Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ, NHÔM

f894cf316d843466a17966db7554abfa
Gửi bởi: Thành Đạt 27 tháng 9 2020 lúc 11:06:48 | Được cập nhật: hôm kia lúc 18:23:07 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 487 | Lượt Download: 1 | File size: 0.764398 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Trịnh xuân Đảm SĐT: 01678774916 https://www.facebook.com/trinhxuan.dam KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ, NHÔM Câu 1: Khối lượng riêng của kim loại kiềm nhỏ là do : A. Bán kính nguyên tử lớn, cấu tạo mạng tinh thể kém đặc khít. B. Bán kính nguyên tử nhỏ, cấu tạo mạng tinh thể đặc khít. C. Bán kính nguyên tử nhỏ, cấu tạo mạng tinh thể kém đặc khít. D. Bán kính nguyên tử lớn, cấu tạo mạng tinh thể đặc khít. Câu 2: Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp hơn kim loại khác là do : A. Lực liên kết trong mạng tinh thể kém bền vững. B. Lớp ngoài cùng có một e. C. Độ cứng nhỏ hơn các kim loại khác. D. Chúng là kim loại điển hình nằm ở đầu mỗi. Câu 3: Nguyên tử của các kim loại trong trong nhóm IA khác nhau về A. số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử. B. cấu hình electron nguyên tử. C. số oxi hoá của nguyên tử trong hợp chất. D. kiểu mạng tinh thể của đơn chất. Câu 4: Câu nào sau đây mô tả đúng sự biến đổi tính chất của các kim loại kiềm theo chiều điện tính hạt nhân tăng dần ? A. Bán kính nguyên tử giảm dần. B. Nhiệt độ nóng chảy tăng dần. C. Năng lượng ion hoá I1 của nguyên tử giảm dần. D. Khối lượng riêng của đơn chất giảm dần. Câu 5: Các ion nào sau đây đều có cấu hình 1s22s22p6 A. Na+, Ca2+, Al3+. B. K+, Ca2+, Mg2+. C. Na+, Mg2+, Al3+. D. Ca2+, Mg2+, 3+ Al . Câu 6: Khi cắt miếng Na kim loại, bề mặt vừa cắt có ánh kim lập tức mờ đi, đó là do có sự hình thành các sản phẩm rắn nào sau đây ? A. Na2O, NaOH, Na2CO3, NaHCO3. B. NaOH, Na2CO3, NaHCO3. C. Na2O, Na2CO3, NaHCO3. D. Na2O, NaOH, Na2CO3. Câu 7: Nhóm các kim loại nào sau đây đều tác dụng được với nước lạnh tạo dung dịch kiềm A. Na, K, Mg, Ca. B. Be, Mg, Ca, Ba. C. Ba, Na, K, Ca. D. K, Na, Ca, Zn. Câu 8: Để điều chế kim loại Na, người ta thực hiện phản ứng Trung Tâm Thầy Nguyễn Bá Tuấn Học off địa chỉ : 3B2- Ngõ 09 - Lê Đức Thọ - Hà Nộ, Gần đại học Thương Mại Hà Nội - Trang | 1 - Trịnh xuân Đảm SĐT: 01678774916 https://www.facebook.com/trinhxuan.dam A. Điện phân dung dịch NaOH. B. Điện phân nóng chảy NaCl hoặc NaOH . C. Cho dd NaOH tác dụng với dd HCl. D. Cho dd NaOH tác dụng với H2O. Câu 9: Kim loại kiềm có nhiều ứng dụng quan trọng : (1) Chế tạo các hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp ; (2) Kim loại Na và K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân ; (3) Kim loại xesi dùng làm tế bào quang điện ; (4) Các kim loại Na, K dùng để điều chế các ddung dịchbazơ ; (5) kim loại kiềm dùng để điều chế các kim loại hiếm bằng phương pháp nhiệt luyện. Phát biểu đúng là : A. 1, 2, 3, 5. B. 1, 2, 3, 4. C. 1, 3, 4, 5. D. 1, 2, 4, 5. Câu 10: Chất nào sau đây khi cho vào nước không làm thay đổi pH ? A. NH4Cl. B. KCl. C. Na2CO3. D. HCl. Câu 11: Cho các dung dịch sau: NaOH; NaHCO3; Na2CO3; NaHSO4; Na2SO4. Dung dịch làm cho quỳ tím đổi màu xanh là: A. NaOH ; Na2SO4 ; Na2CO3. B. NaHSO4 ; NaHCO3 ; Na2CO3. C. NaOH ; NaHCO3 ; Na2CO3. D. NaHSO4 ; NaOH ; NaHCO3. Câu 12: Dịch vị dạ dày thường có pH trong khoảng từ 2-3. Những người nào bị mắc bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng thường có pH < 2. Để chữa căn bệnh này, người bệnh thường uống trước bữa ăn chất nào sau đây ? A. Dung dịch natri hiđrocacbonat. B. Nước đun sôi để nguội. C. Nước đường saccarozơ. D. Một ít giấm ăn. Câu 