Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 25: Flo - Brom - Iot

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Bài tập trắc nghiệm 5.49, 5.50, 5.51 trang 53 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

5.49. Biết rằng tính phi kim giảm dần theo thứ tự : F, O, N, Cl. Phân tử có liên kết phân cực nhất là phân tử nào sau đây ?

A. \(F_2O\).                           B.\( Cl_2\)                  

C.ClF                               D. \(NCl_3\)

5.50. Chất chỉ có tính oxi hoá là

 A.\(F_2\)             B.\(Cl_2\)                   

C.\(Br_2\)            D. cả ba chất \(F_2\),.\(Cl_2\),\(Br_2\)

5.51. Có 4 chất bột màu trắng : bột vôi sống, bột gạo, bột thạch cao (\(CaSO_4.2H_2O\)) và bột đá vôi (\(CaCO_3\))

Chỉ dùng một chất nào trong các chất cho dưới đây là có thể nhận biết ngay được bột gạo ?

A. Dung dịch HCL.                                C. Dung dịch \(Br_2\).

B. Dung dịch \(H_2SO_4\).                           D. Dung dịch \(I_2\).

Hướng dẫn giải

5.49

5.50

5.51

C

A

D

Bài 5.52 trang 54 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Có hai nguyên tố halogen khi ở dạng đơn chất đều độc hại với cơ thể người, nhưng ở dạng hợp chất muối natri lại cần thiết đối với cơ thể người. Hãy cho biết tên 2 nguyên tố đó và tên hợp chất muối natri của chúng.

Hướng dẫn giải

- Hai nguyên tố đó là clo và iot.

- Hợp chất của chúng là natri clorua (NaCl) và natri iotua (NaI).

Bài 5.53 trang 54 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Vì sao trong các hợp chất, Flo luôn có số oxi hoá âm còn các halogen khác, ngoài số oxi hoá âm còn có số oxi hoá dương ?

Hướng dẫn giải

Vì Flo là phi kim mạnh nhất trong số tất cả các phi kim nên trong các phản ứng nó chỉ thu thêm e nên luôn luôn có số oxi hoá âm.Các halogen khác còn có số oxi hoá dương vì còn có những phi kim mạnh hơn chúng nên chúng có thể nhường e cho phi kim này.

Bài 5.54 trang 54 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Cho một luồng khí \(Cl_2\) qua dung dịch KBr một thời gian dài. Có thể có những phản ứng hoá học nào xảy ra ? Viết PTHH của các phản ứng đó.

Hướng dẫn giải

Có các phản ứng sau :

Clo đẩy brom ra khỏi muối KBr : 

\(Cl_2 + 2KBr →  2KC1 + Br_2\)                  (1)

Một phần clo tác dụng với nước :

Một phần clo đẩy brom ra khỏi HBr :

\(Cl_2 + 2HBr  → 2HCl + Br_2\)     (4)

Dưới tác dụng của ánh sáng, các axit HCIO và HBrO bị phân huỷ :

\(2HClO →2HCl + O_2\) .  (5)

\(2HBrO→ 2HBr + O_2\)      (6)

Bài 5.55 trang 54 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Nêu phương pháp hoá học để phân biệt các dung dịch NaCl, NaBr, NaI. Viết PTHH của các phản ứng.

Hướng dẫn giải

Sục khí \(Cl_2\) vào các dung dịch trên đã được cho thêm hồ tinh bột.

- Dung dịch nào không có hiện tượng gì xảy ra, đó là dung dịch NaCl.

- Dung dịch nào có chất lỏng màu nâu tạo thành, đó là dung dịch NaBr :

\(Cl_2 + 2NaBr → 2NaCl + Br_2\)

- Dung dịch nào có màu xanh xuất hiện, đó là dung dịch NaI:

\(Cl_2 + 2NaI   →   2NaCl + I_2\)

(\(I_2\) gặp hồ tinh bột tạo ra hợp chất có màu xanh).

Bài 5.56 trang 54 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Trình bày phương pháp công nghiệp sản xuất flo, brom, iot.

Hướng dẫn giải

- Sản xuất flo : Trong công nghiệp, flo được sản xuất bằng cách điện phân KF tan trong HF lỏng. khan.

