Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 5. Luyện tập: Tính chất hóa học của oxit, axit

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Bài 5.1 Trang 7 Sách bài tập (SBT) Hóa học 9

Có những chất sau : Cu, Zn, MgO, NaOH, Na2CO3 Hãy dẫn ra những phản ứng hoá học của dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 loãng với những chất đã cho để chứng minh rằng hai axit này có tính chất hoá học giống nhau.

Hướng dẫn giải

Các dung dịch HCl, H2SO4 loãng tác dụng với kim loại (Zn), oxit bazơ (MgO), bazơ (NaOH) và muối (Na2CO3). Các dung dịch HCl, H2SO4 loãng không tác dụng với Cu.

Phương trình hóa học :

\(Zn + 2HCl \to ZnC{l_2} + {H_2}\) ; \(MgO + 2HCl \to MgC{l_2} + {H_2}O\)

\(NaOH + HCl \to NaCl + {H_2}O\) ; \(N{a_2}C{O_3} + 2HCl \to 2NaCl + C{O_2} \uparrow  + {H_2}O\)

\(Zn + {H_2}S{O_4} \to ZnS{O_4} + {H_2} \uparrow \) ; \(MgO + {H_2}S{O_4} \to MgS{O_4} + {H_2}O\)

\(2NaOH + {H_2}S{O_4} \to N{a_2}S{O_4} + 2{H_2}O\) ; \(N{a_2}C{O_3} + {H_2}S{O_4} \to N{a_2}S{O_4} + {H_2}O + C{O_2} \uparrow \)

Bài 5.2 Trang 8 Sách bài tập (SBT) Hóa học 9

Để phân biệt được hai dung dịch Na2SO4 và Na2CO3, người ta dùng :

A. BaCl2;             B. HCl ;                  C. Pb(NO3)2;                   D. NaOH.

Hướng dẫn giải

Đáp án B. HCl

- Có bọt khí thoát ra, nhận ra dung dịch Na2CO3

- Không có bọt khí, nhận ra dung dịch Na2SO4

Bài 5.3 Trang 8 Sách bài tập (SBT) Hóa học 9

Cho những chất sau :

A. CuO;           B. MgO;              C. H2O;               D. SO2;                         E. CO2.

Hãy chọn những chất thích hợp đã cho để điền vào chỗ trống trong các phương trình hoá học sau :

1. 2HCl + ...                 —>           CuCl2 + ...

2. H2SO4 + Na2SO3      —>           Na2S04 + … + …

3. 2HCl + CaCO3          —>           CaCl2 +….. + …

4. H2SO4 + ...              —>           MgSO4 + ...

5.  ... + ...\vboxto.5ex\vss H2SO3

Hướng dẫn giải

1. A. CuO vàC. H2O.

2. D. SO2 và C. H2O.

3. E. CO2 và C. H2O.

4. B. MgO và C. H2O.

5. D. SO2 và C. H2O

Bài 5.4 Trang 8 Sách bài tập (SBT) Hóa học 9

Cho các chất: Cu, Na2SO3, H2SO4.

a)  Viết các phương trình hoá học của phản ứng điều chế S02 từ các chất trên.

b)   Cần điều chế n mol SO2, hãy chọn chất nào để tiết kiệm được H2SO4. Giải thích cho sự lựa chọn.

Hướng dẫn giải

a) Các phản ứng điều chế SO2:

Na2SO3 + H2SO4 --------> Na2SO4 + H2O + SO2 \( \uparrow \) (1)

2H2SO4 (đặc) + Cu —------> CuSO4 + 2H2O + SO2 \( \uparrow \) (2)

b) Chọn Cu hay Na2SO3 ?

Theo (1) : Điều chế n mol SO2 cần n mol H2SO4.

Theo (2) : Điều chế n moi SO2 cần 2n mol H2SO4.

Kết luận : Dùng Na2SO3 tiết kiệm được H2SO4.