13: Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí A. NH3, SO2, CO, Cl2. B. N2, NO2, CO2, CH4, H2. C. NH3, O2, N2, CH4, H2. D. N2, Cl2, O2, CO2, H2. Câu 14: Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch NaOH, tới một lúc nào đó tạo ra được hai muối. Thời điểm tạo ra 2 muối như thế nào? A. NaHCO3 tạo ra trước, Na2CO3 tạo ra sau. B. Na2CO3 tạo ra trước, NaHCO3 tạo ra sau. C. Cả 2 muối tạo ra cùng lúc. D. Không xác định được. Câu 15: Cho a mol NO2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch chứa a mol NaOH. pH của dung dịch thu được là ? A. 7. B. 0. C. > 7. D. < 7. Câu 16: Những đặc điểm nào sau đây phù hợp với tính chất của muối NaHCO3 : (1) Chất lưỡng tính ; (2) Kém bền với nhiệt ; (3) Thuỷ phân cho môi trường kiềm mạnh ; (4) Thuỷ phân cho môi trường kiềm yếu ; (5) Thuỷ phân cho môi trường axit ; (6) Chỉ tác dụng với axit mạnh. A. 1, 2, 4. B. 2, 4, 6. C. 1, 2, 3. D. 2, 5, 6. Câu 17: Tính chất nào nêu dưới nay sai khi nói về 2 muối NaHCO3 và Na2CO3 ? A. Cả 2 đều dễ bị nhiệt phân. B. Cả 2 đều tác dụng với axit mạnh giải phóng khí CO2. C. Cả 2 đều bị thủy phân tạo môi trường kiềm. D. Chỉ có muối NaHCO3 tác dụng với dd NaOH. Câu 18: Cho các chất rắn: Al2O3, ZnO, NaOH, Al, Zn, Na2O, K2O, Be, Ba. Chất rắn nào có thể tan hoàn toàn trong dung dịch KOH dư ? A. Al, Zn, Be. B. ZnO, Al2O3, Na2O; KOH. C. Al, Zn, Be, ZnO, Al2O3. D. Tất cả chất rắn đã cho. Câu 19: Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2. Hiện tượng xảy ra là A. Dung dịch vẫn trong suốt, không có hiện tượng gì. Trung Tâm Thầy Nguyễn Bá Tuấn Học off địa chỉ : 3B2- Ngõ 09 - Lê Đức Thọ - Hà Nộ, Gần đại học Thương Mại Hà Nội - Trang | 2 - Trịnh xuân Đảm SĐT: 01678774916 https://www.facebook.com/trinhxuan.dam B. Có kết tủa trắng tạo thành, kết tủa không tan khi CO2 dư. C. Ban đầu dung dịch vẫn trong suốt, sau đó mới có kết tủa trắng. D. Ban đầu có kết tủa, sau đó kết tủa tan tạo dung dịch trong suốt. Câu 20: X, Y, Z là 3 hợp chất của 1 kim loại hoá trị I, khi đốt nóng ở nhiệt độ cao cho ngọn lửa màu vàng. X tác dụng với Y tạo thành Z. Nung nóng Y thu được chất Z và 1 chất khí làm đục nước vôi trong, nhưng không làm mất màu dung dịch nước Br2. X, Y, Z là A. X là K2CO3 ; Y là KOH ; Z là KHCO3. B. X là NaHCO3 ; Y là NaOH ; Z là Na2CO3. C. X là Na2CO3 ; Y là NaHCO3 ; Z là NaOH. D. X là NaOH ; Y là NaHCO3 ; Z là Na2CO3. Câu 21: Cho sơ đồ biến hoá: Na  X  Y  Z  T  Na. Hãy chọn thứ tự đúng của các chất X,Y,Z,T A. Na2CO3 ; NaOH ; Na2SO4 ; NaCl. B. NaOH ; Na2SO4 ; Na2CO3 ; NaCl. C. NaOH ; Na2CO3 ; Na2SO4 ; NaCl. D. Na2SO4 ; Na2CO3 ; NaOH ; NaCl. Câu 22: Cho sơ đồ phản ứng: NaCl  (X)  NaHCO3  (Y)  NaNO3. X và Y có thể là A. NaOH và NaClO. B. Na2CO3 và NaClO. C. NaClO3 và Na2CO3. D. NaOH và Na2CO3. Câu 23: Cho sơ đồ chuyển hoá sau: Cl2  A  B  C  A  Cl2. Các chất A, B, C lần lượt là A. NaCl ; NaOH ; Na2CO3. B. KCl ; KOH ; K2CO3. C. CaCl2 ; Ca(OH)2 ; CaCO3. D. Cả a, b, c đều đúng. Câu 24: Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4NO3, NaHCO3 và Ba(NO3)2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào H2O (dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa A. NaNO3, NaOH, Ba(NO3)2. B. NaNO3, NaOH. C. NaNO3, NaHCO3, NH4NO3, Ba(NO3)2. D. NaNO3. Câu 25: Khi nhiệt phân hoàn toàn từng muối X, Y thì đều tạo ra số mol khí nhỏ hơn số mol muối tương ứng. Đốt một lượng nhỏ tinh thể Y trên đèn khí không màu, thấy ngọn lửa có màu vàng. Hai muối X, Y lần lượt là: A. CaCO3, NaNO3. B. KMnO4, NaNO3. C. Cu(NO3)2 , NaNO3. D. NaNO3, KNO3. Câu 26: X, Y, Z là các hợp chất vô cơ của một kim loại, khi đốt nóng ở nhiệt độ cao cho ngọn lửa màu tím. X tác dụng với Y thành Z. Nung nóng Y ở nhiệt độ cao thu được Z, hơi nước và khí E. Biết E là hợp chất của cacbon, E tác dụng với X cho Y hoặc Z. X, Y, Z, E lần lượt là những chất nào sau đây? A. KOH, K2CO3, KHCO3, CO2. B. KOH, KHCO3, K2CO3, CO2. C. KOH, KHCO3, CO2, K2CO3. D. KOH, K2CO3, CO2, KHCO3. Câu 27: Phương trình 2Cl- + 2H2O   2OH- + H2 + Cl2 xảy ra khi nào ? A. Cho NaCl vào nước. B. