Đường kính và dây của đường tròn
Bài 18 (Sách bài tập trang 159)
Cho đường tròn (O) có bán kính OA = 3cm. Dây BC của đường tròn vuông góc với OA tại trung điểm của OA. Tính độ dài BC ?
Hướng dẫn giải
Bài 23 (Sách bài tập trang 159)
Cho đường tròn (O), điểm A nằm bên trong đường tròn, điểm B nằm bên ngoài đường tròn sao cho trung điểm I của AB nằm bên trong đường tròn. Vẽ dây CD vuông góc với OI tại I. Hãy cho biết ACBD là hình gì ? Vì sao ?
Hướng dẫn giải
Bài 16 (Sách bài tập trang 159)
Tứ giác ABCD có \(\widehat{B}=\widehat{D}=90^0\)
a) Chứng minh rằng bốn điểm A, B, C, D cùng thuộc một đường tròn
b) So sánh độ dàu AC và BD. Nếu AC = BD thì tứ giác ABCD là hình gì ?
Hướng dẫn giải
Bài 22 (Sách bài tập trang 159)
Cho đường tròn (O; R) và điểm M nằm bên trong đường tròn
a) Hãy nêu cách dựng dây AB nhận M làm trung điểm
b) Tính độ dài AB ở cau a) biết rằng R = 5cm, OM = 1,4cm
Hướng dẫn giải
Bài 21* (Sách bài tập trang 159)
Cho đường tròn tâm O, đường kính AB. Dây CD cắt đường kính AB tại I. Gọi H và K theo thứ tự là chân các đường vuông góc kẻ từ A và B đến CD.
Chứng minh rằng CH = DK ?
Hướng dẫn giải
Bài 2.3 - Bài tập bổ sung (Sách bài tập trang 160)
Cho đường tròn (O; R), dây AB khác đường kính . Vẽ về hai phía của AB các dây AC, AD. Gọi H và K theo thứ tự là chân các đường vuông góc kẻ từ B đến AC và AD. Chứng minh rằng :
a) Bốn điểm A, H, B, K thuộc cùng một đường tròn
b) HK < 2R
Hướng dẫn giải
Bài 17 (Sách bài tập trang 159)
Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB và dây EF không cắt đường kính. Gọi I và K lần lượt là chân các đường vuông góc kẻ từ A và B đến EF. Chứng minh rằng IE = KF ?
Hướng dẫn giải
Bài 2.2 _ Bài tập bổ sung (Sách bài tập trang 160)
Cho đường tròn (O; 2cm). Vẽ hai dây AB và CD vuông góc với nhau. Tính diện tích lớn nhất của tứ giác ABCD ?
Hướng dẫn giải
Bài 19 (Sách bài tập trang 159)
Cho đường tròn (O), đường kính AD = 2R. Vẽ cung tâm D bán kính R, cung nàu cắt đường tròn (O) ở B và C
a) Tứ giác OBCD là hình gì ? Vì sao ?
b) Tính số đo các góc CBD, CBO, OBA ?
c) Chứng minh rằng tam giác ABC là tam giác đều ?
Hướng dẫn giải
Bài 2.1 _ Bài tập bổ sung (Sách bài tập trang 159)
Độ dài của tam giác đều nội tiếp đường tròn (O; R) bằng :
(A) \(\dfrac{R}{2}\) (B) \(\dfrac{R\sqrt{3}}{2}\) (C) \(R\sqrt{3}\) (D) Một đáp số khác
Hãy chọn phương án đúng ?
Hướng dẫn giải
Bài 15 (Sách bài tập trang 158)
Cho tam giác ABC, các đường cao BH và CK. Chứng minh rằng :
a) Bốn điểm B, C, H, K cùng thuộc một đường tròn
b) HK < BC
Hướng dẫn giải
Bài 20 (Sách bài tập trang 159)
a) Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB, dây CD. Các đường vuông góc với CD tại C và D tương ứng cắt AB ở M và N. Chứng minh rằng AM = BN
b) Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB. Trên AB lấy các điểm M, N sao cho AM = BN. Qua M và qua N kẻ các đường thẳng song song với nhau, chúng cắt nửa đường tròn lần lượt ở C và D. Chứng minh rằng MC và ND vuông góc với CD