Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi thử THPTQG 2021 lần 3 môn Hóa - thầy Phạm Minh Thuận

914f9f62e883d76e2f077af5bcb2d9b5
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 23 tháng 1 2021 lúc 5:11:37 | Được cập nhật: 30 tháng 4 lúc 15:46:09 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 893 | Lượt Download: 54 | File size: 0.26333 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

À‘‘à
2K3
THAM GIA HỌC SỚM VỚI THẦY ĐỂ 8+ HÓA

PHẠM HÔI NÁCH
KHÔNG XEM SIẾC
(Đề có 5 trang)

ĐĂNG KÍ HỌC EM INBOX FB THẦY

ĐỀ THI THỬ THPTQG LẦN 3 - KHÓA 2K3
Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn thi thành phần: HOÁ HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Mã đề thi 069
Họ, tên thí sinh: .....................................................................
Số báo danh: ..........................................................................
* Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca
= 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.
* Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn, giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước.

Câu 41: Phân lân cung cấp nguyên tố gì cho cây trông?
A. Kali.
B. Lưu huỳnh.
C. Photpho.
D. Nitơ.
Câu 42: Vào mùa lũ, để có nước sử dụng, dân cư ở một số vùng thường sử dụng chất X (có công
thức K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) để làm trong nước. Chất X được gọi là
A. phèn chua.
B. vôi sống.
C. thạch cao.
D. muối ăn.
Câu 43: Kim loại nào sau đây deo nhất
A. Ag.
B. Cu.
C. Au.
D. Al.
Câu 44: Monome nào sau đây không có phản ứng trùng hợp?
A. CH2=CH2.
B. CH2=CH-CH3.
C. CH2=CHCl.
D. CH3-CH3.
Câu 45: Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện với chất khử là CO?
A. K.
B. Na.
C. Fe.
D. Ca.
Câu 46: Đun nước cứng lâu ngày, trong ấm nước xuất hiện một lớp cặn. Thành phần chính của
lớp cặn đó là
A. CaCl2.
B. CaCO3.
C. Na2CO3.
D. CaO.
Câu 47: Chất không có phản ứng thủy phân là
A. Glucozơ.
B. Tinh bột.
C. Xenlulozơ.
D. Saccarozơ.
Câu 48: Trong phòng thí nghiệm, kim loại Na được bảo quản bằng cách ngâm trong chất lỏng
nào sau đây?
A. Nước.
B. Dầu hỏa.
C. Giấm ăn.
D. Ancol etylic.
Câu 49: Trong môi trường kiềm, protein có phản ứng màu biure với
A. NaCl.
B. Mg(OH)2.
C. Cu(OH)2.
D. KCl.
Câu 50: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. Na2CO3.
B. Al(OH)3.
C. AlCl3.
D. NaNO3.
Câu 51: Kim loại nào sau đây có tính khử yếu nhất?
A. Ag.
B. Na.
C. Al.
D. Fe.
Câu 52: Chất béo là trieste của axit béo với
A. metanol.
B. glixerol.
C. etilen glycol.
D. etanol.
Câu 53: Este nào sau đây tác dụng với NaOH thu được anđehit axetic?
A. CH3COOCH3.
B. CH3COOCH=CH2.
C. CH2=CHCOOCH3.
D. HCOOCH2CH=CH2.

