Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 1: Sự phụ thuộc của cường độ dòng diện vào hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Bài 4 (SGK trang 5)

Trong bảng 2 có ghi một số giá trị của U và I đo được trong một thí nghiêm với một dây dẫn. Em hãy dự đoán giá trị sẽ phải có trong các ô còn trống. (Giả sử phép đo trong thí nghiệm có sai số không đáng kể).

Hướng dẫn giải

Bài 3 (SGK trang 5)

Từ đồ thị 1.2 hãy xác định:

a) Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn khi hiệu điện thế là 2,5 V; 3,5 V.

b) Xác định giá trị U, I ứng với một điểm bất kì trên đồ thị đó.

Hướng dẫn giải

a) Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn khi hiệu điện thế 2,5 V là 0,5 A; khi hiệu điện thế 3,5 V là 0,7 A.

b) Lấy một điểm M bất kì trên đồ thị, gióng xuống hai trục đồ thị, ta thấy M có hiệu điện thế 5 V, cường độ dòng điện là 1 A.

Bài 1 (SGK trang 4)

a) Quan sát sơ đồ mạch điện hình 1.1, kể tên, nêu công dụng và cách mắc của từng bộ phận trong sơ đồ.

 

b) Chốt (+) của các dụng cụ đo điện có trong sơ đồ phải được mắc về phía điểm A hay B?

Hướng dẫn giải

a) Ampe kế dùng để đo cường độ dòng điện chạy trong mạch, mắc ampe kế nối tiếp trong mạch cần đo cường độ dòng điện. Vôn kế dùng để đo hiệu điện thế của mạch điện, mắc vôn kế song song vói mạch điện cần đo hiệu điện thế. Khóa K dùng để đóng, ngắt mạch điên.

b) Chốt dương của vôn kế, ampe kế trong sơ đồ phải được mắc về phí điểm A.

Bài 2 (SGK trang 5)

Từ kết quả thí nghiệm, hãy cho biết, khi ta thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn, cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó có mối quan hệ như thế nào với hiệu điện thế?
 

Hướng dẫn giải

Khi thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó tăng lên khi hiệu điện thế tăng, giảm đi khi hiệu điện thế giảm.
 

Bài 5 (SGK trang 5)

Trả lời câu hỏi nêu ra ở đầu bài học.

Hướng dẫn giải

Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn.

Có thể bạn quan tâm