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp (điện cực trơ). C. Điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn xốp (điện cực trơ). D. A, B, C đều đúng. Câu 28: Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp A. điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực. B. điện phân dung dịch NaNO3, không có màng ngăn điện cực. C. điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực. D. điện phân NaCl nóng chảy. Câu 29: Cách nào sau nay không điều chế được NaOH ? Trung Tâm Thầy Nguyễn Bá Tuấn Học off địa chỉ : 3B2- Ngõ 09 - Lê Đức Thọ - Hà Nộ, Gần đại học Thương Mại Hà Nội - Trang | 3 - Trịnh xuân Đảm SĐT: 01678774916 https://www.facebook.com/trinhxuan.dam A. Cho Na tác dụng với nước. B. Cho dung dịch Ca(OH)2 tác dụng với dung dịch Na2CO3. C. Điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn xốp (điện cực trơ). D. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp (điện cực trơ). Câu 30: Trong công nghiệp sản xuất NaOH, người ta dùng phương pháp điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn giữa 2 điện cực, dung dịch NaOH thu được có lẫn NaCl. Để thu được dung dịch NaOH nguyên chất người ta phải : A. Cho AgNO3 vào để tách Cl- sau đó tinh chế NaOH B. Cô cạn dung dịch, sau đó điện phân nóng chảy để đuổi khí clo bay ra ở catot. C. Cho dung dịch thu được bay hơi nước nhiều lần, NaCl là chất ít tan hơn NaOH nên kết tinh trước, loại NaCl ra khỏi dung dịch thu được NaOH nguyên chất. D. Cô cạn dung dịch thu được sau đó điện phân nóng chảy để đuổi khí clo bay ra ở anot Câu 31: Sau khi điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp thì thu được dung dịch NaOH có lẫn tạp chất NaCl. Người ta tách NaCl ra bằng phương pháp A. Chưng cất phân đoạn. B. Kết tinh phân đoạn. C. Cô cạn. D. Chiết. Câu 32: Sự khác nhau về sản phẩm ở gần khu vực catot khi điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn (1) và không có màng ngăn (2) là ; A. (1) có NaOH sinh ra, (2) có NaClO sinh ra. B. (1) có khí H2 thoát ra, (2) không có khí H2 thoát ra. C. (1) không có khí H2 thoát ra, (2) có khí H2 thoát ra. D. (1) có NaOH sinh ra, (2) không có NaOH sinh ra. Câu 33: Chỉ dùng quỳ tím có thể nhận biết được bao nhiêu dung dịch trong số các dung dịch sau: NaCl, NaHCO3, Na2CO3, NaHSO4, Na2SO4, NaOH. A. 3. B. 5. C. 4. D. 6. Câu 34: Để nhận biết các dung dịch: NaOH, KCl, NaCl, KOH dùng: A. quì tím, dd AgNO3. B. phenolphtalein. C. quì tím, thử ngọn lửa bằng dây Pt. D. phenolphtalein, dd AgNO3. Câu 35: Để nhận biết các dung dịch : Na2CO3 ; BaCl2 ; HCl ; NaOH số hoá chất tối thiểu phải dùng là: A. không cần dùng thuốc thử. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 36: Cho 4 dung dịch: HCl, AgNO3, NaNO3, NaCl. Chỉ dùng thêm một thuốc thử nào cho dưới đây để nhân biết được các dung dịch trên ? A. Quỳ tím. B. Phenolphatelein. C. dd NaOH. D. dd H2SO4. Câu 37: Cho các dung dịch: NaOH, NaCl, H2SO4, Na2SO4, Ba(OH)2. Chỉ dùng thêm một thuốc thử nào sau đây để nhận biết ? A. Phenolphtalein. B. Qùy tím. C. BaCl2. D. AgNO3. Câu 38: Để nhận biết được các chất bột rắn khan sau: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4. Đựng trong các lọ riêng biệt thì hoá chất được sử dụng là A. H2O, CO2. B. Dung dịch H2SO4. C. Dung dịnh Ba(OH)2. D. Dung dịch