Thầy phạm Minh Thuận

Sống là để dạy hết mình

1

À‘‘à
2K3
THAM GIA HỌC SỚM VỚI THẦY ĐỂ 8+ HÓA

ĐĂNG KÍ HỌC EM INBOX FB THẦY

Câu 54: Rót 1 - 2 ml dung dịch chất X đậm đặc vào ống nghiệm đựng 1 - 2 ml dung dịch Na2CO3.
Đưa que diêm đang cháy vào miệng ống nghiệm thì que diêm tắt. Chất X là
A. Ancol etylic.
B. Anđehit axetic.
C. Axit axetic.
D. Phenol.
Câu 55: Cho hỗn hợp gồm 5,6 gam Fe và 6,4 gam Cu vào dung dịch H2SO4 loãng, dư. Phản ứng
xong, thu được V lít (đktc) khí H2. Giá trị của V là
A. 4,48.
B. 1,12.
C. 3,36.
D. 2,24.
Câu 56: Dùng Al dư khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2O3 thành Fe bằng phản ứng nhiệt nhôm. Khối
lượng Fe thu được là
A. 1,68.
B. 2,80.
C. 3,36.
D. 0,84.
Câu 57: Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong cây mía, củ
cải đường và hoa thốt nốt. Trong công nghiệp, X được chuyển hóa thành chất Y dùng để tráng
gương, tráng ruột phích. Tên gọi của X và Y lần lượt là
A. Glucozơ và saccarozơ.
B. Saccarozơ và sobitol.
C. Glucozơ và fructozơ.
D. Saccarozơ và glucozơ.
Câu 58: Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là H+ + OH → H2O?
A. CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O.
B. NaOH + HCl → NaCl + H2O.
C. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O.
D. Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O.
Câu 59: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở điều kiện thường, anilin là chất khí.
B. Phân tử Gly-Ala-Gly có 4 nguyên tử oxi.
C. Dung dịch valin làm quỳ tím hoá đỏ.
D. Các amin đều có số nguyên tử hiđro lẻ.
Câu 60: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl3.
(b) Để miếng tôn (sắt tráng kẽm) trong không khí ẩm.
(c) Nhúng thanh kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4.
(d) Đốt sợi dây sắt trong bình đựng khí oxi.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hoá là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 61: Cho 7,5 gam amino axit X (công thức có dạng H2NCnH2nCOOH) tác dụng hết với dung
dịch HCl dư, thu được 11,15 gam muối. Số nguyên tử hiđro trong phân tử X là
A. 7.
B. 5.
C. 9.
D. 11.
Câu 62: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?
A. Cho kim loại Fe vào dung dịch HNO3.
B. Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3.
C. Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl.
D. Sục khí Cl2 vào dung dịch Fe2(SO4)3.
Câu 63: Cho 90 gam glucozơ lên men rượu với hiệu suất 80%, thu được m gam C2H5OH. Giá trị
của m là
A. 36,8.
B. 18,4.
C. 23,0.
D. 46,0.
Câu 64: Cho các polime: poli(vinyl clorua), polietilen, policaproamit, tơ nilon-7, xenlulozơ
triaxetat và cao su buna-N. Số polime thuộc loại chất dẻo là
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 1.

Thầy phạm Minh Thuận

Sống là để dạy hết mình

2

À‘‘à
2K3
THAM GIA HỌC SỚM VỚI THẦY ĐỂ 8+ HÓA

ĐĂNG KÍ HỌC EM INBOX FB THẦY

Câu 65: Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol, natri stearat
và natri oleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 3,22 mol O2 thu được H2O và 2,28 mol
CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,04.
B. 0,08.
C. 0,2.
D. 0,16.
Câu 66: Hỗn hợp X gồm KHCO3 và Na2CO3. Cho m gam X tác dụng với dung dịch Ca(OH)2
dư, thu được 0,12 mol kết tủa. Mặt khác, 2m gam tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được V
lít khí. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 3,584.
B. 1,792.
C. 2,688.
D. 5,376.
Câu 67: Đun nóng hỗn hợp X gồm 0,1 mol etilen; 0,1 mol vinylaxetilen và 0,3 mol hiđro với xúc
tác Ni một thời gian, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với hiđro bằng 10,75. Cho toàn bộ Y vào
dung dịch brom dư thấy có tối đa a mol brom phản ứng. Giá trị của a là
A. 0,3.
B. 0,2.
C. 0,4.
D. 0,05.
Câu 68: (Sở Bắc Giang lần 1 2019 mã 202) Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
o