Bài 5.5* Trang 8 Sách bài tập (SBT) Hóa học 9

a) Viết các phương trình hoá học của phản ứng điều chế khí hiđro từ những chất sau : Zn, dung dịch HCl, dung dịch H2SO4.

b)  So sánh thể tích khí hiđro (cùng điều kiện t° và p) thu được của từng cặp

phản ứng trong những thí nghiệm sau :

Thí nghiệm 1:

0,1 mol Zn tác dụng với dung dịch HCl dư.

0,1 mol Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 dư.

Thí nghiệm 2 :

0,1 mol H2SO4 tác dụng với Zn dư.

0,1 mol HCl tác dụng với Zn dư.

Hướng dẫn giải

a) Các phương trình hoá học điều chế khí hiđro :

Zn + 2HCl —------> ZnCl+ H2 \( \uparrow \)(1)

Zn + H2SO4 —-------> ZnSO4 + H2 \( \uparrow \) (2)

b) So sánh thể tích khí hiđro sinh ra

TN1 : Dùng dư axit để toàn lượng Zn tham gia phản ứng.

Theo (1) : 0,1 mol Zn điều chế được 0,1 mol H2.

Theo (2) : 0,1 mol Zn điều chế được 0,1 mol H2

Kết luận : Những thể tích khí hiđro thu được trong thí nghiệm 1 là bằng nhau.

TN 2 - Dùng dư Zn để toàn lượng axit tham gia phản ứng.

Theo (1) : 0,1 mol HCl điều chế được 0,05 mol H2.

Theo (2) : 0,1 mol H2SO4 điều chế được 0,1 mol H2.

Kết luận . Những thể tích khí hiđro thu được trong thí nghiệm 2 là không bằng nhau. Thể tích khí hiđro sinh ra ở (2) nhiều gấp 2 lần ở (1).

Bài 5.6 Trang 8 Sách bài tập (SBT) Hóa học 9

Để tác dụng vừa đủ với 44,8 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 cần phải dùng 400 ml dung dịch H2SO4 2M. Sau phản ứng thấy tạo ra a gam hỗn hợp muối sunfat. Hãy tính a.

Hướng dẫn giải

Theo bài số mol H2SO4 đã phản ứng là : nH2SO4= 0,4.2 = 0,8 (mol)

=>\({m_{{H_2}S{O_4}}}\) = 0,8.98 = 78,4 (gam)

Theo các phương trình hoá học và định luật bảo toàn khối lượng ta có : moxit + maxit = mmuối +  mH2O

và \({n_{{H_2}O}} = {n_{{H_2}S{O_4}}}\) --------> \({m_{{H_2}O}}\)= 0,8 x 18 = 14,4 (gam)

Vậy 44,8 + 78,4 = mmuối + 14,4

=> mmuối = 108,8 (gam)

Bài 5.7 Trang 8 Sách bài tập (SBT) Hóa học 9

Từ 80 tấn quặng pirit chứa 40% lưu huỳnh, người ta sản xuất được 73,5 tấn axit sunfuric.

a)  Tính hiệu suất của quá trình sản xuất axit sunfuric.

b) Tính khối lượng dung dịch H2SO4 50% thu được từ 73,5 tấn H2SO4 đã được sản xuất ở trên.

Hướng dẫn giải

a) Khối lượng lưu huỳnh chứa trong 80 tấn quặng:

\({m_S} = {{80 \times 40} \over {100}} = 32\) (tấn)

Điều chế H2SO4  theo sơ đồ sau

\(S \to S{O_2} \to S{O_3} \to {H_2}S{O_4}\)

32g                                     98g

32 tấn                                ? tấn 

\({m_{{H_2}S{O_4}}} = {{32 \times 98} \over {32}} = 98\) (tấn )

Hiệu suất phản ứng: \(H = {{73,5} \over {98}} \times 100 = 75\% \)

b) Khối lượng dung dịch H2SO50% thu được :

100 tấn dung dịch có 50 tấn H2SO4

x tấn       \( \leftarrow \)               73,5 tấn 

\(x = {{73,5 \times 100} \over {50}} = 147\)( tấn)

Có thể bạn quan tâm