Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 29 : Vùng Tây Nguyên (tiếp theo)

BÀI 29 – VÙNG TÂY NGUYÊN (tiếp theo)

4. Tình phát triển kinh tế

a. Nông nghiệp

- Trồng cây công nghiệp lâu năm là một trong nhiều thế mạnh của Tây Nguyên. Vùng này thích hợp với các loại cây như cà phê, cao su, chè, hồ tiêu,…

+ Cây cà phê là loại cây trồng nhiều nhất tập trung ở tỉnh Đắc Lắk, ngoài ra còn có ở Gia Lai. Đây là loại cây hàng hoá chủ lực của Tây Nguyên và cả nước diện tích và sản lượng ngày càng tăng. Năm 2014, diện tích cà phê chiếm 89,4 %, sản lượng cà phê chiếm 93,0 % so với cả nước.

+ Cây chè: diện tích và sản lượng đứng thứ hai cả nước tập trung chủ yếu ở Lâm Đồng và một ít ở Gia Lai.

- Ngoài ra cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, hoa, rau quả ôn đới và chăn nuôi gia súc lớn cũng được phát triển ở nhiều địa phương.

- Lâm nghiệp là một trong những ngành phát triển mạnh ở Tây Nguyên tập trung ở các tỉnh  Đắc Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai.

Tây Nguyên dẫn đầu cả nước về độ che phủ rừng, chiếm 54,8% năm 2003. Lâm nghiệp phát triển theo hướng khai thác rừng tự nhiên kết hợp với trồng mới khoanh nuôi, giao khoáng bảo vệ và gắn khai thác với chế biến.

b. Công nghiệp

- Giá trị sản suất công nghiệp ở Tây Nguyên tăng khá nhanh qua các năm nhưng chiếm tỉ trọng thấp so với cả nước.

Bảng số liệu về giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Tây Nguyên và cả nước qua các năm (Đơn vị: nghìn tỉ đồng)

Vùng

2005

2010

2011

2012

2013

Cả nước

988,5

2963,5

3695,1

4506,8

5469,1

Tây Nguyên

7,2

22,7

28,8

31,1

36,8

- Các ngành công nghiệp trọng điểm gồm chế biến nông, lâm tập trung ở các thành phố: Buôn MaThuột, Đà Lạt, Plây-ku.

- Thủy điện: Yaly trên sông Xê-xan, Đrây Hinh và một số nhà thuỷ điện đang được xây dựng.

- Việc phát triển thuỷ điện có ý nghĩa rất quan trọng :

+ Khai thác thế mạnh thuỷ năng của vùng

+ Cung cấp năng lượng cho vùng và hoà chung lưới điện quốc gia.

+ Cung cấp nguồn nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là cây công nghiệp, cây lương thực và sinh hoạt, điều này rất quan trọng cho Tây Nguyên - một vùng rất thiếu nước do mùa khô kéo dài.

+ Phát triển thuỷ điện ở Tây Nguyên đồng nghĩa với việc thúc đẩy phát triển và bảo vệ rừng góp phần ổn định nguồn sinh thuỷ các dòng sông chảy về các vùng lân cận, đảm bảo nguồn nước cho các nhà máy thuỷ điện: Trị An , Thác Mơ, Vĩnh Sơn, Sông Hinh, Đa Nhim. Đồng thời đảm bảo nước tưới sinh hoạt cho nhân dân các vùng.

- Việc xây dựng thuỷ điện mở đầu cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng của Tây Nguyên.

c. Dịch vụ

- Phát triển nhất là xuất khẩu nông lâm sản: Tây Nguyên đứng sau Đồng bằng sông Cửu Long về xuất khẩu nông sản nhưng đướng đầu cả nước về xuất khẩu cà phê và gỗ.

- Du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái và du lịch văn hoá. Trung tâm du lịch là Đà Lạt.

5. Các trung tâm kinh tế

- Thành phố Buôn Ma Thuột: Trung tâm công nghiệp, đào tạo và nghiên cứu khoa học của Tây Nguyên.

- Thành phố Đà Lạt: Trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học đào tạo, sản xuất hoa quả.

- Thành phố Plây-ku: Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, đồng thời là trung tâm thương mại, du lịch.

Bài tập

Có thể bạn quan tâm



Có thể bạn quan tâm