Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 20 : Hơi nước trong không khí - Mưa

BÀI 20: HƠI NƯỚC TRONG KHÔNG KHÍ, MƯA

 1. Hơi nước và độ ẩm của không khí

- Không khí bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định tạo nên độ ẩm không khí.
- Đo độ ẩm không khí được đo bằng ẩm kế.

Lượng hơi nước tối đa trong không khí

Nhiệt độ 

(oC)

Lượng hơi nước

(g/m3)

0

10

20

30

2

5

17

30


- Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí: nhiệt độ không khí càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều nên độ ẩm càng cao.
- Tuy nhiên sức chứa của không khí cũng có hạn. Khi không khí đã chứa được lượng hơi nước tối đa, ta nói: không khí đã bão hoà hơi nước.
- Không khí đã bão hoà, mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước hoặc bị lạnh đi do bốc lên cao, hay do tiếp xúc với một khối khí lạnh thì hơi nước trong không khí sẽ đọng lại thành hạt nước → Sự ngưng tụ.
- Hơi nước trong không khí khi ngưng tụ, có thể sinh ra các hiện tượng: sương, mây, mưa,..

2. Mưa và sự phân bố lượng mưa trên trái đất

* Quá trình tạo thành mây, mưa
Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước to dần rồi rơi xuống đất thành mưa.

a) Tính lượng mưa trung bình của một địa phương

- Đo lượng mưa bằng thùng đo mưa (vũ kế)
- Tính lượng mưa trong tháng: Cộng tất cả lượng mưa các ngày trong tháng.
- Tính lượng mưa trong năm: Cộng toàn bộ lượng mưa trong cả 12 tháng lại.
- Nếu lấy lượng mưa nhiều năm của một địa phương cộng lại, rồi chia cho số năm, ta sẽ có lượng mưa trung bình năm của địa phương.

b) Sự phân bố lượng mưa trên thế giới
- Phân bố không đồng đều.
- Mưa nhiều ở vùng xích đạo 
- Mưa ít ở vùng cực và gần cực

 

Bài tập

Có thể bạn quan tâm