NH4HCO3. Trung Tâm Thầy Nguyễn Bá Tuấn Học off địa chỉ : 3B2- Ngõ 09 - Lê Đức Thọ - Hà Nộ, Gần đại học Thương Mại Hà Nội - Trang | 4 - Trịnh xuân Đảm SĐT: 01678774916 https://www.facebook.com/trinhxuan.dam Câu 39: Có 3 dung dịch hỗn hợp: (NaHCO3+ Na2CO3), (NaHCO3+Na2SO4), (Na2CO3, Na2SO4). Chỉ dùng thêm một cặp chất nào trong số các cặp chất cho dưới đây để nhận biết các dung dịch trên. A. Dung dịch HCl và dung dịch Na2CO3. B. Dung dịch HNO3 và dung dịch Ba(NO3)2. C. Dung dịch Na2CO3 và dung dịch Ba(OH)2. D. Dung dịch NaOH và dung dịch Ba(HCO3)2. Câu 40: Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây để nhận biết các kim loại Ba, Mg, Fe, Ag, Al trong các bình mất nhãn: A. H2SO4 loãng. B. HCl. C. H2O. D. NaOH. Câu 41: Cho các kim loại: Al, Mg, Ca, Na. Chỉ dùng thêm một chất nào để nhận biết các kim loại đó ? A. dung dịch HCl. B. dung dịch H2SO4 loãng. C. dung dịch CuSO4. D. Nước. Câu 42: Cho m gam Na tác dụng hết với p gam nước thu được dung dịch nồng độ x%. Lập biểu thức tính nồng độ x% theo m, p. Chọn biểu thức đúng A. x% = m.40.100 . 44m  46 p B. x% = m.80.100 . 44m  46 p C. x% = m.40.100 . 46m  46 p D. x% = m.80.100 . 46m  46 p Câu 43: Cho 1,5 gam hỗn hợp Na và kim loại kiềm A tác dụng với H2O thu được 1,12 lít H2 (đktc. A là: A. Li. B. Na. C. K. D. Rb. Câu 44: Cho 4,9 gam kim loại kiềm M vào 1 cốc nước. Sau một thời gian lượng khí thoát ra đã vượt quá 7,5 lít (đktc). Kim loại kiềm M là A. Li. B. Na. C. K. D. Rb. Câu 45: Cho 3,9 gam kali vào 101,8 gam nước thu được dung dịch KOH có nồng độ % là bao nhiêu ? A. 5,31%. B. 5,20%. C. 5,30%. D. 5,50%. Câu 46: Cho hỗn hợp X gồm Na và một kim loại kiềm có khối lượng 6,2 gam tác dụng với 104 gam nước thu được 100 ml dung dịch có d = 1,1. Biết hiệu số hai khối lượng nguyên tử < 20. Kim loại kiềm là: A. Li. B. K. C. Rb. D. Cs. Câu 47: Cho 3,6 gam hỗn hợp gồm K và một kim loại kiềm A tác dụng vừa hết với nước. Cho 2,24 lít H2 ở 0,5 atm và 0oC. Biết số mol kim loại (A) trong hỗn hợp lớn hơn 10% tổng số mol 2 kim loại. A là kim loại: A. K. B. Na. C. Li. D. Rb. Câu 48: Hỗn hợp X gồm hai kim loại A, B nằm kế tiếp nhau trong nhóm IA. Lấy 7,2 gam X hoà tan hoàn toàn vào nước thu được 4,48 lít hiđro (đktc). A, B là hai kim loại: A. Li, Na. B. Na, K. C. K, Rb. D. Rb, Cs. Câu 49: A là hỗn hợp 2 kim loại kiềm X và Y thuộc 2 chu kì kế tiếp. Nếu cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thì thu được a gam 2 muối, còn nếu cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 thì thu được 1,1807a gam 2 muối. X và Y là A. Li và Na. B. Na và K. C. K và Rb. D. Rb và Cs. Câu 50: 2 kim loại kiềm A và B nằm trong 2 chu kì liên tiếp nhau trong bản tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Hoà tan 2 kim loại này vào nước thu được 0,336 lít khí (đktc) và dung dịch C. Cho HCl dư vào dung dịch C thu được 2,075 gam muối, hai kim loại đó là. A. Li và Na. B. Na và K. C. K và Rb. D. Li và K. Trung Tâm Thầy Nguyễn Bá Tuấn Học off địa chỉ : 3B2- Ngõ 09 - Lê Đức Thọ - Hà Nộ, Gần đại học Thương Mại Hà Nội - Trang | 5 - Trịnh xuân Đảm SĐT: 01678774916 https://www.facebook.com/trinhxuan.dam Câu 51: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 3 kim loại kiềm vào nước, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Nếu cũng cho lượng X như trên tác dụng với O2 dư thì thu được 3 oxit và thấy khối lượng chất rắn tăng m gam. Giá trị của m là A. 3,2. B. 1,6. C. 4,8. D. 6,4. Câu 52: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al và Na tác dụng với H2O dư, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và còn lại một lượng chất rắn không tan. Khối lượng của Na trong m gam X là