Sản xuất brom : Trong công nghiệp, người ta dùng \(Cl_2\) để oxi hoá NaBr có trong nước biển thành \(Br_2\).

Sản xuất iot : Trong công nghiệp, người ta sản xuất  \(I_2\) từ rong biển

Bài 5.57 trang 54 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Cho 19,05 gam hỗn hợp KF và KCl tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc thu được 6,72 lít khí (đktc). Xác định thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp muối.

Hướng dẫn giải

Bài 5.58 trang 54 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Xác định nồng độ phần trăm của dung dịch KBr biết rằng 4,48 lít khí clo (đktc) đủ để tác dụng hết với KBr có trong 88,81 ml dung dịch KBr đó (có D = 1,34 g/ml).

Hướng dẫn giải

Bài 5.59 trang 54 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Xác định nồng độ mol của dung dịch KI biết rằng 200 ml dung dịch đó tác dụng hết với khí \(Cl_2\) thi giải phóng 76,2 gam \(I_2\).

Hướng dẫn giải

Bài 5.60 trang 54 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Hãy tìm cách khử độc, bảo vệ môi trường trong các trường hợp sau đây:

a)  Không khí trong phòng thí nghiệm bị nhiễm bẩn bởi khí \(Cl_2\).

b)  Chẳng may làm rớt brom lỏng xuống bàn làm thí nghiệm.

Hướng dẫn giải

a) Phun dung dịch \(NH_3\) vào không gian phòng thí nghiệm :

\(8NH_3 + 3C1_2 → N_2 + 6NH_4Cl\)

b) Đổ nước vôi vào chỗ có brom lỏng.

\(2Br_2 + 2Ca(OH)_2 → CaBr_2 + Ca(OBr)_2 + 2H_2O\)

Bài 5.61 trang 54 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Cho khí clo đi qua dung dịch NaBr thấy dung dịch có màu vàng. Tiếp tục cho khí clo đi qua thì màu vàng lại biến mất. Lấy vài giọt dung dịch sau thí nghiệm nhỏ lên giấy quỳ tím, thấy giấy quỳ hoá đỏ.

Hãy giải thích hiện tượng và viết PTHH của các phản ứng xảy ra.

Hướng dẫn giải

Clo đẩy brom ra khỏi muối :

\(Cl_2 + 2NaBr → 2NaCl + Br_2\)

Brom tan vào nước tạo ra dung dịch màu vàng.

Tiếp tục cho clo đi vào thì nó oxi hoá brom :

\(5C1_2 + Br_2 + 6H_2O → 2HBrO_3 + 10HCL\)

Các axit tạo thành không màu, dung dịch của chúng là quỳ tím hoá đỏ.

Bài 5.62 trang 55 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Brom thể hiện tính khử khi tác dụng với chất oxi hoá mạnh. Trong dung dịch nước, brom khử \(Cl_2\) đến HCL và nó bị clo oxi hoá đến \(HBrO_3\). Hãy lập PTHH của phản ứng.

Hướng dẫn giải

\(5Br_2+5Cl_2+6H_2O → 2HBrO_3+10HCl\)

Bài 5.63 trang 55 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Tính khử của HBr (ở trạng thái khí cũng như trong dung dịch) mạnh hơn HCL. Hãy lập PTHH của các phản ứng trong 2 trường hợp sau :

a) HBr khử \(H_2SO_4\) đến \(SO_2\).

b) Dung dịch HBr không màu, để lâu trong không khí trở nên có màu vàng nâu vì bị oxi hoá bởi \(O_2\) của không khí.

Hướng dẫn giải

a) \(2HBr + H_2SO_4 → Br_2 + SO_2 + 2H_2O\)

b) \(4HBr + O_2 → 2Br_2 + 2H_2O\)

Bài 5.64 trang 55 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Muối \(MgCl_2\) bị lẫn một ít muối \(MgBr_2\). Tìm cách loại bỏ tạp chất để được muối \(MgCl_2\) tinh khiết.

Hướng dẫn giải

Hoà muối vào nước rồi sục khí \(Cl_2\) dư vào :

\(Cl_2 + MgBr_2 →  MgCl_2 + Br_2\)

Cô cạn dung dịch brom bay hơi hết, thu được \(MgCl_2\) tinh khiết.

Có thể bạn quan tâm