Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 13 : Địa hình bề mặt Trái đất

BÀI 13 : ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

1. Núi và độ cao của núi

a. Khái niệm

- Núi là một dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất

- Độ cao thường trên 500 m so với mực nước biển

b. Bộ phận 

- Có 3 bộ phận : Đỉnh (nhọn), sườn (dốc), chân núi (chỗ tiếp giáp mặt đất)

c. Phân loại núi 

- Núi thấp: Dưới 1000m

- Núi trung bình: từ 1000m - 2000m

- Núi cao: Từ 2000m trở lên

* Độ cao tương đối : Đo từ điểm thấp nhất đến đỉnh núi

* Độ cao tuyệt đối : Đo từ mực nước biển lên đỉnh núi

2. Núi già, núi trẻ

 

 

 

a. Núi trẻ 

* Đặc điểm hình thái 

- Độ cao lớn do ít bị bào mòn

- Đỉnh cao, sườn dốc, thung lũng sâu

* Thời gian hình thành 

- Cách đây vài chục triệu năm

* Một số dãy núi điển hình

- Dãy Anpơ (Châu Âu)

- Dãy Himalaya (Châu Á)

- Dãy Anđét ( Châu Mĩ)

b. Núi già 

* Đặc điểm hình thái 

- Độ cao thường không lớn do bị bào mòn nhiều

- Dáng mềm, đỉnh tròn, sườn thoai thoải, thung lũng rộng

* Thời gian hình thành 

- Cách đây hàng trăm triệu năm

* Một số dãy núi điển hình

- Dãy Uran

- Dãy Xcandinavi

- Dãy Apalat

3. Địa hình cacxtơ và các hang động

- Là loại hình đặc biệt của vùng đá vôi

- Các ngọn núi ở đây lởm chởm, sắc nhọn

- Giá trị :

          + Hang động đẹp phát triển du lịch

          + Đá vôi cung cấp vật liệu xây dựng

 

Bài tập

Có thể bạn quan tâm