A. 2,3 gam. B. 4,6 gam. C. 6,9 gam. D. 9,2 gam. Câu 53: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp 2 kim loại kiềm vào nước thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và 400 ml dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là A. 1. B. 2. C. 12. D. 13. Câu 54: Hoà tan hoàn toàn 8,5 gam hỗn hợp X gồm Na và K vào nước, thu được dung dịch Y và V lít khí H2 (đktc). Trung hoà Y bằng H2SO4, sau đó cô cạn dung dịch, thu được 22,9 gam muối. Giá trị của V là A. 6,72. B. 4,48. C. 3,36. D. 2,24. Câu 55: Trộn lẫn 500 ml dung dịch NaOH 5M với 200 ml dung dịch NaOH 30% (d=1,33 g/ml). Nồng độ mol/ l của dung dịch thu được là: A. 6M. B. 5,428 M. C. 6,42M. D. 6,258M. Câu 56: Cho dung dịch NaOH có pH = 12. Cần pha loãng bao nhiêu lần để thu được dung dịch NaOH có pH = 11 ? A. 8 lần. B. 100. C. 10. D. 6. Câu 57: Trộn 100 ml dung dịch H2SO4 0,02M với 100ml dung dịch NaOH 0,02M dung dịch tạo thành có pH là: A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 58: Trộn 200 ml dung dịch H2SO4 0,05 M với 300 ml dung dịch NaOH 0,06M. pH của dung dịch tạo thành là A. 2,7. B. 1,6. C. 1,9. D. 2,4. Câu 59: Để trung hoà dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và 0,15 mol Ba(OH)2 cần bao nhiêu lít dung dịch hỗn hợp HCl 0,1 M và H2SO4 0,05 M ? A. 1 lít. B. 2 lít. C. 3 lít. D. 4 lít. Câu 60: Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,4 M và H2SO4 0,1M với 400 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH)2 xM, thu được kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 12. Tính x A. 0,05125 M. B. 0,05208 M. C. 0,03125M. D. 0,01325M. Câu 61: Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)2 0,05M và NaOH 0,1M với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,2M và H2SO4 0,1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là A. 12,8. B. 13,0. C. 1,0. D. 1,2. Câu 62: Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a (mol/l) thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là A. 0,15. B. 0,30. C. 0,03. D. 0,12. Câu 63: Trộn 100 ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M với 400 ml dung dịch gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M, thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là A. 7. B. 2. C. 1. D. 6. Câu 64: Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là A. 12,8. B. 13,0. C. 1,0. D. 1,2. Câu 65: Cho 1 lít dung dịch hỗn hợp NaOH và Ba(OH)2 có pH = 12 vào 1 lít dung dịch H2SO4 0,01M. Thu được 2 lít dung dịch A. Nồng độ mol/lít ion [H+] là Trung Tâm Thầy Nguyễn Bá Tuấn Học off địa chỉ : 3B2- Ngõ 09 - Lê Đức Thọ - Hà Nộ, Gần đại học Thương Mại Hà Nội - Trang | 6 - Trịnh xuân Đảm SĐT: 01678774916 https://www.facebook.com/trinhxuan.dam A. 10-7M. B. 0,005 M. C. 0,01 M. D. 0,02 M. Câu 66: Khi cho 100 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch HCl thu được dung dịch có chứa 6,525 gam chất tan. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của HCl trong dung dịch đã dùng là A. 0,75M. B. 1M. C. 0,25M. D. 0,5M. Câu 67: Cho 0,1 mol P2O5 vào dung dịch chứa 0,35 mol KOH. Dung dịch thu được có các chất A. K3PO4, K2HPO4. B. K2HPO4, KH2PO4. C. K3PO4, KOH. D. KH2PO4, H3PO4. Câu 68: Cho 100 ml dung dịch KOH 1,5M vào 200 ml dung dịch H3PO4 0,5M, thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được hỗn hợp gồm các chất là A. KH2PO4 và K2HPO4. B. K3PO4 và K2HPO4. C. KH2PO4 và H3PO4. D. KH2PO4 và K3PO4. Câu 69: Thể tích dung dịch KOH 2M tối thiểu để hấp thụ hết 4,48 lít (đktc) hỗn hợp X gồm CO2 và SO2 (có tỉ khối hơi so với H2 bằng 27) là A. 100 ml hay 150 ml. B. 200 ml. C. 150 ml. D. 100 ml. Câu 70: Thể tích dung dịch NaOH 2M tối