t , chaâ n khoâ ng
 HCl
T
X 
 Y 
 Z 
 X. Cho các chất: Fe(OH)2, Mg(OH)2, CaCO3, Fe(NO3)3. Số

chất có thể thỏa mãn X trong sơ đồ trên là
A. 2.
B. 1.
C. 3.
Câu 69: Cho sơ đồ các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
t
(a) X + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O 
 X1 + 4Ag + 4NH4NO3
 X2 + 2NH3 + 2H2O
(b) X1 + 2NaOH 
(c) X2 + 2HCl 
 X3 + 2NaCl

D. 4.

o

o

H SO ñaë c, t

 X4 + H2O
(d) X3 + C2H5OH 

2

4

Biết X4 là hợp chất hữu cơ no, mạch hở, chỉ chứa một loại nhóm chức. Khi đốt cháy hoàn toàn
X2, sản phẩm thu được chỉ gồm CO2 và Na2CO3. Phân tử khối của X4 là
A. 146.
B. 138.
C. 90.
D. 118.
Câu 70: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Đun nóng nước cứng tạm thời.
(b) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp.
(c) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
(d) Nung nóng KMnO4.
(e) Nhúng thanh Zn vào dung dịch hỗn hợp gồm CuSO4 và H2SO4 loãng.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm sinh ra chất khí là
A. 5.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 71: Cho các phát biểu sau:
(a) Thủy tinh hữu cơ (plexiglas) được ứng dụng làm cửa kính ô tô.
(b) Quá trình làm rượu vang từ quả nho xảy ra phản ứng lên men rượu của glucozơ.
(c) Khi ngâm trong nước xà phòng có tính kiềm, vải lụa làm từ tơ tằm sẽ nhanh hỏng.
(d) Khi rớt axit sunfuric đặc vào vải cotton (sợi bông) thì chỗ vải đó bị đen rồi thủng.
(e) Dầu mỡ động thực vật bị ôi thiu do liên kết C=C của chất béo bị oxi hóa.
Số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 5.
C. 4.
D. 3.

Thầy phạm Minh Thuận

Sống là để dạy hết mình

3

À‘‘à
2K3
THAM GIA HỌC SỚM VỚI THẦY ĐỂ 8+ HÓA

ĐĂNG KÍ HỌC EM INBOX FB THẦY

Câu 72: Cho dung dịch X gồm Al2(SO4)3, H2SO4 và HCl. Cho dung dịch NaOH 0,1M vào dung
dịch X, kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị sau:

Giá trị của V và a lần lượt là
A. 3,4 và 0,08.
B. 2,5 và 0,07.

C. 3,4 và 0,07.

D. 2,5 và 0,08.

Câu 73: Đốt cháy một lượng peptit X được tạo bởi từ amino axit no chứa 1 nhóm -NH2 và 1
nhóm -COOH cần dùng 0,675 mol O2, thu được N2; H2O và 0,5 mol CO2. Đun nóng m gam hỗn
hợp E chứa ba peptit X, Y, Z đều mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng 1: 4: 2 với 450 ml dung dịch
NaOH 1M (vừa đủ). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 48,27 gam hỗn hợp chỉ chứa 2
muối. Biết tông số liên kết peptit trong E bằng 16. Giá trị của m gần nhất là
A. 31,63.
B. 36,03.
C. 32,12.
D. 31,83.
Câu 74: Cho 14,35 gam muối MSO4.nH2O vào 300 ml dung dịch NaCl 0,6M thu được dung dịch
X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện
không đôi trong thời gian t giây, thấy khối lượng catot tăng m gam; đồng thời ở anot thu được 0,1
mol khí. Nếu thời gian điện phân là 2t giây, tông thể tích khí thoát ra ở 2 cực là 7,28 lít (đktc).
Giả sử hiệu suất của phản ứng điện phân là 100% và các khí sinh ra không hoà tan được trong
nước. Giá trị của m là
A. 7,15.
B. 7,04.
C. 3,25.
D. 3,20.
Câu 75: Hòa tan hoàn toàn m gam Fe bằng dung dịch HNO3, thu được dung dịch X và 1,12 lít
NO (đktc). Thêm dung dịch chứa 0,1 mol HCl vào X thì thấy khí NO tiếp tục thoát ra và thu
được dung dịch Y. Để phản ứng hết với các chất trong dung dịch Y cần 115 ml dung dịch
NaOH 2M. Giá trị của m là
A. 3,36.
B. 3,92.
C. 3,08.
D. 2,8.
Câu 76: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt trong bình kín,
không có không khí, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung
dịch Y, chất rắn không tan Z và 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Sục khí CO2 dư vào Y, thu được 8,58
gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dung dịch H2SO4, thu được dung dịch chứa 20,76 gam muối
sunfat và 3,472 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá
trị của m là
A. 6,80.
B. 6,96.
C. 8,04.
D. 7,28.

