Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 28 : Vùng Tây Nguyên

BÀI 28. VÙNG TÂY NGUYÊN

1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ 

- Diện tích 54 475 km2, gồm 5 tỉnh, nằm trên cao nguyên của Trường Sơn Nam, không giáp biển nhưng có mối quan hệ bền chặt với Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ, là ngã ba biên giới giữa Việt Nam, Lào và Cam – Pu – Chia.

- Thuận lợi giao lưu kinh tế – xã hội với các vùng trong nước và các nước tiểu vùng sông Mê Công.

- Rất quan trọng về an ninh quốc phòng.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

a. Địa hình 

- Cao, được ví như mái nhà của bán đảo Đông Dương bao gồm cáo cao nguyên xếp tầng có độ cao trung bình từ 600 - 800 m so với mực nước biển

- Tây Nguyên nằm về phía Tây của dãy Trường Sơn Nam, bề mặt địa hình dốc thoải dần từ Đông sang Tây, là nơi bắt nguồn của nhiều dòng sông chảy về các vùng lân cận, do đó dọc theo dòng chảy ta thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng đầu nguồn.

b. Khí hậu 

Khí hậu cận xích đạo có hai mùa mưa và khô rõ rệt.

Do chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa Tây Nam nên Tây nguyên có mùa hè, thu mưa khá đều đặn, thời tiết dễ chịu; mùa đông, xuân hầu như không có mưa, mùa khô hạn gay gắt do chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc ở Đông Trường Sơn.

Tây Nguyên có nền nhiệt độ trung bình khoảng 200C sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm khá lớn, những nơi có địa hình cao thời tiết mát m .

c. Các nguồn tài nguyên 

- Đất badan : chiếm 2/3 diện tích đất badan của cả nước, rất thích hợp cho việc trồng các cây công nghiệp dài ngày và một số loại cây ăn quả tập trung chủ yếu ở các cao nguyên Đắt Lăk, Mơ Nông, Plây ku , Di Linh

- Rừng: diện tích và trữ lượng đứng đầu cả nước (gần 3triệu ha, chiếm 29,3% diện tích rừng cả nước).

- Khoáng sản: bôxít khoảng hơn 3 tỉ tấn có trữ lượng đứng đầu cả nước tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đắc Nông, Đắc Lắk, Gia Lai, Kom Tum.

- Thuỷ năng sông suối khá dồi dào chỉ đứng sau vùng Tây Bắc,chiếm khoảng 21% trữ năng thuỷ điện của cả nước.

- Du lịch là thế mạnh của vùng đặc biệt là du lịch sinh thái với nhiều cảnh đẹp, sự đa dạng sinh học, khí hậu mát mẻ.

* Khó khăn 

- Mùa khô kéo dài khốc liệt, rừng thiếu nước nghiêm trọng .

- Mất rừng do làm rẫy trồng cà phê, cháy rừng, săn bắn bừa bãi động vật hoang dã. Làm cho diện tích đồi trọc ngày càng nhiều, đất bị thoái hoá nghiêm trọng, nhiều loại thú quý hiếm và các lâm sản đặc hữu bị giảm sút hoặc tuyệt chủng.

3. Đặc diểm dân cư xã hội

- Đây là vùng có dân số ít, mật độ thấp và phân bố không đều.

- Dân tộc ít người chiếm khoảng 30% tạo ra bức tranh văn hóa dân tộc phong phú và có nhiều nét đặc thù.

- Người dân có truyền thống đoàn kết, đấu tranh Cách mạng kiên cường.

- Trên nhiều chỉ tiêu phát triển dân cư xã hội, Tây Nguyên vẫn còn là vùng khó khăn của đất nước

Tiêu chí

Đơn vị

Năm

Tây Nguyên

Cả nước

Mật độ dân số

Người/km2

2014

101

274

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên

%

2014

1,28

1,03

Tỉ lệ hộ nghèo

%

2014

10,22

5,97

Thu nhập bình quân đầu nguời/tháng

Nghìn đồng

2012

1643,3

1999,8

Tỉ lệ nguời lớn biết chữ

%

2009

88,7

94,0

Tuổi thọ trung bình

Năm

2009

69,9

72,8

Tỉ lệ dân số thành thị

%

2014

29

33,1

Hiện nay Đảng và nhà nước đã làm nhiều việc để phát triển Tây Nguyên tương xứng với tầm quan trọng về chiến lược và tài nguyên phong phú của vùng như: Xây dựng Thuỷ điện Yaly, nâng cấp và xây dựng tuyến đường Hồ Chí Minh, áp dụng các phương thức sản xuất mới: thâm canh, định canh, định cư, tiếp nhận nền văn hoá mới và bảo tồn nền văn hoá cũ của Tây Nguyên.

Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Tây Nguyên hiện nay là đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường đầu tư đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo từng bước cải thiện đời sống nhân dân, ngăn chặn nạn phá rừng, bảo vệ động vật hoang dã .

 

Bài tập

Có thể bạn quan tâm



Có thể bạn quan tâm