thiểu để hấp thụ hết 4,48 lít CO2 ( đkc) là ? A. 200 ml. B. 100 ml. C. 150 ml. D. 250 ml. Câu 71: Cho 6 lít hỗn hợp CO2 và N2 (đktc) đi qua dung dịch KOH tạo ra 2,07 gam K2CO3 và 6 gam KHCO3. % thể tích của CO2 trong hỗn hợp là A. 42%. B. 56%. C. 28%. D. 50%. Câu 72: Hoà tan hoàn toàn 31,3 gam hỗn hợp gồm K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 5,6 lít khí H2 (đktc). Sục 8,96 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch X, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 49,25. B. 39,40. C. 19,70. D. 78,80. Câu 73: Cốc A đựng 0,3 mol Na2CO3 và 0,2 mol NaHCO3. Cốc B đựng 0,4 mol HCl. Đổ rất từ từ cốc A vào cốc B, số mol khí CO2 thoát ra có giá trị nào? A. 0,2. B. 0,25. C. 0,4. D. 0,5. Câu 74: Dung dịch X chứa 0,6 mol NaHCO3 và 0,3 mol Na2CO3. Thêm rất từ từ dung dịch chứa 0,8 mol HCl vào dung dịch X được dung dịch Y và V lít khí CO2 (đktc). Thêm vào dung dịch Y nước vôi trong dư thấy tạo thành m gam kết tủa. Tính thể tích V và khối lượng m A. 11,2 lít CO2 ; 90 gam CaCO3. B. 16,8 lít CO2 ; 60 gam CaCO3. C. 11,2 lít CO2 ; 60 gam CaCO3. D. 11,2 lít CO2 ; 40 gam CaCO3. Câu 75: Thêm từ từ đến hết dung dịch chứa 0,02 mol K2CO3 vào dung dịch chứa 0,03 mol HCl. Lượng khí CO2 thu được đktc bằng A. 0,448 lít. B. 0,224 lít. C. 0,336 lít. D. 0,112 lít. Câu 76: Thêm từ từ đến hết 150 ml dung dịch ( Na2CO3 1M và K2CO3 0,5 M) vào 250 ml dung dịch HCl 2M thì thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc là A. 2,52 lít. B. 5,04 lít. C. 3,36 lít. D. 5,6 lít. Câu 77: Cho đồng thời 1 lít dung dịch HCl 2M vào 1lít dung dịch hỗn hợp Na2CO3 1M và NaHCO3 1M. Đến phản ứng hoàn toàn thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là A. V = 33,6. B. 22,4 ≤ V ≤ 33,6. C. V = 22,4. D. Kết quả khác. Câu 78: Tính lượng kết tủa tạo thành khi trộn lẫn dung dịch chứa 0,0075 mol NaHCO3 với dung dịch chứa 0,01 mol Ba(OH)2 A. 0,73875 gam. B. 1,4775 gam. C. 1,97 gam. D. 2,955 gam. Câu 79: Dung dịch X chứa 24,4 gam hỗn hợp 2 muối Na2CO3 và K2CO3. Thêm dung dịch chứa 33,3 gam CaCl2 vào dung dịch X thu được 20 gam kết tủa và dung dịch Y. Số mol mỗi muối trong dung dịch X là Trung Tâm Thầy Nguyễn Bá Tuấn Học off địa chỉ : 3B2- Ngõ 09 - Lê Đức Thọ - Hà Nộ, Gần đại học Thương Mại Hà Nội - Trang | 7 - Trịnh xuân Đảm SĐT: 01678774916 https://www.facebook.com/trinhxuan.dam A. 0,12 mol Na2CO3 và 0,08 mol K2CO3. C. 0,08 mol Na2CO3 và 0,12 mol K2CO3. B. 0,1 mol Na2CO3 và 0,1 mol K2CO3. D. 0,05 mol Na2CO3 và 0,15 mol K2CO3. Câu 80: Nhiệt phân hoàn toàn 2,45 gam 1 muối vô cơ X thu được 672 ml O2 đktc. Phần chất rắn còn lại chứa 52,35% K và 47,65% Clo. Công thức phân tử của muối X là A. KClO. B. KClO2. C. KClO3. D. KClO4. Câu 81: Cho dung dịch chứa 6,03 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử ZX < ZY) vào dung dịch AgNO3 (dư), thu được 8,61 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của NaX trong hỗn hợp ban đầu là A. 52,8%. B. 58,2%. C. 47,2%. D. 41,8%. Câu 82: Cho 1,9 gam hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), sinh ra 0,448 lít khí (ở đktc). Kim loại M là A. Na. B. K. C. Rb. D. Li. Câu 83: Nhiệt phân hoàn toàn 34,65 gam hỗn hợp gồm KNO3 và Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp khí X (tỉ khối của X so với khí hiđro bằng 18,8). Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là A. 8,60 gam. B. 20,50 gam. C. 11,28 gam. D. 9,40 gam. Câu 84: Trong 1lít dung dịch X có chứa 9,85 gam một hỗn hợp gồm muối clorua và hiđroxit của kim loại kiềm. pH của dung dịch là 13 và khi điện phân 1lít dung dịch X cho đến khi hết khí Cl2 thì thu được 1,12 lít khí Cl2 ở 0oC và 1 atm. Kim loại kiềm đó là: A. K. B. Cs. C. Na. D. Li. Câu 85: Điện phân 117 gam dung dich NaCl 10% có màng ngăn thu được tổng thể tích khí ở 2 điện cực là 11,2 lít (đktc) thì ngừng lại. Thể tích khí thu được ở cực âm là: A. 6,72 lít. B. 8,96 lít. C. 4,48 lít. D. 3,36 lít. Câu 86: Điện phân (điện cực trơ) dung dịch X chứa 0,2 mol CuSO4 và 0,12 mol NaCl bằng dòng điện có cường độ 2A. Thể tích khí (đktc) thoát ra ở anot sau 9650 giây điện phân là A. 2,240 lít. B. 2,912 lít. C. 1,792 lít. D. 1,344 lít. Câu 87: Điện phân có màng ngăn xốp 500 ml dung dịch NaCl 4M (d=1,2 g/ml). Sau khi ở anot thoát ra 17,92 lít Cl2 (đktc) thì ngừng điện phân. Nồng độ % của NaOH trong dung dịch sau điện phân ( nước bay hơi không đáng kể) là A. 8,26%. B. 11,82%. C. 12,14%. D. 15,06%. Câu 88: Điện phân dung dịch NaOH với cường độ dòng điện là 10A trong thời gian 268 giờ. Sau điện phân còn lại 100 gam dung dịch NaOH 24%. Nồng độ % của dung dịch NaOH trước điện phân là: A. 4,8%. B. 5,2%. C. 2,4%. D. 3,2%. Câu 89: Điện phân 200ml dung dịch Y gồm KCl 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M với cường độ dòng điện 5A trong thời gian 1158 giây, điện cực trơ, màng ngăn xốp. Giả sử nước bay hơi không đáng kể. Độ giảm khối lượng của dung dịch sau khi điện phân là A. 3,59 gam. B. 2,31 gam. C. 1,67 gam. D. 2,95 gam Câu 90: Mô tả nào dưới đây không phù hợp các nguyên tố nhóm IIA (kim loại kiềm thổ) A. Cấu hình electron là ns2. B. Tinh thể có cấu trúc lục phương. C. Gồm các nguyên tố Be, Mg, Ca, Sr, Ba. D. Mức oxi hoá đặc trưng trong các hợp chất là +2. Câu 91: Nhận xét nào sau đây không đúng ? A. Các kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh. B. Tính khử của các kim loại kiềm thổ tăng dần từ Be đến Ba. Trung Tâm Thầy Nguyễn Bá Tuấn Học off địa chỉ : 3B2- Ngõ 09 - Lê Đức Thọ - Hà Nộ, Gần đại học Thương Mại Hà Nội - Trang | 8 - Trịnh xuân Đảm SĐT: 01678774916 https://www.facebook.com/trinhxuan.dam C. Tính khử của các kim loại kiềm thổ yếu hơn kim loại kiềm trong cùng chu kì. D. Be, Mg, Ca, Sr, Ba đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường nên gọi là kim loại kiềm thổ. Câu 92: Kim loại kiềm thổ có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng biến đổi không theo một quy luật nhất định như kim loại kiềm là do A. kiểu mạng tinh thể khác nhau. B. bán kính nguyên tử khác nhau. C. lực liên kết kim loại yếu. D. bán kính ion khá lớn. Câu 93: Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của các kim loại kiềm thổ ? A. Tính khử của kim loại tăng theo chiều tăng của năng lượng ion hoá. B. Tính khử của kim loại tăng theo chiều giảm của năng lượng ion hoá. C. Tính khử của kim loại tăng theo chiều tăng của thế điện cực chuẩn. D. Tính khử của kim loại tăng theo chiều tăng của độ âm điện. Câu 94: Nhận định đúng khi nói về nhóm kim loại kiềm thổ và các nhóm kim loại thuộc nhóm A nói chung là A. Tính khử của kim loại tăng khi bán kính nguyên tử tăng. B. Tính khử của kim loại tăng khi bán kính nguyên tử giảm. C. Tính khử của kim loại giảm khi bán kính nguyên tử tăng. D. Tính khử của kim loại không phụ thuộc vào bán kính ngưyên tử của kim loại. Câu 95: Các kim loại kiềm thổ A. đều tan trong nước. B. đều có tính khử mạnh. C. đều tác dụng với bazơ. D. có cùng kiểu mạng tinh thể. Câu 96: Chọn câu phát biểu đúng : A. Mg không phản ứng với nước ở điều kiện thường. B. Mg phản ứng với N2 khi được đun nóng. C. Mg cháy trong khí CO2 ở nhiệt độ cao. D. Các câu trên đều đúng. 0 t Câu 97: Cho phản ứng hoá hợp: nMgO + mP2O5  X. Trong X thì Mg chiếm 21,6% khối lượng, công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Hãy chọn công thức phân tử đúng