Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi thử tốt nghiệp THPTQG môn Ngữ Văn đề số 11 năm 2021

bce8f5c786241a301f37f818498f2926
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 20 tháng 8 2022 lúc 20:54:58 | Được cập nhật: hôm kia lúc 15:08:14 | IP: 251.167.53.79 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 136 | Lượt Download: 2 | File size: 0.016934 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ THI THỬ TN THPT MÔN NGỮ VĂN 2021 – ĐỀ SỐ 11

----------

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

Trước sự hiểm nguy đe dọa về tính mạng và tài sản của nhân dân do bão lũ gây ra trong thời gian qua, cán bộ, chiến sĩ của Đoàn KT- QP 337 đã hành quân về xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, với bao khó khăn, gian khổ, hiểm nguy, sự cố có thể đe dọa tính mạng các đồng chí bất cứ lúc nào. Nhưng cán bộ, chiến sĩ vẫn quyết tâm thực hiện nhiệm vụ, dù phải hy sinh tính mạng cũng không chùn bước, đó chính là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình của Quân đội. (…).

Thiên tai khó định, nguy hiểm khó lường, phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình của Quân đội; phía trước là nhân dân đang gặp gian nguy, người lính Cụ Hồ đã không ngần ngại hy sinh. Chúng ta đã vĩnh viễn mất đi 22 cán bộ, nhân viên, chiến sĩ ưu tú của Quân đội nhân dân Việt Nam; của LLVT Quân khu và Đoàn KT-QP 337. Các đồng chí đã nêu cao tinh thần quả cảm, sẵn sàng đến với đồng bào vùng sâu, vùng xa, nơi biên giới để thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện vô cùng khó khăn, gian khổ, hiểm nguy. Chúng ta đã, đang thực sự sống trong cuộc chiến đấu giữa thời bình, không có tiếng súng nhưng máu của người lính vẫn đổ. Hành động “phía trước là nhân dân” với mệnh lệnh từ trái tim, luôn sẵn sàng có mặt ở nơi hiểm nguy để cứu giúp nhân dân là hành động cao đẹp, thể hiện sâu sắc phẩm chất sáng ngời và bản lĩnh của “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới.

(Trích Điếu văn truy điệu 22 liệt sĩ Đoàn KT-QP 337 Quân khu 4, hy sinh ngày 18/10 trong thực hiện nhiệm vụ giúp dân khắc phục hậu quả mưa lũ tại khu vực huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là gì?

Câu 2. Hình ảnh những người lính quên mình giúp đỡ nhân dân trong mưa lũ được thể hiện qua những từ ngữ nào?

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về mệnh lệnh từ trái tim thôi thúc người lính luôn sẵn sàng có mặt ở nơi hiểm nguy để cứu giúp nhân dân?

Câu 4. Trong những ngày miền Trung đang oằn mình chống bão lũ như hiện nay, “mệnh lệnh trái tim” của anh/chị là gì?

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Từ đoạn trích trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tình người và những tấm gương hi sinh vì đồng bào trong thiên tai ở miền Trung nước ta trong năm vừa qua.

Câu 2. (5.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương

Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút; non Nghiên

Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta...

(Trích Đất Nước, trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.120)

Từ đó, nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hóa dân gian của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.

-------------- HẾT -------------