Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 9: Axit nitric - Muối nitrat

 

A. AXIT NITRIC

1. Cấu tạo

- Trong hợp chất HNO3, nguyên tố nitơ có số oxi hóa cao nhất là +5

2. Tính chất vật lí

- Axit nitric tinh khiết là chất lỏng không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm. Axit HNO3 tan trong nước theo bất kì tỉ lệ nào.

3. Tính chất hóa học

a. Tính axit

- Axit nitric là một trong các axit mạnh: làm quỳ tím hóa đỏ, tác dụng với bazơ và oxit bazơ, tác dụng với muối của axit yếu.

b. Tính oxi hóa

* Tác dụng với kim loại

- Axit nitric oxi hóa được hầu hết các kim loại, kể cả các kim loại có tính khử yếu như Cu, Ag… trừ Pt, Au.

- Đối với HNO3 đặc thì sản phẩm khử là NO2, còn dung dịch loãng thì tạo thành NO.

            Fe  +  6HNO3 đặc, nóng →  Fe(NO3)3  +  3NO2↑ + H2O

            Cu  + 4HNO3 đặc →  Cu(NO3)2  +  2NO2↑  + 2H2O

- Với các kim loại có tính khử mạnh như Mg, Al, Zn… khi tác dụng với HNO3 loãng thì có thể khử đến N2O, N2 hoặc NH4NO3.

- Các kim loại như Cr, Fe, Al bị thụ động hóa trong HNO3 đặc, nguội.

* Tác dụng với phi kim

- Khi đun nóng, HNO3 đặc có thể oxi hóa được với các phi kim như C, S…

            S + 6HNO3 đặc → H2SO4 + 6NO2↑ + 2H2O

*Tác dụng với hợp chất

- HNO3 đặc oxi hóa được rất nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ. Vải, giấy, mùn cưu…bị bốc cháy khi tiếp xúc với HNO3 đặc.

4. Điều chế

a.Trong phòng thí nghiệm

- Trong phòng thí nghiệm axit HNO3 được điều chế bằng cách cho NaNO3 hoặc KNO3 tinh thể tác dụng với axit H2SO4 đăc, nóng:

           2NaNO3(tt) + H2SO4(đ)  Na2SO4 + 2HNO3

b. Trong công nghiệp

- Quá trình điều chế trong công nghiệp gồm 3 giai đoạn:

           4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O  

           2NO + O2 → 2NO2

           4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3

B. MUỐI NITRAT

-Tất cả các muối nitrat đều tan nhiều trong nước và là chất điện li mạnh.

- Các muối nitrat kém bền với nhiệt, chúng bị phân hủy khi đun nóng.

          + Muối nitrat của các kim loại hoạt động mạnh (kali, natri,…) bị phân hủy thành muối nitrit và oxi.

             2KNO3 → 2KNO2 + O2

         + Muối nitrat của magie, kẽm, sắt, chì, đồng,… bị phân hủy thành oxit kim loại tương ứng, NO2 và O2.

             2Mg(NO3)2 → 2MgO  + O2↑ + 4NO2

         + Muối nitrat của bạc, vàng, thủy ngân,… bị phân hủy thành kim loại tương ứng, khí NO2 và O2.

             2AgNO3  → 2Ag + 2NO2↑ + O2

- Nhận biết ion NO3- bằng cách thêm một ít vụn đồng và dung dịch axit sunfuaric loãng. Hiện tương: vụn đồng tan dần, thu được dung dịch màu xanh, có khí màu nâu đỏ thoát ra.

             3Cu2+ + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO↑ + 4H2O

                                                 (dd màu xanh)

             2NO + O2 → 2NO2

   (khí không màu)      (khí nâu đỏ)

 

                  

Bài tập

Có thể bạn quan tâm