A. Mg3(PO4)2. B. Mg3(PO4)3. C. Mg2P4O7. D. Mg2P2O7. Câu 98: Khi cho kim loại Ca vào các chất dưới đây, trường hợp nào không có phản ứng của Ca với nước ? A. dung dịch CuSO4 vừa đủ. B. dung dịch HCl vừa đủ. C. dung dịch NaOH vừa đủ. D. H2O. Câu 99: Điều nào sau đây không đúng với canxi ? A. Nguyên tử Ca bị oxi hóa khi Ca tác dụng với H2O. B. Ion Ca2+ bị khử khi điện phân CaCl2 nóng chảy. C. Nguyên tử Ca bị khử khi Ca tác dụng với H2. D. Ion Ca2+ không bị oxi hóa hay bị khử khi Ca(OH)2 tác dụng với HCl. Câu 100: Cho Ca vào dung dịch Na2CO3. A. Ca khử Na+ thành Na, dung dịch xuất hiện kết tủa trắng CaCO3. B. Ca tác dụng với nước, đồng thời dung dịch đục do Ca(OH)2 ít tan. C. Ca tan trong nước sủi bọt khí H2, dung dịch xuất hiện kết tủa trắng CaCO3. Trung Tâm Thầy Nguyễn Bá Tuấn Học off địa chỉ : 3B2- Ngõ 09 - Lê Đức Thọ - Hà Nộ, Gần đại học Thương Mại Hà Nội - Trang | 9 - Trịnh xuân Đảm SĐT: 01678774916 https://www.facebook.com/trinhxuan.dam D. Ca khử Na+ thành Na, Na tác dụng với nước tạo H2 bay hơi, dung dịch xuất hiện kết tủa trắng. Câu 101: Cho Bari vào nước được dung dịch A. Cho lượng dư dung dịch Na2CO3 và dung dịch A rồi dẫn tiếp luồng khí CO2 vào đến dư. Hiện tượng nào đúng trong số các hiện tượng sau ? A. Sủi bọt khí, xuất hiện kết tủa trắng rồi tan. B. Bari tan, xuất hiện kết tủa trắng, rối tan. C. Bari tan, sủi bọt khí hiđro, đồng thời xuất hiện kết tủa trắng. D. Bari tan, sủi bọt khí hiđro, xuất hiện kết tủa trắng, rồi tan. Câu 102: Ở điều kiện thường, những kim loại phản ứng được với nước là A. Mg, Sr, Ba. B. Sr, Ca, Ba. C. Ba, Mg, Ca. D. Ca, Be, Sr. Câu 103: Kim loại kiềm thổ được điều chế bằng phương pháp điện phân A. nóng chảy M(OH)2. B. dung dịch MCl2. C. nóng chảy MO. D. nóng chảy MCl2. Câu 104: Mô tả ứng dụng của Mg nào dưới đây không đúng ? A. Dùng chế tạo hợp kim nhẹ cho công nghiệp sản xuất ôtô, máy bay. B. Dùng chế tạo dây dẫn điện. C. Dùng trong các quá trình tổng hợp hữu cơ. D. Dùng để tạo chất chiếu sáng. Câu 105: Cho các chất sau đây : Cl2, Na2CO3, CO2, HCl, NaHCO3, H2SO4 loãng, NaCl, Ba(HCO3)2, NaHSO4, NH4Cl, MgCO3, SO2. Dung dịch Ca(OH)2 tác dụng được với bao nhiêu chất ? A. 11. B. 12. C. 10. D. 9. Câu 106: Điều nào sai khi nói về CaCO3 A. Là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước. B. Không bị nhiệt phân hủy. C. Bị nhiệt phân hủy tạo ra CaO và CO2. D. Tan trong nước có chứa khí cacbonic. Câu 107: Vôi sống khi sản xuất phải được bảo quản trong bao kín. Nếu không để lâu ngày vôi sẽ hóa đá. Phản ứng nào sau đây giải thích hiện tượng vôi sống hóa đá ? A. Ca(OH)2 + CO2  CaCO3 + H2O. B. Ca(OH)2 + Na2CO3  CaCO3 + 2NaOH. C. CaO + CO2  CaCO3. D. Tất cả các phản ứng trên. Câu 108: Hãy chọn phản ứng giải thích sự xâm thực của nước mưa với đá vôi và sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động A. Do phản ứng của CO2 trong không khí với CaO thành CaCO3. B. Do CaO tác dụng với SO2 và O2 tạo thành CaSO4. C. Do sự phân huỷ Ca(HCO3)2  CaCO3 + H2O + CO2 . D. Do quá trình: CaCO3 + H2O + CO2  Ca(HCO3)2 xảy ra trong 1 thời gian rất lâu. Câu 109: Có năm dung dịch đựng riêng biệt trong năm ống nghiệm: (NH4)2SO4, FeCl2, Cr(NO3)3, K2CO3, Al(NO3)3. Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào năm dung dịch trên. Sau khi phản ứng kết thúc, số ống nghiệm có kết tủa là A. 3. B. 5. C. 2. D. 4. Câu 110: Hiện tượng xảy ra khi sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch hỗn hợp NaOH và Ba(OH)2 là: A. Dung dịch vẩn đục, độ đục tăng dần đến cực đại và không đổi một thời gian sau đó giảm Trung Tâm Thầy Nguyễn Bá Tuấn Học off địa chỉ : 3B2- Ngõ 09 - Lê Đức Thọ - Hà Nộ, Gần đại học Thương Mại Hà Nội - Trang | 10 -