Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 1: Chuyển động cơ

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Bài 1 (SGK trang 11)

1. Chất điểm là gì?

Hướng dẫn giải

Chất điểm là một vật có kích thước rất bé so với quãng đường mà nó chuyển động được. Ví dụ: Trái đất có thể được xem một chất điểm khi ta xét nó chuyển động quanh mặt trời.

Bài 2 (SGK trang 11)

Nêu cách xác định vị trí của một ô tô trên quốc lộ.

Hướng dẫn giải

Đườngquốc lộ xem như là1 đường thẳng1 chiều.
Chọn trục Ox cùng phương với đườngquốc lộ. Hướng và gốc tọa độ tùy ý.
Từ đóxác định vị trí của ô tô so với O.

Bài 3 (SGK trang 11)

Nêu các cách xác định vị trí của một vật trên một mặt phẳng.

Hướng dẫn giải

Có thể xác định vị trí một vật ( một điểm ) trong mặt phẳng bằng các xác định tọa độ của nó .Ta có thể sử dụng :
-Hệ trục tọa độ vuông góc ( tọa độ Đề -Các) để xác định tọa độ 1 điểm theo theo khoảng cách so với trục X,Y hoặc
- Hệ tọa độ cực , xác định tọa độ 1 điểm theo góc ( so với trục hoành) và khoảng cách ( so với điểm chuẩn (điểm gốc))

Bài 4 (SGK trang 11)

Phân biệt hệ tọa độ và hệ quy chiếu.

Hướng dẫn giải

- Hệ tọa độ chỉ gồm các trục tọa độ vuông góc với nhau và cắt nhau tại gốc tọa độ. Hệ tọa độ giúp ta xác định được vị trí của vật.
- Hệ quy chiếu gốm vật làm mốc, trục tọa độ gắn với vật làm mốc, mốc thời gian và đồng hồ.Hệ quy chiếu không chỉ giúp ta xác định được vị trí của vật mà còn xác định được vị trí của vật trong các khoãng thời gian khác nhau.

Bài 5 (SGK trang 11)

Trường hợp nào dưới đây có thể coi vật là chất điểm?

A. Trái đất trong chuyển động tự quay quanh mình nó.

B. Hai hòn bi lúc va chạm với nhau.

C. Người nhảy cầu lúc đang rơi xuống nước.

D. Giọt nước mưa lúc đang rơi.

Hướng dẫn giải

5. Trường hợp nào dưới đây có thể coi vật là chất điểm?

A. Trái đất trong chuyển động tự quay quanh mình nó.

B. Hai hòn bi lúc va chạm với nhau.

C. Người nhảy cầu lúc đang rơi xuống nước.

D. Giọt nước mưa lúc đang rơi.

Trả lời:

D



Bài 6 (SGK trang 11)

Một người chỉ cho một người khách du lịch như sau: " Ông hãy đi dọc theo phố này đến một bờ hồ lớn. Đứng tại đó, nhìn sang bên kia hồ theo hướng Tây Bắc, ông sẽ thấy tòa nhà của khách sạn S". Người chỉ đường đã xác định vị trí của khách sạn S theo cách nào?

A. Cách dùng đường đi và vật làm mốc.

B. Cách dùng các trục tọa độ.

C. Dùng cả hai cách A và B.

D. Không dùng cả hai cách A và B.

Hướng dẫn giải

6. Một người chỉ cho một người khách du lịch như sau: " Ông hãy đi dọc theo phố này đến một bờ hồ lớn. Đứng tại đó, nhìn sang bên kia hồ theo hướng Tây Bắc, ông sẽ thấy tòa nhà của khách sạn S". Người chỉ đường đã xác định vị trí của khách sạn S theo cách nào?

A. Cách dùng đường đi và vật làm mốc.

B. Cách dùng các trục tọa độ.

C. Dùng cả hai cách A và B.

D. Không dùng cả hai cách A và B.

Trả lời:

C. (Người đã dùng cách A để chỉ cho khách du lịch đi đến bờ hồ và dùng cách B để chỉ cho khách nhìn thấy vị trí của khách sạn S).


Bài 7 (SGK trang 11)

Trong các cách chọn hệ trục tọa độ và mốc thời gian dưới đây, cách nào thích hợp nhất để xác định vị trí của một máy bay đang bay trên đường dài?

A. Khoảng cách đến ba sân bay lớn; t = 0 là lúc máy bay cất cánh.

B. Khoảng cách đến ba sân bay lớn; t = 0 là 0 giờ quốc tế.

C. Kinh độ, vĩ độ địa lí và độ cao của máy bay; t = 0 là lúc máy bay cất cánh.

D. Kinh độ, vĩ độ địa lí và độ cao của máy bay; t = 0 là 0 giờ quốc tế.

Hướng dẫn giải

7. Trong các cách chọn hệ trục tọa độ và mốc thời gian dưới đây, cách nào thích hợp nhất để xác định vị trí của một máy bay đang bay trên đường dài?

A. Khoảng cách đến ba sân bay lớn; t = 0 là lúc máy bay cất cánh.

B. Khoảng cách đến ba sân bay lớn; t = 0 là 0 giờ quốc tế.

C. Kinh độ, vĩ độ địa lí và độ cao của máy bay; t = 0 là lúc máy bay cất cánh.

D. Kinh độ, vĩ độ địa lí và độ cao của máy bay; t = 0 là 0 giờ quốc tế.

Trả lời:

D



Bài 8 (SGK trang 11)

Để xác định vị trí của một tàu biển giữa đại dương, người ta dùng những tọa độ nào?

Hướng dẫn giải

Người ta dùng kinh độ và vĩ độ của tàu.

Bài 9 (SGK trang 11)

Nếu lấy mốc thời gian là lúc 5 giờ 15 phút thì sau ít nhất bao lâu kim phút đuổi kịp kim giờ?

Hướng dẫn giải

Khi kim giờ đi 1/12 vòng tròn thì kim phút đi hết 1 vòng tròn tương ứng 60pphút.
Như vậy hiệu của 2 vận tốc: 1 - 1/12 = 11/12 vòng tròn.
Khi đồng hồ hiện 5g15' thì kim giờ cách móc thứ 5 là 1/4 x 1/12 = 1/48 vòng tròn.
Khoảng cách giữa kim phút cách kim giờ là (2/12) + (1/48) = 9/48 vòng tròn.
Thời gian để kim phút đuổi kịp kim giờ: (9/48 : 11/12) x 60 = 2p3/11 = 12phút16giây.

Có thể bạn quan tâm