Thầy phạm Minh Thuận

Sống là để dạy hết mình

4

À‘‘à
2K3
THAM GIA HỌC SỚM VỚI THẦY ĐỂ 8+ HÓA

ĐĂNG KÍ HỌC EM INBOX FB THẦY

Câu 77: Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa tristearin theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam tristearin và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH nồng độ 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh, thỉnh
thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đôi.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội.
Cho các phát biểu sau:
(1) Sau bước 3, hỗn hợp tách thành hai lớp: phía trên là chất rắn màu trắng, phía dưới là
chất lỏng.
(1) Sau bước 2, thu được chất lỏng đồng nhất.
(3) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl là làm tăng tốc độ cho phản ứng xà
phòng hóa.
(4) Phần chất lỏng sau khi tách hết xà phòng hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh
lam.
(5) Trong công nghiệp, người ta sử dụng phản ứng này để điều chế xà phòng và glixerol.
Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.
Câu 78: Chất X (CnH2n+4O4N2) là muối amoni của axit cacboxylic đa chức, chất Y (CmH2m+4O2N2)
là muối amoni của một amino axit. Cho m gam E gồm X và Y (có tỉ lệ mol tương ứng là 7 : 3) tác
dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, thu được 0,17 mol etylamin và 15,09 gam hỗn
hợp muối. Phần trăm khối lượng của X trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 77.
B. 71.
C. 68.
D. 52.
Câu 79: Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở đều tạo bởi axit cacboxylic với ancol: X (no, đơn chức),
Y (không no, đơn chức, phân tử có hai liên kết pi) và Z (no, hai chức). Cho 0,2 mol E phản ứng
vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 12,88 gam hỗn hợp ba ancol cùng dãy đồng đẳng và 24,28
gam hỗn hợp T gồm ba muối của ba axit cacboxylic. Đốt cháy toàn bộ T cần vừa đủ 0,175 mol
O2, thu được Na2CO3, CO2 và 0,055 mol H2O. Phần trăm khối lượng của X trong E có giá trị gần
nhất với giá trị nào sau đây?
A. 9.
B. 12.
C. 5.
D. 6.
Câu 80: Cho 27,04 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 và Fe(NO3)2 vào dung dịch
chứa 0,88 mol HCl và 0,04 mol HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được
dung dịch Y (không chứa ion NH4+) và 0,12 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và N2O. Cho dung dịch
AgNO3 đến dư vào dung dịch Y, thấy thoát ra 0,02 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất), đồng
thời thu được 133,84 gam kết tủa. Biết tỉ lệ mol của FeO, Fe3O4, Fe2O3 trong X lần lượt là 3 : 2 :
1. Phần trăm số mol của Fe có trong hỗn hợp ban đầu gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 58.
B. 46.
C. 54.
D. 48.
--------------HẾT---------------

Thầy phạm Minh Thuận

Sống là để dạy hết mình

5