu đồ kểt hợp D. Biểu đồ đường.

Câu 5: Cho các sơ đồ sau:

Sơ đồ nào là hình thức khu công nghiệp?

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 6: Cho bảng số liệu

Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp thế giới, giai đoạn 1990 – 2015

Sản phẩm

1990

2000

2005

2010

2015

Than sạch (triệu tấn)

3387

4995

6536

7954

7686

Dầu thô (triệu tấn)

3331

3612

3892

4221

4296

Điện (Tỉ Kw.h)

11832

14617

16943

20225

23950

(Nguồn:Niên giám thống kê 2016, NXB Thống kê 2017)

Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?

A. sản lượng than đá tăng liên tục qua các năm.

B. Tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thô của thế giới chậm nhất.

C. sản lượng than sạch ít hơn dầu thô.

D. Tốc độ tăng trưởng sản lượng điện của thế giới không ổn định.

Câu 7: Cho bảng số liệu

CƠ CẤU SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRÊN THẾ GIỚI QUA CÁC NĂM

(Đơn vị: %)

Năm

2012

2015

Dầu thô

38

33

Khí tự nhiên

24

24

Than đá

26

29

Thuỷ điện

6

7

Năng lượng nguyên tử

6

4

(Nguồn:Niên giám thống kê 2016, NXB Thống kê 2017)

Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?

A. Tỉ trọng than đá giảm nhanh hơn khí tự nhiên.

B. Tỉ trọng than đá tăng nhanh hơn dầu thô.

C. Tỉ trọng của thủy điện giảm nhanh hơn dầu thô.

D. Tỉ trọng của dầu thô tăng nhanh hơn khí tự nhiên.

Câu 8: Cho biểu đồ

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây ?

A. Sản lượng điện trên thế giới năm 2005 và năm 2017.

B. Cơ cấu sử dụng năng lượng thế giới năm 2005 và năm 2017.

C. Cơ cấu sản lượng điện bình quân đầu người thế giới năm 2002 và năm 2015.

D. Cơ cấu sản lượng điện thế giới năm 2005 và năm 2017.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Cho bảng số liệu sau

Tốc độ tăng trưởng của một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới giai đoạn 1990- 2017

(đơn vị: %)

Sản phẩm

1990

2003

2010

2017

Dầu thô

100

117,2

119,4

131,5

Điện

100

125,5

182,4

217,0

(Nguồn: Tài liệu cập nhật một số thông tin, số liệu trong SGK môn Địa Lí, NXB Giáo dục Việt Nam)

a. Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng của một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới giai đoạn 1990- 2017.

b. Nhận xét về tốc độ tăng trưởng của một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới giai đoạn 1990- 2017.

Câu 2:

a. Giải thích tại sao phần lớn sản lượng điện trên thế giới tập trung chủ yếu ở các quốc gia có nền công nghiệp phát triển

b. Tại sao công nghiệp điện tử - tin học thường phân bố ở các thành phố lớn

Câu 3: Tại sao ngành công nghiệp thàng tiêu dùng được phân bố rộng rãi ở nhiều nước?

Câu 4.

a. Kể tên 2 khu công nghiệp ở Việt Nam mà em biết.

b. Giải thích vì sao ở Việt Nam phổ biến hình thức khu công nghiệp trung?

Câu 5: Thủ Dầu Một có phải là một trung tâm công nghiệp không? Tại sao